Quyết tâm xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

Hà Nội - trái tim của đất nước, sau 70 năm Giải phóng, không ngừng vươn mình phát triển để trở thành một thành phố toàn cầu với bản sắc văn hóa đặc trưng và tinh thần hội nhập sâu rộng.

Sáng nay (10/10), tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước và các ban ngành đã tổ chức sự kiện trọng đại, ghi nhận những thành tựu nổi bật của Hà Nội trong hành trình phát triển từ năm 1954 đến nay. HàTrong diễn văn tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Sau 40 năm đổi mới, đất nước đang đứng trước cơ hội bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Hà Nội, với vai trò là Thủ đô, có nhiệm vụ tiên phong và phải đạt được những thành tựu vượt bậc, xứng tầm với vị thế của một thành phố hàng đầu trong khu vực và thế giới.

9282-1728534160-1200x0-1728537705.jpg

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm

Hà Nội đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ đô cần tập trung vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết khác của Đảng, đẩy nhanh việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược để xây dựng thành phố trở thành trung tâm hội nhập toàn cầu.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển Hà Nội theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Thành phố sẽ không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước mà còn là đầu tàu kết nối toàn cầu. Hà Nội hướng đến trở thành thành phố có khả năng cạnh tranh cao, môi trường sống đáng mơ ước với chất lượng cuộc sống cao, kinh tế bền vững và xã hội hài hòa.

Các giá trị lịch sử ngàn năm của Thăng Long sẽ được kết hợp cùng với sự phát triển kinh tế - công nghệ hiện đại để Hà Nội trở thành một đô thị thông minh, xanh, sạch, đẹp, an toàn và bền vững. Hà Nội sẽ không chỉ là trung tâm của Việt Nam mà còn là điểm kết nối văn hóa, khoa học, kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

Hà Nội, sau 70 năm kể từ ngày tiếp quản, đã có những bước chuyển mình ngoạn mục từ một thành phố nhỏ bé, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, đến một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới. Quy mô kinh tế của Thủ đô ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2023 đạt 54 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 6.348 USD, và thu ngân sách hơn 400 ngàn tỷ đồng, đóng góp hơn 23% vào ngân sách Trung ương.

kinh-te-thu-do-dat-muc-tang-truong-cao-trong-9-thang-20241003172732-1-1728537783.jpg

Kinh tế Thủ đô đạt mức tăng trưởng cao trong 9 tháng năm 2024

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Bên cạnh những thành công về mặt kinh tế, Thủ đô cũng không ngừng cải thiện đời sống của người dân. Với các chương trình phát triển đồng bộ, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp. Hà Nội còn nổi bật là địa phương dẫn đầu về chỉ số phát triển con người và chất lượng giáo dục - đào tạo, trở thành thành phố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hà Nội cũng đã mở rộng quan hệ hợp tác với hơn 100 thủ đô và thành phố trên khắp thế giới, xây dựng quan hệ kinh tế, thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này không chỉ giúp nâng cao vị thế của Thủ đô mà còn khẳng định vai trò của Hà Nội như một điểm sáng về hợp tác quốc tế và hội nhập toàn cầu.

Những thành tựu đạt được của Hà Nội hôm nay là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt từ Đảng, sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nỗ lực, đoàn kết của toàn dân. Thủ đô Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục là niềm tự hào của cả nước, không ngừng khẳng định vị thế tiên phong, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, và là biểu tượng cho sự phát triển văn minh, hiện đại của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Hà Nội không chỉ đại diện cho tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc trong quá khứ, mà còn là hình mẫu của sự đổi mới, sáng tạo và phát triển trong hiện tại và tương lai.

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/quyet-tam-xay-dung-thu-do-ha-noi-van-hien-van-minh-hien-dai-a19989.html