Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới làm việc tại Bát Tràng

Sáng ngày 21 tháng 10, tại Ủy ban Nhân dân xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Hội đồng giám khảo quốc tế của Hội đồng Thủ công Thế giới đã chính thức bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trong quá trình khảo sát, đánh giá nhằm xem xét việc công nhận làng nghề của Thành phố Hà Nội trở thành thành viên của mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Tham dự buổi làm việc có sự hiện diện của nhiều đại diện quan trọng từ Hội đồng giám khảo quốc tế, bao gồm ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Tiến sĩ Sitthichai Smanchat, Phó Chủ tịch Hội đồng Thủ công khu vực Đông Nam Á; và bà Nadia Meer, Phó Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực Châu Phi.

acefcb72fbcc42921bdd-1729482106.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Đoàn giám khảo đã được đón tiếp bởi lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn Hà Nội, cùng với đại diện từ các hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ và các địa phương liên quan.

657c5e7a53c4ea9ab3d5-1729482209.jpg

Ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc

Theo lịch trình công tác, Hội đồng giám khảo quốc tế sẽ tiến hành khảo sát và đánh giá tại năm làng nghề tiêu biểu của Hà Nội, gồm:
1. Làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm - nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ nghệ thuật.
2. Làng nghề nón Chuông, huyện Thanh Oai - chuyên sản xuất nón lá truyền thống.
3. Làng nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, quận Hà Đông - nơi sản xuất lụa tơ tằm cao cấp.
4. Làng nghề mây tre đan thôn Phú Vinh, huyện Chương Mỹ - nổi bật với các sản phẩm từ mây tre đan.
5. Làng nghề điêu khắc sơn mỹ nghệ thôn Sơn Đồng, huyện Hoài Đức - chuyên tạc tượng gỗ, tượng được sơn son thiếp vàng.

fd701168dad663883ac7-1729482267.jpg

Đại diện lãnh đạo UBND xã Bát Tràng phát biểu tại buổi làm việc

Chương trình khảo sát và đánh giá này không chỉ là cơ hội để quảng bá giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống của Hà Nội, mà còn góp phần nâng cao vị thế của Thành phố trong mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo trên thế giới.

bbbf9195fc2c45721c3d-1729483254.jpg

Bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc

9da85bd4306d8933d07c-1729483310.jpg

Ông Aziz Murtazaev, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát biểu tại buổi làm việc

Một số hình ảnh tại buổi làm việc: 

4b5f3f7dcac3739d2ad2-1729482347.jpg
d0db0cf1f84f4111185e-1729483437.jpg
73e0823f1581acdff590-1729491969.jpg
dbf87aa3f51d4c43150c-1729491969.jpg
73e0823f1581acdff590-1729491969.jpg
0aa3a75a02e3bbbde2f2-1729491970.jpg
d70a49e8ec51550f0c40-1729491970.jpg
7ce546ede054590a0045-1729491970.jpg
5ca76eb9c800715e2811-1729491971.jpg
eb01dde17858c1069849-1729491971.jpg
25dcddcc7b75c22b9b64-1729491971.jpg
e1da36d1906829367079-1729491971.jpg
Thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề trong cả nước, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Tính đến nay, Thành phố Hà Nội có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã gồm: 269 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 60 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 05 nghề được công nhận Nghề Truyền thống với 6/7 nhóm nghề và cũng có 745/2.711 sản phẩm OCOP là sản phẩm của các làng nghề, làng có nghề (chiếm 27,48 % tổng sản phẩm OCOP toàn Thành phố). Doanh thu của các làng nghề ước đạt trên 24.000 tỷ đồng, một số làng nghề có doanh thu cao như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng đạt trên 1.000 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù, đạt trên 1.300 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, đạt trên 1.000 tỷ đồng; làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá đạt 1.209 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc - may thôn Hữu Bằng đạt gần 1.000 tỷ đồng, làng nghề truyền thống mỹ nghệ Thiết Úng đạt 1.100 tỷ đồng; 02 làng nghề giầy da thôn Giẽ Thượng, Giẽ Hạ, xã Phú Yên đạt 500-700 tỷ đồng; Sản phẩm của các làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố.

 

Minh Trí

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/hoi-dong-giam-khao-quoc-te-cua-hoi-dong-thu-cong-the-gioi-lam-viec-tai-bat-trang-a20522.html