Lâm Đồng: Tháo gỡ những khó khăn thúc đẩy du lịch canh nông phát triển

Trong hội nghị đánh giá kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch canh nông của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiều vấn đề bất cập đang được tỉnh khẩn trương tháo gỡ để thúc đẩy loại hình du lịch trải nghiệm đầy hấp dẫn này.

Thời gian qua, du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm. Tuy nhiên, việc đầu tư vào mô hình này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Chiều ngày 17/10, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị đánh giá kết quả đạt được và khó khăn vướng mắc trong phát triển du lịch canh nông trên địa bàn.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, sản phẩm du lịch canh nông đã từng bước phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương; ổn định cuộc sống của người dân trong vùng; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt cộng đồng cư dân nơi triển khai mô hình được hưởng lợi từ việc phát triển các mô hình du lịch canh nông.

dl3-iibd-1729650092.jpgToàn cảnh của hội nghị.

Tổng lượt khách đến tham quan các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 (đầu năm 2018 thẩm định và công nhận điểm du lịch canh nông) đến nay đạt hơn 7 triệu lượt khách.

Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định phê duyệt đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn vào cuối năm 2015, đến năm 2018, ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thẩm định và công nhận 33 điểm du lịch canh nông. Từ đó, sản phẩm du lịch canh nông tại tỉnh Lâm Đồng đã từng bước phát huy thế mạnh, thu hút hơn 7 triệu lượt khách đến tham quan và trải nghiệm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

dl2-lvjz-1729650260.jpgÔng Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định tiềm năng phát triển du lịch canh nông. 

Tuy nhiên, do vấp phải nhiều rào cản bởi các quy định của pháp luật hiện hành, cũng như chưa có các hướng dẫn cụ thể từ phía các Bộ, Ngành Trung Ương có liên quan dẫn đến việc phát triển du lịch canh nông tại tỉnh Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn. Nhất là các quy định về tiêu chí xây dựng trên đất nông nghiệp, chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, mật độ xây dựng có mái che v.v… Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp đã nêu lên nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động du lịch canh nông cần được tháo gỡ. Cụ thể là những vướng mắc tới Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.

Cụ thể, theo ý kiến phát biểu của bà Lê Thị Quỳnh Như, Trang trại Cún ở phường 7, thành phố Đà Lạt cho biết, những bất cập này dẫn đến việc phát triển du lịch canh nông tại địa phương gần như rơi vào bế tắc. “Nông trại có thú nuôi, thú cưng, vừa có các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt như dâu tây, cà chua, rau thủy canh… thì cũng được nhiều khách du lịch ghé để tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, phải có bãi đậu xe, khu sản xuất nông sản, khu trưng bày, khu đón khách, khu tổ hợp nhà vệ sinh, quầy nước v.v… những công trình này buộc phải có để đón khách nhưng khi thi công thì lại vướng vào vi phạm trật tự xây dựng”.

1729174342-img-3807-1729650233.jpgPhát biểu của đại diện các doanh nghiệp về những vướng mắc cần tháo gỡ.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định, tiềm năng phát triển du lịch canh nông của tỉnh là rất lớn song trong quá trình triển khai thực hiện đã vấp phải nhiều rào cản, trong đó khó khăn lớn nhất là vướng các Luật Du lịch, Luật Đất đai và Luật Xây dựng. Để thúc đẩy du lịch canh nông phát triển mạnh, mang tính đột phá trong thời gian tới, tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng phương án sử dụng đất đa mục đích cho du lịch canh công kèm các quy định rõ ràng, cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc này thực hiện dựa trên cơ sở Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành có liên quan. 

“Những dự án du lịch canh nông có đất xây dựng hoặc là một dự án độc lập thì đề nghị là xây dựng theo như một dự án đầu tư và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo đúng trình tự. Nhóm thứ 2 là đất nông nghiệp thuần túy mà chúng ta sử dụng đa mục đích do cá nhân thì gửi trực tiếp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện phê duyệt. Đối với đất nông nghiệp đa mục đích do tổ chức sử dụng thì cũng xây dựng toàn bộ nội dung gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Hai nội dung này khác nhau, một cái là dự án có chuyển mục đích xây dựng, cái còn lại là đất đa mục đích thì xây dựng công trình theo kiểu tháo rời, lắp ráp, không phải chuyển mục đích vì bản chất là đất nông nghiệp”, ông Phạm S cho biết.

mua-hong-chin-da-lat-3-1729650395.jpgDu lịch trải nghiệm hái nông sản tại Đà Lạt.

Ông Phạm S cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định, tham mưu UBND tỉnh về phương án sử dụng đất đa mục đích. Việc hướng dẫn, bộ tiêu chí quy định phải đạt yêu cầu dễ làm, dễ hiểu, dễ thực hiện và có tính khả thi cao.

Sở VH-TT-DL rút kinh nghiệm thời gian qua để xây dựng bộ tiêu chí để xây dựng du lịch canh nông. Tiêu chí này phải phù hợp điều kiện thực thế, không thách thức, không viễn vông, đảm bảo cao nhất về an toàn tính mạng du khách. Đối với các địa phương, căn cứ quy định hiện hành, chương trình hỗ trợ của tỉnh tiếp tục thông tin để người dân tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ,...

 

Tổng hợp

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/lam-dong-thao-go-nhung-kho-khan-thuc-day-du-lich-canh-nong-phat-trien-a20637.html