Thăm Thủ trưởng cũ kể về diễn biến trận đánh kho 53 Tổng kho Long Bình - Kỳ 2

Trận đánh địch ở khu kho 53 thuộc tổng kho Long Bình đêm 12 rạng ngày 13/8/1972: Sau chiến thắng chi khu Sa Quỳ tỉnh Bình Dương, Tiểu đoàn 9 được lệnh hành quân về tỉnh Đồng Nai, Biên Hòa. Ngày 3/6/1972 thành lập Trung đoàn 113.

Ngày 4/6/1972 tôi trên cương vị là Tiểu đoàn trưởng được giao nhiệm vụ chỉ huy Tiểu đoàn 9 tổ chức lực lượng đi trinh sát, điều nghiêm mục tiêu khu kho 53 thuộc tổng kho Long Bình. Lý do Kho 53 chứa nhiều bom đạn, gây tội ác ở 4 chiến trường gồm: Miền Bắc, Miền Nam (Việt Nam), Lào, Căm phu chia. Vì vậy Tiểu đoàn 9 phải bằng mọi giá phá hủy mục tiêu kho 53 để giảm bớt thương vong bộ đội ở chiến trường và mật độ bom đạn đánh phá của địch. Đơn vị được tăng cường.

dt1d1a-1723522316.jpg

Đại tá Nguyễn Văn Tải , nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 E113 Đặc Công , nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Đặc Công 113- ảnh Lịch sử Lữ đoàn Đặc Công 113.

 

18 cán bộ, chiến sĩ thuộc Đại đội 2 Đặc công lính Biên Hòa đã qua chiến đấu hiện ở Đông ấp Hưng Nghĩa. Sau khi nhận nhiệm vụ: Tôi trở về đơn vị quán triệt nhiệm vụ của trung đoàn giao cho cán bộ Tiểu đoàn và Đại đội. Tổ chức lực lượng cán bộ và đài 15W đến tối ngày 4/6/1972 hành quân vượt Quốc lộ 1 để gặp các cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2 và phổ biến nhiệm vụ của trên. Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2 được biên chế về Tiểu đoàn 9, thuộc Trung đoàn 113. Tối 5/6/1972 tổ chức hành quân xuống hướng đông sông Buông; xây dựng căn cứ (hầm bí mật), bảo đảm ăn, ở, đi lại bí mật tuyệt đối (nấu không khói, nói đủ nghe, đi không để lại dấu vết). đài 15W sau 24h mới được lên sóng liên lạc. Ngày 8/6/1972 Tiểu đoàn tổ chức lực lượng đi trinh sát thực địa và nắm quy luật hoạt động của địch ở kho 53. Qua một thời gian trinh sát, điều nghiêm địch đến 30/6/1972 ta đã vào được hết 9 lớp hàng rào và nắm được quy luật hoạt động của địch. Về địa hình: Địch san ủi 6 quả đồi với diện tích 48 đến 50km chia thành 3 khu chính qua 4 con đường (từ ngoài vào kho): Khu bộ chỉ huy liên quân Việt Mỹ; Khu quân trang quân dụng, Kho 53 bom đạn, thuốc nổ, phía đông kho có 01 sân bay giã chiến, bờ đê bao bọc, cao 1,6m; Giữa 9 lớp rào có đủ các loại mìn dày đặc; địch tại khu kho 53 có bộ chỉ huy liên quân Việt Mỹ, có bộ Tư lệnh quân cảnh 19, có 1 Tiểu đoàn xe tăng M41. Vòng ngoài: Cách tổng kho Long Bình 1, 2km có lính bảo an chiến đoàn 43 thám báo mật vụ. Lực lượng trong kho 53 có 300 đến 350 tên địch để bảo vệ kho. Đêm điện cao áp 500W sáng suốt đêm, ngoài ra còn có đèn pha, pháo sáng, pháo bắn cầm canh theo quy luật về hướng đông. Nếu nghi ngờ, chúng cho máy bay trực thăng quần đảo và chiếu đèn pha xuống xung quanh căn cứ. Đêm lính đi tuần không theo quy luật, có đêm có chó béc rễ, có đêm không, có khi dùng xe bọc thép đi tuần. Tất cả có 11 vọng gác, có 1 đường tàu để vận chuyển vũ khí bom đạn.

dt2d2bn-1723522419.jpg

Thành Đô (bên trái) & Đại tá Nguyễn Văn Tải tại nhà riêng Thành phố Vinh, Nghệ An (12/8/2024) . Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Trong quá trình nghiên cứu Tiểu đoàn được giao bổ sung nhiệm vụ 3 lần: Lần 1 đánh 50 kho, lần 2 đánh 100 kho, lần 3 đánh 150 kho trở lên; mỗi lần giao thêm nhiệm vụ tôi phải nghiên cứu mở thêm hướng và bố trí lực lượng đi nghiên cứu mục tiêu, mở thêm về hướng đông nam và một hướng đông bắc. Đến ngày 10/7/1972 cả 03 hướng chúng tôi đã vào được các kho theo nhiệm vụ được giao và phát hiện kho đều có khóa. Cùng lúc đó đồng Ninh lúc này được bổ nhiệm là Phó Tham mưu trưởng trung đoàn sang kiểm tra kết quả trinh sát, điều nghiêm. Tôi đã báo cáo cụ thể kết quả trinh sát, điều nghiêm các kho ở hướng đông nam, hướng đông kho dài 100m rộng 20m. Kho ở hai hướng này đều có khóa. Riêng hướng đông bắc kho nửa chìm nửa nổi không có khóa, chủ yếu tên lửa rốc két. Sau đó đồng chí Ninh đã động viên Tiểu đoàn cố gắng tìm mọi cách mở cửa kho để hiệu quả trận đánh cao hơn. Tôi đã đề xuất 2 phương án: Phương án 1 Cửa khóa kho: Theo phương án 1 phải đi trinh sát đo lại kích cỡ khóa và đề nghị đ/c Đỗ Văn Ninh cho phương án cưa khóa kho để đánh. Phương án 2: Cưa khóa kho và bắt tù binh để khai thác. Theo phương án 2 ý kiến bắt tù binh ở kho đồng chí Ninh nêu ý kiến nếu bắt tù binh để khai thác dễ bị lộ. Anh Đỗ Văn Ninh nói bắt tù binh phải bí mật tuyệt đối và xóa hết dấu vết. Tôi nghĩ rất nhiều, cuối cùng đưa ra 2 phương án: Phương án 1: Bắt khi địch bắt đầu đi tuần, Phương án 2: Bắt khi địch đi tuần về tôi nói không bị lộ, vì lính gác ở kho hầu hết là con em các tướng lính ngụy quân ngụy quyền, theo cơ sở báo lính gác trong kho vẫn đào ngũ. Nên bắt tù binh không bị lộ vì địch cho đó là lính đào ngũ. Sau khi đắn đo cân nhắc thấy phương án 1 không khả thi lý do lúc này địch rất tập trung cảnh giác cao. Còn phương ăn 2 bắt khi địch trở về doanh trại. Lúc này thời gian đi tuần đã dài và quá khuya, sự mệt mỏi làm địch mất cảnh giác không tập trung nhiều, hành quân rời rạc nên chọn đối tượng để bắt dễ hơn. (bắt tên đi sau cùng) Thực hiện phương án 2: Tổ trinh sát và 01 cán bộ Đại đội đã bắt được 01 tên tù binh. Qua khai thác tại Tiểu đoàn nó khai chỉ biết khu vực nó gác còn lại mọi vấn đề trong kho nó không biết một tý gì tôi đã điện lên trung đoàn về việc bắt được tù binh, trung đoàn lệnh đưa tù binh về Trung đoàn để xử lý. Sau khi anh Ninh trở về trung đoàn, một thời gian ngắn các đề nghị của Tiểu đoàn về phương án tác chiến đều được Trung đoàn cung cấp đầy đủ, như cưa sắt, khóa, xà beng để đơn vị tập luyện thực tế. sau đó anh em tổ chức luyện tập cưa khóa, thời gian ban ngày hết 25 phút, ban đêm hết 30 phút. Sau khi luyện tập thao tác thuần thục tôi báo cáo với Trung đoàn về thời gian tác chiến và xin ý kiến thực hiện phương án chiến đấu. Lúc đó đồng chí Trung đoàn trưởng Nguyễn Thanh Tùng và anh Hai Hiệp tham mưu trưởng Trung đoàn sang trực tiếp kiểm tra lần cuối tại căn cứ đông sông Buông. Tôi trình bày phương án tác chiến cụ thể đánh vào kho 53 và được đồng chí Trung đoàn trưởng nhất trí với phương án và động viên cán bộ, chiến sĩ đơn vị bằng mọi giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung đoàn giao. Ngày 11/8/1972, Tiểu đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho các mũi, các hướng trực tiếp trên sa bàn được cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ nhiệm vụ quan trọng của mình và tiếp tục trao đổi thảo luận phương án tác chiến đến từng vị trí cụ thể. Dùng lực lượng tinh nhuệ 34 đồng chí đặt lượng nổ từ trong ra ngoài khắc phục vật cản, bí mật luồn sâu, ém sát các mục tiêu đã phân công, hoàn thành nhiệm vụ cưa khóa vào lúc 01h40 sáng ngày 13/8/1972 và các mũi đồng loạt đặt lượng nổ cách 1 kho đặt 1 kho. 02h00 ngày 13/8/1972 các mũi phải rời khỏi hàng rào ngoài cùng. Anh em bắt đầu đặt lượng nổ tôi trực tiếp ra báo cáo với Trung đoàn trưởng. Đúng phương án đến 02h30 anh em chiến sĩ đã tập trung về sở chỉ huy an toàn 100%. Đến 03h00 thì có tiếng nổ lớn, một cột khói cao khoảng 100m. 3 ngày nổ liên tục, sau đó nổ rải rác cả tuần. Trang bị của ta 204 kg hợp chất C4: 92 kíp MI8 và kíp số 8, 100m giây nổ, kéo cắt rào 3 cái, xà beng 3 cái. AK 4 khẩu, cưa sắt 6 cái. Kết quả phá hủy 130 nhà kho chứa 5.430 tấn bom đạn, trên 200 tấn thuốc nổ, thiêu cháy 1 kho xăng gần triệu lít, phá xập 1 nhà xưởng và 17 nhà lính diệt và làm bị thương gần 300 tên địch.

Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ rút về căn cứ an toàn, sau trận đánh hãng Roi tơ Anh báo chí phương tây, đưa tin Đặc công cộng sản đã đánh vào kho đạn Long Bình, gây thiệt hại nặng nề cho chính quyền Sài Gòn và quân ngụy. Và không ngăn chặn được Đặc công cộng sản . Tổng tham mưu trưởng quân đội ngụy Việt Nam cộng hòa ra lệnh các kho đạn quân Khu , quân đoàn khi có lệnh mới được sử dụng , chiến đoàn 43 phải di tán gấp . Chiến thắng Kho 53 của Tiểu đoàn 9 Đoàn Đặc công 113 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trên giao , qua đó đã làm giảm rõ rệt mật độ bom đạn các chiến trường .

(Còn nữa)

T.Đ (Ghi theo lời kể của Đại tá Nguyễn Văn Tải, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn Đặc công 113 (nay là Lữ đoàn Đặc Công 113)- 

Thành Đô thực hiện (Đặng Trung Thành, CCB Đoàn Đặc công 113)

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/tham-thu-truong-cu-ke-ve-dien-bien-tran-danh-kho-53-tong-kho-long-binh-ky-2-a10877.html