Phát hiện cụm hiện vật, gồm mấy hũ gốm và một số hạt chuỗi thủy tinh, đá màu tại Thanh Hoá

Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á vừa cho biết: Một người dân thôn Minh Tiền, xã Minh Nghĩa, huyện Nông cống, Thanh Hóa đã phát hiện trong khi làm vườn một cụm hiện vật, gồm mấy hũ gốm và một số hạt chuỗi thủy tinh, đá màu mang đậm phong cách những thế kỷ trước, sau Công nguyên.

dt1av1a-1727228110.jpg

Bản gốc bị mẻ hai miếng nhỏ ở hai bên, sau khi vận chuyển đã bị mẻ thêm miếng nhỏ bên dưới. Rất may hình khắc chính không bị hư hại. Trong hình âm bản này chiếc gậy ở bên tay phải, nhưng khi in vào sáp dương bản thì cây gậy sẽ ở tay trái và tay phải đưa ra như đang muôn giảng giải hay khuyên ngăn điều gì đó.

 

dt1ab-v1ab-1727228303.jpg

Hình đã lật thành dương bản, tức như hình sau khi đã in lên sáp niêm phong.

Trong số hiện vật trang sức bằng đá, thủy tinh có một phiến mỏng bằng đá giống như mã não, carnelian dẹt, hình oval (~3×25×18mm) màu đỏ nâu như mặt nhẫn, bên trên có khắc chìm hình một người chống gậy, đầu cuốn khăn, mũi cao, râu quai nón khoác áo dài mỏng, tay đang giơ ra phía trước như ngăn bảo hay giảng giải, phong cách truyền giáo. Vệt khắc rất sắc nét, tinh tế. Bước đầu có thể nhận ra đây là mặt ấn ký hiệu của quý tộc, tu sĩ hay nhà buôn dùng để in vào các miếng sáp ong niêm phong thư tín hay đồ đạc của mình khi gửi cho người khác.

dt12v12-1727230054.jpg

Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á. Ảnh: cand.com.vn

 

Từ Hán Việt gọi là Phong Nê. Sơ bộ so sánh với hiện vật cùng loại, cùng thời ở vùng Gandhara ở tây bắc Ấn Độ có vương quốc Kushan có thể thấy hình người trên ấn niêm phong này mang phong cách trang phục Kushan, một đế quốc lớn ở vùng Ba Tư, Nam Ấn hồi đầu Công nguyên. Có thể chủ nhân chiếc ấn phong nê này đã theo các thuyền buôn Ấn Độ, Ả Rập theo tuyến tơ lụa trên biển trên đường từ vùng biển Ba Tư qua eo Malaca hay Kra, Óc Eo, Cần Giờ, Hội An, Lạch Trường, Bạch Đằng, Vân Đồn, Hợp Phố, Quảng Châu... đã dừng lại ở Lạch Trường, sinh sống và buôn bán với dân cư Cửu Chân.

Nên nhớ rằng ở vùng Tư Phố (Thiệu Dương, Thanh Hóa) đã phát hiện nhiều ấn đồng thế kỷ 1-2 trước Công nguyên của quý tộc thương nhân họ Trần và nhiều hạt chuỗi đá mã não khắc hình sư tử, đại bàng có nguồn gốc từ các nền văn minh Ấn Độ hóa đương thời. Đây là một phát hiện rất quan trọng ghi nhận dấu vết giao lưu văn hóa từ rất sớm của cư dân Cửu Chân, Tư Phố xưa với thế giới Ấn Độ, Ả Rập cổ đại. Xin chân thành cảm ơn người dân xứ Thanh đã thiện tâm thông báo và hiến tặng cho bảo tàng tiền sử Hòa Bình món quà quý giá này !

Một số hình ảnh minh hoạ tiếp:

dt3v3-1727228718.jpg

Một ấn phong nê cùng thời ở Ấn Độ.

dt5v5-1727229018.jpg

Bản gốc hình âm bản (hình phải) và bản in dương bản trên sáp (hình trái). Hiện vật trên chiếc nhẫn cùng thời phát hiện ở Ấn Độ.

dt6v6-1727229336.jpg

Bìa cuốn sách "Dấu, Ấn niêm phong và vật gắn trên nhẫn ở vùng Gandhara ở tây bắc Ấn " (Ấn Độ-NV).

 

dt7v7-1727229442.jpg

Sách "Dấu, Ấn phong nê và mặt nhẫn từ Bacrian đến vùng Gandhara ở tây bắc Ấn Độ (TK 4-8 sau Công nguyên).

 

dt8v8-1727229552.jpg

Mặt phía sau của hiện vật.

dt9v9-1727229640.jpg

Mặt phía trước.

 

dt10v10-1727229720.jpg

Những hiện vật cùng chỗ : vòng tai đá và hạt chuỗi thủy tinh niên đại trước sau công nguyên.

 

dt11v11-1727229815.jpg

Vò gốm nhỏ đào được cùng chỗ với mảnh ấn phong nê

 

 

Tin, ảnh: TS Nguyễn Việt

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/phat-hien-cum-hien-vat-gom-may-hu-gom-va-mot-so-hat-chuoi-thuy-tinh-da-mau-tai-thanh-hoa-a17568.html