Cần lưu ý những yếu tố nào để đảm bảo độ bền và an toàn của xe máy điện?

Để duy trì độ bền và an toàn của xe máy điện, người dùng cần chú ý đến nhiệt độ, cách sạc pin, tình trạng phanh và lốp, cũng như kiểm tra định kỳ sau khi xe di chuyển qua khu vực ngập nước.

Xe máy điện đang dần trở thành sự lựa chọn thay thế xe máy xăng trong giao thông đô thị tại Việt Nam nhờ vào sự tiện lợi và thân thiện với môi trường. 

Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền bỉ và an toàn khi sử dụng xe máy điện, người dùng cần lưu ý đến một số yếu tố quan trọng trong quá trình sử dụng.

1. Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của xe máy điện. Khối pin trên xe điện chỉ hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ từ 20 - 40 độ C. 

Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp, hiệu suất sạc, tốc độ di chuyển và khả năng tăng tốc của xe có thể giảm sút. Hầu hết các xe điện hiện nay đều được trang bị tính năng tự động giới hạn hiệu suất để bảo vệ pin và các linh kiện quan trọng khi gặp nhiệt độ bất lợi.

yamaha-neos-2-4144-1727929021
 

Để duy trì độ bền của pin, người dùng nên chờ pin "nguội" trong khoảng 30 - 60 phút sau khi sạc đầy, đặc biệt khi sạc nhanh bằng các bộ sạc công suất lớn.

Khi pin quá nóng, nếu sử dụng ngay có thể gây giảm công suất hoặc khiến pin nhanh hao hụt năng lượng hơn. Đặc biệt, khi xe bị ướt trong quá trình sạc, cổng sạc cần phải được đảm bảo khô ráo để tránh chập điện.

2. Cách sạc pin

Cách sạc pin cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất của xe máy điện. Tương tự như ôtô điện, sạc chậm giúp kéo dài tuổi thọ pin hơn so với sạc nhanh vì nhiệt độ sinh ra trong quá trình sạc chậm thấp hơn. 

Để bảo vệ pin, người dùng nên tránh để pin cạn dưới mức 20% và không sạc đầy hơn 80 - 90% nếu không cần thiết. Mức pin lý tưởng để duy trì độ bền là từ 20 - 80%. Thói quen sạc hàng ngày, ngay cả khi pin chưa cạn, sẽ tốt hơn cho pin so với việc để pin cạn hẳn rồi mới sạc.

Đối với xe máy điện sử dụng công nghệ pin LFP, người dùng có thể sạc đầy 100% mà không lo ảnh hưởng đến tuổi thọ pin hay hiệu suất.

MON-7407-9560-1692886156-7557-27
 

3. Phanh và lốp

Xe máy điện có khả năng tăng tốc nhanh và mạnh hơn so với xe động cơ đốt trong nhờ mô-men xoắn tối đa đạt được tức thời. Điều này cũng khiến lốp xe và má phanh mòn nhanh hơn, đặc biệt trong điều kiện đường phố đông đúc và hay kẹt xe. Khi không điều chỉnh tay ga phù hợp, người lái sẽ phải sử dụng phanh thường xuyên hơn, dẫn đến má phanh mòn nhanh.

Người dùng nên kiểm tra và thay thế phanh và lốp xe thường xuyên để đảm bảo an toàn. Lốp xe mòn dễ gây trượt trên đường ướt, còn má phanh mòn sẽ làm giảm hiệu suất phanh. 

Thông thường, má phanh cần được kiểm tra và thay sau mỗi 10.000 - 15.000 km, lốp xe sau khoảng 20.000 - 30.000 km. Đặc biệt, với xe điện có động cơ đặt ở bánh sau, lốp sau sẽ mòn nhanh hơn do trọng lượng đè lên bánh sau nhiều hơn.

yadea-ossy-vnexpress-net-14-jp-7
 

4. Khả năng lội nước

Một lợi thế của xe máy điện so với xe máy xăng là khả năng lội nước mà không lo ngại thủy kích. Tuy nhiên, tính kháng nước không phải là vĩnh viễn và có thể giảm dần theo thời gian tùy thuộc vào cách sử dụng của chủ xe. 

Lội nước thường xuyên có thể khiến các gioăng cao su chống nước bị lão hóa, cho phép nước từ từ xâm nhập vào các bộ phận như động cơ, pin, và vòng bi. 

Sau mỗi mùa mưa hoặc khi xe phải lội nước thường xuyên, xe máy điện cần được kiểm tra toàn diện để đảm bảo không có nước thâm nhập vào các linh kiện, tránh gây ra rỉ sét hoặc chập điện.

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/can-luu-y-nhung-yeu-to-nao-de-dam-bao-do-ben-va-an-toan-cua-xe-may-dien-a19200.html