EuroCham Việt Nam* với niềm tin kinh doanh quý 3 2024

Ngày 8 tháng 10 năm 2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)* đã công bố báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) Quý 3 năm 2024. Báo cáo phản ánh tín hiệu tích cực trong tâm lý kinh doanh cho dù vẫn còn những thách thức kinh tế do hậu quả của bão Yagi và những rào cản trong vận hành doanh nghiệp. Theo đó, Chỉ số BCI đã gia tăng (từ 45,1 trong quý 3 năm 2023 lên 52,0 quý 3 năm 2024), đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trong một năm đầy biến động trước các yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Bài viết tổng hợp những vấn đề nổi bật về BCI trong Quý 3 năm 2024.

eurocham-viet-nam-1729468397.png

1. Về Chỉ số niềm tin kinh doanh

Chỉ số niềm tin Kinh donh (Business Confidence Index – BCI) là thước đo tâm lý kinh doanh của các công ty Châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam. Từ năm 2011, BCI được giới hoạch định chính sách, truyền thông và chuyên gia kinh doanh trong nước tin tưởng và theo dõi sát sao. BCI cung cấp bức tranh toàn cảnh về nhận định của cộng đồng các doanh nghiệp châu Âu và những bên liên quan đang hoạt động tại Việt Nam về hiện trạng và xu hướng phát triển của môi trường kinh doanh.

Khảo sát được thực hiện bởi Decision Lab, một đơn vị nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Việt Nam với sứ mệnh cung cấp nghiên cứu thị trường linh hoạt, kết nối và tập trung vào việc hỗ trợ để đưa ra quyết định.

Mục đích của khảo sát là thu thập ý kiến của các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu về tình hình kinh doanh và phản ánh môi trường kinh doanh tại Việt Nam, giúp xác định bất kỳ thay đổi tiềm ẩn nào trong môi trường kinh tế. Khảo sát được thực hiện thông qua những câu hỏi trực tuyến, được thiết kế và quản lý bởi nền tảng quản lý dữ liệu và khảo sát của YouGov.

Cuộc khảo sát được gửi qua email hàng quý tới các lãnh đạo doanh nghiệp từ hơn 1.400 thành viên của EuroCham. Những người được hỏi thường đại diện cho ban lãnh đạo cấp cao của các công ty châu Âu và các công ty Việt Nam có mối liên hệ kinh doanh chặt chẽ với châu Âu như các nhà cung cấp hoặc nhà phân phối. Bên cạnh đó còn có một số ít là người châu Âu hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài châu Âu tại Việt Nam.

Decision Lab là đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam, giúp khách hàng bằng cách cung cấp những cơ sở tốt nhất để đưa ra quyết định. Chuỗi giá trị cung cấp bao gồm một cộng đồng trực tuyến có tính tương tác cao, cung cấp các sản phẩm dữ liệu tổng hợp với, hiểu biết sâu của chuyên gia và sự hiện diện của các phương tiện truyền thông.

Với tư cách là bên thứ ba thực hiện khảo sát và chuyển báo cáo kết quả tới EuroCham, Decision Lab đảm bảo tính ẩn danh và bảo mật bằng cách chỉ cung cấp dữ liệu tổng hợp và ẩn danh.

2. Chỉ số niềm tin kinh doanh của EuroCham

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh do Decision Lab thực hiện hàng quý, đóng vai trò là công cụ quan trọng để tìm hiểu góc nhìn của các công ty và nhà đầu tư châu Âu tại thị trường Việt Nam. BCI thu thập phản hồi từ mạng lưới gồm 1.400 thànhviên của EuroCham trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khảo sát này cung cấp những hiểu biết có giá trị về bối cảnh kinh doanh hiện tại ở Việt Nam và đưa ra cái nhìn về những kỳ vọng trong tương lai.

 Về kinh tế vĩ mô và triển vọng kinh doanh cửa Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn giữ được tầm nhìn lạc quan đã phản ánh tâm lý lạc quan trong cộng đồng doanh nghiệp. Động lực này, kết hợp với sự gia tăng đáng kể của GDP trong những tháng đâủ năm hứa hẹn nhiều khả năng phát triển của nền kinh tế.

Nhiều doanh nghiệp đánh giá, nền kinh tế Việt Nam sẽ ổn định và cải thiện trong những quý tới (+2 %) trong khi số cho rằng nền kinh tế suy yếu giảm dần (- 1 %).

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh là thước đo tâm lý kinh doanh của các công ty Châu Âu hoạt động ở Việt Nam, Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy về môi trường kinh doanh, những phát hiện từ khảo sát được coi là chỉ số chính về hoạt động kinh tế trong nước, được sử dụng rộng rãi nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoach định chính sách và các quyết định đầu tư của chính phủ.

eurocham-viet-nam-1-1729468398.png

 Công ty Cơ khí Động lực Toàn Cầu, (Đồng Nai) (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

3. Về khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh của EuroCham Quý 3 năm 2024

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh đóng vai trò là công cụ quan trọng để tìm hiểu góc nhìn của công ty và nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam, khảo sát BCI thu thập phản hồi từ các thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khảo sát cung cấp những hiểu biết có giá trị về bối cảnh kinh doanh hiện tại và đưa ra cái nhìn về những kỳ vọng tương lai. Đây là nguồn thông tin đáng tin cậy về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, những phát hiện của BCI được sử dụng để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và những quyết định đầu tư của chính phủ.

Trước ảnh hưởng tàn phá của thiên tai gia tăng, BCI Q3.2024 đã phản ánh tâm tâm lý lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp với niềm tin kinh doanh lạc quan. Cho dù thêm những căng thẳng kinh tế do bão Yagi gây ra, song sự kiên cường và thích ứng của nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại đây đã thể hiện rõ qua kết quả khảo sát. Chủ tịch EuroCham, Bruno Jaspaert, cho biết. "Tác động của bão đã nhấn mạnh nhu cầu cấp bách phải cải thiện vấn đề biến đổi khí hậu và sự cần thiết phải tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEF 2024) nhằm tạo nền tảng để thúc đẩy những đối thoại về cách Việt Nam có thể duy trì tính cạnh tranh trong chuyển đổi sang một tương lai xanh và bền vững hơn. Góc nhìn tích cực càng được củng cố bởi 67% số doanh nghiệp đã khuyến nghị Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, giống như những quý trước 3 trở ngại lớn nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp châu Âu vẫn là gánh nặng hành chính, quy định chưa rõ ràng và khó khăn trong việc xin giấy phép.

4. Những thách thức vận hành còn hiện hữu, nhưng giải pháp đang ở phía trước

Thống kê từ khảo sát cho thấy, 66% doanh nghiệp đang sử dụng từ 1% đến 9% nhân viên là người nước ngoài, trong khi 6% doanh nghiệp lại có trên 20% nhân sự là người nước ngoài.

Mặc dù các doanh nghiệp đã thể hiện mong muốn được khai thác tối đa tiềm năng từ nguồn lao động trong nước và quốc tế, song họ vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản trong tuyển dụng lao động bao gồm: thiếu hụt các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, tỷ lệ nghỉ việc còn cao và những hạn chế trong cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo. Đối với các chuyên gia nước ngoài, những thách thức chủ yếu đến từ quy trình xin visa, giấy phép lao động phức tạp; quy định lao động nghiêm ngặt và chi phí liên quan cao, đi cùng những khó khăn trong việc xin giấy phép và các phê duyệt cần thiết.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi 1/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, họ đã phải trải qua những trải nghiệm không tích cực với hệ thống visa tại Việt Nam, khiến nhiều chuyên gia quốc tế quan ngại trong việc gia nhập thị trường lao động Việt Nam. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn ghi nhận những khó khăn liên quan đến các quy trình thuế và việc tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy.

5. Chuyển đổi xanh và Chuyển đổi số trở thành trọng tâm phát triển

Sau khi Nghị định của Chính phủ về cơ chế Thỏa thuận Mua Bán Điện trực tiếp (DPPA) được ban hành, gần 30% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự báo được hưởng lợi từ các dự án năng lượng tái tạo. Điều này củng cố cam kết của Việt Nam đối với quá trình chuyển đổi xanh. Đáng chú ý, là 1/4 số nhà cung cấp dịch vụ và các công ty có quy mô từ 100 nhân viên trở lên dự báo sẽ được hưởng lợi ở mức độ vừa phải hoặc đáng kể từ cơ chế này.

eurocham-viet-nam-2-1729468398.png

   Tăng trưởng xanh  Ảnh minh họa. (Nguồn: moit.gov.vn)

Dù gần một nửa (47,4%) doanh nghiệp tin rằng, có thể chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2050, nhưng vẫn còn tồn tại những khoảng trống trong việc hiểu và triển khai các chính sách liên quan.

GEFE 2024 sẽ là một trong những nền tảng để giải quyết những khoảng trống này, Chủ tịch Jaspaert cho biết“Tại những trao đổi ở GEFE 2024 quan chức lãnh đạo cấp cao và chuyên gia quốc tế sẽ thảo luận về các chủ đề như chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi số, không chỉ về hạ tầng kỹ thuật mà còn cả việc thúc đẩy lãnh đạo xanh và xây dựng hệ sinh thái bền vững cho nhiều ngành công nghiệp”.

Chuyển đổi số được xác định là một lĩnh vực cần tập trung cải thiện, điều kiện kinh doanh, đặc biệt là giảm bớt khó khăn về nguồn nhân lực và tinh giản các thủ tục hành chính. Khảo sát BCI cho thấy, việc tiết lộ, tỷ lệ áp dụng trí tuệ nhân tạo, học máy ở mức trung bình, hầu như các dự án mới triển khai ở giai đoạn đầu, còn nhiều tiềm năng to lớn trong đầu tư vào các dự án số hóa.

Dù khảo sát cho thấy có sự cải thiện, nhưng những thách thức gợi ra, đã chỉ rõ cần phải có những nỗ lực để nâng cao lĩnh vực này”. Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab, chia sẻ. “Việc áp dụng công nghệ sẽ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tinh giản quy trình và thích ứng với các tiêu chuẩn bền vững trong tương lai”.

 Từ góc nhìn đa chiều về điều kiện hiện tại và kỳ vọng tương lai đối với nền kinh tế, khảo sát BCI đã đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp có thể đề xuất những quyết định chiến lược và vận động chính sách.

Cho dù có căng thẳng kinh tế do bão Yagi gây ra, nhưng sự kiên cường và thích ứng của nền kinh tế Việt Nam đã được thể hiện rõ qua khảo sát. Kết quả không chỉ là những con số tô điểm mà theo Chủ tịch EuroCham, Bruno Jaspaert, thì "Tác động của bão Yagi đã nhấn mạnh nhu cầu cấp bách phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu; trong thời gian tới, Kinh tế Xanh sẽ là nền tảng để thúc đẩy những đối thoại cần thiết về cách Việt Nam có thể duy trì tính cạnh tranh trong khi chuyển đổi sang một tương bền vững hơn”.

6. Xu hướng kế hoạch công tác và mở rộng kinh doanh của Euroham

Cùng với chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, các doanh nghiệp đang điều chỉnh lại chiến lược công tác nhằm ứng phó với giá vé máy bay ngày một gia tăng. Trên 40% người tham gia khảo sát cho biết, cần phải chọn lọc cẩn trọng hơn trong việc lập kế hoạch công tác hoặc sử dụng các phương tiện di chuyển thay thế do chí đi cao, một số doanh nghiệp theo xu hướng cắt giảm, thậm chí hủy bỏ hoàn toàn các chuyến công tác.

Dù phải đối mặt với nhiều trở ngại, song kế hoạch mở rộng kinh doanh còn tiềm năng với gần 80% doanh nghiệp cho biết, họ đã có từ 1 đến 3 văn phòng hoặc cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Trong số những doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng, hơn 1/2 dự kiến mở rộng hoạt động, với nhiều kế hoạch phát triển các cơ sở sản hoặc mở thêm văn phòng đại biện ở các thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

7. Thay lời kết luận

Những tồn tại về thị trường cho thấy: Nhu cầu nội địa yếu; Tính cạnh tranh cao; Các yếu tố kinh tế toàn cầu được thể hiện thông qua chính sách và quy định của chính phủ còn chậm; hay thay đổi hoặc bị trì hoãn. Mặt khác, nhiều thách thức địa chính trị và thiên tai bão lũ đã gây gián đoạn thương mại, gây nhúng biến động bất thường; không ít doanh nghiệp cho rằng, siêu bão Yagi là nguyên nhân chính của những tiêu cực trong Quý /III năm 2024. Tuy nhiên, hầu hết những lo ngại vẫn tập trung vào các thách thức địa chính trị và khó khăn trong vận hành sản xuất kinh doanh.

Từ góc nhìn doanh nghiêp châu Âu, khảo sát BCI Q3.2024 của Euroham là tài liệu tham khảo cần thiết đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách doanh nghiệp nước ta./.

Thành Ý

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/eurocham-viet-nam-voi-niem-tin-kinh-doanh-quy-3-2024-a20515.html