Ông Già Bến Ngự (Tiểu thuyết lịch sử) - Kỳ 25

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Ông Già Bến Ngự” là Tập X trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Diễn Nghĩa của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.    

Kỳ 25.

Sáng hôm sau, ăn sáng xong, Phan Bội Châu và Lương Ngọc Quyến lại đưa tiễn Phan Chu Trinh ra cảng Kamagawa, nơi cách đây bốn tháng hai người đã đón Phan Chu Trinh. Chia tay, Phan Bội Châu nắm chặt tay Phan Chu Trinh:

-Tiên sinh bảo trong, thượng lộ bình an.

-Tiên sinh bảo trọng và chúc phong trào Đông Du thu được kết quả.

Phan Chu Trinh nắm tay Lương Ngọc Quyến:

-Đa tạ tiên sinh đã giúp giao du với người Nhật trong thời gian qua.

-Không dám, tiên sinh thượng lộ bình an.

-Hai tiên sinh bảo trọng, cáo biệt.

Phan Chu Trinh xuống tàu. Phan Bội Châu và Lương Ngọc Quyến nhìn theo. Hai chí sĩ, hai con đường hoàn toàn khác nhau. Số phận nước nhà như con thuyền chơi vơi trong bão tố. Phan Bội Châu và Lương Ngọc Quyến cùng buông một tiếng thở dài.

Tại Hà Nội, nắm được tin tình báo, Toàn Quyền Đông Dương Broni ngồi ở bàn làm việc, uống cốc rượu vang thượng hạng. Uống xong, Toàn quyền đặt ly xuống, cầm bản báo cáo danh sách những người tham gia vào Duy Tân Hội và những người tham gia phong trào Đông du đi Nhật Bản học tập. Hai con mắt xanh lè của toàn quyền chăm chú đọc:

         “Danh sách những người tham gia Duy Tân Hội và Đông du” (Không đầy đủ):

1.Tỉnh Vĩnh Long 24 người: Trần Văn An, Lâm Bình, Hoàng Văn Cát, Lâm Cần, Nguyễn Xương Chi, Hoàng Công Đán, Trần Văn Định, Hoàng Vĩ Hùng, Hoàng Hưng, Lưu Do Hưng, Lý Liễu, Bùi Mộng, Trần Ngọc, Bùi Chí Nhuận, Trần Chí Quân, Phạm Văn Tâm, Đặng Bỉnh Thành, Trần Văn Thư, Nguyễn Truyện, Trương Duy Toán, Lâm Tý, Hoàng Hữu Văn và Nguyễn Thị Xuyến.

2.Tỉnh Thanh Hóa 5 người: Nguyễn Thái Bạt, Phan Thúc Cảnh, Hoàng Xuân Viễn, Nguyễn Son Sơn, Lê Khiết.

3, Hà Nội 5 người: Cao Trúc Hải, Vũ Mẫn Kiên, Nguyễn Hải Thần, Hoàng Đình Tuân và Phạm Chấn Yêm.

4. Tỉnh Đồng Tháp 8 người: Lưu Quang Bật, Nguyễn Quang Diêu, Lê Chánh Đáng, Lê Văn Mỹ, Lê Văn Sao, Phạm Nhân Thu, Đỗ Văn Y và Lý Tử Yên.

5. Tỉnh Nghệ An 33 người: Phan Bội Châu, Lê Hồng Chung, Trần Hữu Công, Lê Duật, Lưu Yến Đan, Nguyễn Điền, Nguyễn Mậu Đơn, Lê Kim Hanh, Lê Khanh, Bùi Trọng Kiên, Đặng Tử Kính, Hồ Học Lãm, Đặng Thái Thân, Hồ Vĩnh Long, Bùi Chính Lộ, Trần Hữu Lực, Phan Lại Lương, Hoàng Trọng Mậu, Bùi Chí Nhuận, Trần Đông Phong, Đặng Ngọ Sinh, Lê Kim Thanh, Phan Thuật, Lê Cầu Tinh, Phạm Văn Tỉnh, Đào Văn Trình, Lưu Song Tử, Lê Tương, Bùi Danh Võ, Đặng Tử Võ, Bùi Xuân Xoan, Lê Quý Thuận và Trần Thị Trâm.

6.Tỉnh Hà Đông 5 người: Nguyễn Điền, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Siêu, Lương Nghị Khanh và Lương Lập Nham (Lương Ngọc Quyễn).

7. Tỉnh Trà Vinh 2 người: Hương Cao Ngô, Hương Điền Thiên.

8. Tỉnh Hà Tĩnh 13 người: Mai Lão Bạng, Nguyễn Hữu Chương,Trần Sĩ Dực, Phạm Văn Đan, Phan Doãn Lược, Lý Trọng Mậu, Phán Bá Ngọc, Phạm Dương Nhân, Hoàng Lợi Tân, Đinh Doãn Tế, Nguyễn Tiêu Thiên, Hoàng Văn Tiếu và Lê Võ.

9. Tỉnh Nam Định 8 người: Đặng Hữu Bằng, Đặng Xung Hồng, Đặng Quốc Kiều, Đặng Ngô Lân, Đặng Tử Mẫn, Lâm Đức Mậu, Đặng Hồng Phấn và Nguyễn Xuân Thức.

10. Tỉnh Cần Thơ 2 người: Nguyễn Như Bích, Châu Văn Quý.

11. Huế 3 người: Cường Để, Lưu Ấm Sinh, Lê Thị Đàm (Ấu Triệu).

12. Tỉnh Thái Bình 1 người: Ngô Quang Đoan.

13. Tỉnh Kiên Giang 4 người: Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Thần Hiến, Trần Văn Tuyết, Trung Nguyệt (nữ).

14Tỉnh Quảng Nam 8 người: Lê Cơ, Lê Quyên, Lê Dư, Lê Ngọc Liên, Lê Liễn, Lê Bá Trác, Tiểu La Nguyễn Thành, Hoàng Thị Tòng.

15. Tỉnh Bắc Ninh 3 người: Đàm Kỳ Sinh, Lý Văn Sơn, Dương Tự Nguyện,

16: Sài Gòn 3 người: Cao Hải, Phan Ngọc Tuyết, Nguyễn Hảo Vĩnh.

17. Tỉnh Quảng Ngãi 3 người: Trần Văn Chiêu, Lưu Khái Hồng, Lâm Quảng Trung.

18. Tỉnh Hưng Yên 1 người: Nguyễn Thuận Tố.

19. Tỉnh Bình Định 1 người: Tăng Bạt Hổ.

20. Tỉnh Mỹ Tho 1 người: Trần Công Huân.

21. Hải Phòng 1 người: Nguyễn Hữu Tuệ.

Ngoài ra một số người nhà chức trách chưa làm rõ được tỉnh nào: Nam Kỳ: Phan Chí Bảo, Nguyễn Điền Chi, Nguyễn Chính Khí, Đinh Hưng Kiêm, Châu Thiếu Lang, Lưu Văn Lý, Hoàng Quốc Quang, Vũ Vương Tá. Ở Trung Kỳ có Trần Đông, Trương Hưng, Phùng Khắc Khoan. Ở Bắc Kỳ  có Phan Thế Mỹ, Hà Dương Nghiêu, Hà Vương Nguyên, Chung Hạo Sinh, Lê Ấp Tốn, Phan Quốc Trinh và Trương Quốc Uy. Một người không rõ ở kỳ nào: Bùi Thị Cẩm. Toàn quyền Đông Dương gọi điện cho Khâm sứ Trung Kỳ, Thông sứ Bắc Kỳ, Thống đốc Nam Kỳ:

-A lô, tôi Toàn quyền Đông Dương Broni đây, cho tôi gặp ngài Khâm sử Trung Kỳ.

-Dạ, xin chào ngài Toàn quyền, tôi Khâm sứ Trung Kỳ đây ạ.

-Ngài làm ăn kiểu gì mà ở xứ Trung kỳ của ngài đã ra đời một hội kín gọi là Duy Tân Hội với mục đích là lật đổ nền thống trị của Pháp ở Đông Dương. Hội này đang truyền bá một tài liệu là “Việt Nam vong quốc sử” do Chủ tịch hội là Phan Bội Châu viết, kêu gọi thanh niên đi du học ở Nhật Bản gọi là phong trào Đông Du để về cứu nước.

-Dạ.

-Dạ cái gì, ở Trung Kỳ của ngài còn có một người đỗ Phó Bảng rất nổi tiếng là Phan Chu Trinh cũng đang vận động phong trào Duy Tân chống Pháp bằng biện Pháp ôn hòa. Tôi ra lệnh cho ngài tịch thu tất cả sách và bắt những ai đọc “Việt Nam Vong quốc sử”. Vẽ ảnh treo khắp nơi và truy nã cho được Phan Bội Châu, tiêu diệt Hội Duy tân và phong trào Đông Du.

-Dạ.

- Với Phan Chu Trinh thì chưa bắt nhưng theo dõi chặt chẽ.

-Dạ, thưa ngài Toàn quyền, tôi sẽ thực hiện mệnh lệnh của ngài.

-A lô, tôi Toàn quyền Đông Dương Broni đây, cho tôi gặp Thống sứ Bắc Kỳ.

-Chào ngài Toàn quyền, tôi Thống sứ Bắc Kỳ đây ạ.

-Ngài cai trị kiểu gì mà sau gần 24 năm mà không tiêu diệt được cuộc phản loạn của Hoàng Hoa Thám ở một khu rừng cỏn con Yên Thế, quân pháp còn thua đến mức chấn động nước Pháp.

-Dạ.

-Dạ cái gì, bây giờ lại thêm phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội, toàn giảng dạy văn thơ gọi là yêu nước, phản loạn.

-Dạ.

-Dạ cái gì, bây giờ ở Trung Kỳ đã ra đời một hội kín gọi là Duy Tân hội, mục đích là lật đổ nền thống trị của Pháp ở Đông Dương. Hội này đang truyền bá một tài liệu do Phan Bội Châu, Chủ tịch Duy Tân hội viết là “Việt Nam vong quốc sử” phổ biến tinh thần yêu của Duy Tân hội, kêu gọi phong trào Đông Du. Tài liệu đang làm sôi sục dân chúng khắp ba kỳ. Ngài phải ra lệnh dán ảnh và truy nã Phan Bội Châu, tịch thu tất cả những tài liệu của Duy Tân hội, trong đó có "Việt Nam vong quốc sử”, bắt tất cả những ai đọc tài liệu đó, bắt tất cả những ai có tư tưởng hay muốn đi Đông du.

-Dạ, xin tuân lệnh của ngài Toàn Quyền.

-A lô, tôi Toàn quyền Đông Dương đây, cho tôi gặp Thống đốc Nam Kỳ.

-Dạ, thưa ngài Toàn quyền, tôi Thống đốc Nam Kỳ xin nghe.

-Hiện nay ở Trung Kỳ đã xuất hiện một hội kín gọi là Duy Tân hội, mục đích là vũ trang bạo động lật đổ nền thống trị của Pháp ở Đông Dương. Hội này đang cho lưu hành và truyền bá một tài liệu do Chủ tịch hội là Phan Bội Châu viết. Tác phẩm này đang làm chấn động dân chúng ba kỳ. Tài liệu đang cổ động phong trào Đông du. Ngài ở Nam Kỳ phải ngay lập tức bắt những ai gia nhập hội này, bắt tất cả những người có tư tưởng Đông Du, bắt tất cả những ai đọc “Việt Nam vong quốc sử”, treo ảnh và truy nã để bắt Chủ tịch Duy Tân hội là Phan Bội Châu.

-Xin tuân lệnh ngài Toàn quyền.

Sau chỉ thị của Toàn quyên Đông Dương, mật thám khắp ba kỳ ngày đêm lùng sục, thu hồi sách “Việt Nam vong quốc sử”, bắt những người đọc, truy nã lùng bắt Phan Bội Châu, những hội viên của Duy Tân hội, những người hưởng ứng và tham gia phong trào Đông Du.

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/ong-gia-ben-ngu-tieu-thuyet-lich-su-ky-25-a10392.html