Dân chủ từ góc nhìn của nhà khoa học

Gần đây, vấn đề Dân chủ nổi lên đã trở thành chủ đề trao đổi của nhiều diễn đàn và mạng xã hội. Trên Facebook, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trần Xuân Hoài, Nguyên Viện trưởng Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học Công nghệ Việt Nam với bút danh Trần Gia Ninh đã có bài viết mang tựa đề “Dân chủ - Một trăm lẻ một chuyện”. Với mong muốn đươc trao đổi rộng rãi về chủ đề này, bài viết hy vọng tổng hợp được những nội dung cốt lõi để giới thiệu cùng bạn đọc.

dan-chu-1729820057.png

Dân chủ và đặc điểm của nền Dân chủ  (Tranh cổ động)

Mở đầu bài viết GS cho biết, ở Việt Nam từng có những trao đổi về một nền Dân chủ tương lai, đã có hơn 200 phản hồi (reactions) và trên 200 ý kiến bình luận đa chiều. Để làm rõ thêm về Dân chủ trong “Thế sự phiếm đàm” tác giả muốn bàn thêm về Dân chủ và hy vọng có thể trao đổi rộng rãi cùng bạn đọc.

Theo GS, Dân chủ là một thuật ngữ tốt đẹp cho nhiều người, nhưng trên thế giới ngày nay còn chưa đồng nhất về khái niệm. Chúng ta nên hiểu, trong phân loại quyển lực điều hành xã hội; thể chế Dân chủ thuộc nhóm Dân quyền (rule of the people Democracy) với hàm nghĩa: Quyền lực thuộc về Dân do Dân làm chủ. Nghiên cứu 181 nước trên thế giới cho thấy, có 25 quốc gia Dân chủ đầy đủ (democracy), 53 nước Dân chủ khiếm khuyết (Flawed democracy).

Dù thế giới đang sống có nhiều mô hình Dân chủ (bao gồm cả những mô hình thành công và không thành công) nhưng lại có sự khác biệt. Có nhiều cách hiểu để trở thành một quốc gia Dân chủ. Nếu tạm thừa nhận Dân chủ là tên gọi của một thể chế xã hội tốt đẹp, thì ít nhất đó là thể chế xã hội mà Viêt nam ta đang theo đuổi. Bài viết của tác giả không tranh luận về Dân chủ mà chỉ bàn về cách để trở thành nước Dân chủ.

dan-chu-1-1729820058.png

Vẻ đẹp con người Việt Nam, nét đẹp độc đáo của đất nước  (Ảnh Mytour.vn)

Nước Đức và người Đức đã từng là một hiện tượng thú vị. Không ai nghi ngờ về sự phát triển hàng đầu thế giới của quốc gia này từ cuối TK19. Từ tháng 11 năm 1918 nước Đức đã có một nền dân chủ mẫu mực, gọi là cộng hoà Weimar, cho đến 1933 qua hai đời Tổng thống và 16 Thủ tướng đều do bầu cử Dân chủ. Vị Thủ tướng thứ 16 được Quốc hội bầu một cách Dân chủ ngày 30/1/1933 là Adolf Hitler.

Có lần ngồi tán gẫu với bạn bè người Đức (do nghề nghiệp nên bạn tác gỉa đều là những trí thức và học giả cao cấp) về lý do tại sao người Đức lại để cho Hitler lên cầm quyền? Không ai đưa ra câu trả lời thuyết phục, tác giả trêu trọc bằng câu nói “Đấy là tại người Đức tôn trọng kỷ luât và quá nghiêm túc!

Sao cậu lại nói như vây?”

dan-chu-2-1729820055.png

Các bang của Đức thời Weimar

Tác giả trả lời "Tôi đươc nghe kể lại rằng, cánh tả do E. Thaeleman lãnh đạo chiếm đa số, mạnh hơn cánh Nazi của Hitler rất nhiều. Khi đó, lãnh đạo cánh tả kêu gọi bãi công toàn quốc và kéo về Berlin biểu dương lực lượng. Khi công nhân mọi nơi kéo đến các nhà ga xe lửa để về Berlin thì họ xếp hàng dài mà không lên được tàu do không có người soát vé mà nguyên nhân đơn giản chỉ là Ban Tổ chức bãi công rất cẩn thận trong kêu gọi công nhân lái tầu bãi công, nhưng đã quên không nhắc tới những người soát vé. Không có người kiểm tra vé, người Đức không lên tàu vì đó là quy định. Thế là cuộc biểu dương lực lượng thất bại. Cánh Nazi áp đảo, buộc quốc hội phải bầu Hittler". Mọi người cười ầm cho là chế diễu họ, nhưng không ít người lại bắt tay cảm ơn và cho là câu trả lời “hay” nhất của một người đến từ nước ngoài. Thật thú vị, khi Đức Quốc xã lại được sinh ra từ một nền Dân chủ mẫu mực đương thời.

Theo tác giả, ít nhất là nền Dân chủ sẽ giúp Việt Nam thịnh vượng và thoát khỏi người hàng xóm phương Bắc luôn khống chế và đe dọa biến VN thảnh một quận huyện của họ. Dân chủ chắc chắn không thể hủy hoại Việt Nam, nhưng cách để trở thành Dân chủ lại có thể phá hủy triển vọng phát triển đất nước.

Từ hiểu biết thuần túy khoa học, để xây dựng nền Dân chủ có hai hướng: một là do nước ngoài điều khiển và can thiệp; hai là tự thân thực hiện bằng nội lực. Mỗi kiểu lại có hai cách là: hoà bình hoặc bạo lực.

Về Dân chủ do nước ngoài điều khiển và can thiệp

Tác giả đã đọc nhiều và biết được người Mỹ đã tổng kết về cách Mỹ và thế giới giúp các nước trở thành Dân chủ một cách hòa bình.

Theo lịch sử dân chủ của Việt Nam Công hòa (tức chính quyền niềm Nam Việt Nam trước đây), hầu hết các tổng thống đều được Mỹ lựa chọn hoặc hỗ trợ. Khi không thích người Mỹ nắm quyền sẽ đảo chính để hất cẳng họ. Ngô Đình Diệm là người đã được Mỹ chọn và cũng bị Mỹ giết chết (ông Diệm là Tổng thống dân cử đầu tiên của chế độ Việt Nam Cộng hòa, người đã thu được 605.205 phiếu ủng hộ, mặc dù chỉ cần 450.000 cử tri đăng ký tại Sài Gòn là đủ).

dan-chu-3-1729820055.png

Vận động trưng cầu dân ý năm 1955 đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền (Ảnh Wikipeda)

Trong khu vực ASEAN Campuchia là quốc gia dân chủ một cách hòa bình nhờ sự giúp đỡ quốc tế, trong đó có Việt Nam. Từ năm 1993 Husen đã liên tục làm Thủ tướng và dến nay con trai ông lại trở thành Thủ tướng tiếp theo. Quyền bỏ phiếu ở Campuchia có sự khác biệt với nền Dân chủ do Trung Quốc chống lưng.

Nhà cầm quyền Mỹ và NATO từng sử dụng bom, đạn và giết chóc để biến một quốc gia phi Dân chủ thành quốc gia Dân chủ. Họ coi đây là cái giá của nền Dân chủ với hàm nghĩa phải trả bằng máu của người dân ở nơi muốn có Afghanistan, Iraq, Lybia và cả Syria là những ví dụ điển hình cho cách bạo lực để trở thành quốc gia Dân chủ. Tác giả đã đưa ra câu hỏi liệu Việt Nam có thể xây dựng nền Dân chủ nhờ nước ngoài dẫn dắt theo những cách này?.

Xây dựng nền Dân chủ bằng cách tự thân vận động và đi lên bằng nội lực

Đây là việc làm khá phổ biến, có thể thực hiện bằng cả bao lực và hòa bình. Từ xa xưa cách làm bạo lưc diễn ra khá phổ ngbiến với những mô hình như trong cách mạng Pháp để xoá bỏ dòng họ Bourbon và, cuộc chiến tranh Nam Bắc trong xã hội Hoa Kỳ v..v…Ngày nay, ngoại trừ ở Rumani còn những nơi khác rất hiếm gặp cách làm này.

Theo cách hoà bình có nhiều mô hình như ở các nước Đông Âu, Đài loan, Hàn quốc......Tại những Quốc gia này, nền Dân chủ đã mang lại thành công trong xây dựng xã hội thịnh vượng và hanh phúc; nhờ toàn dân đồng thuận với những mục đích rõ ràng hướng đến một xã hội phát triển bền vững.

dan-chu-4-1729820054.png

 Chính phủ Liên hiệp Lâm thời nước VNDCCH

Trường hợp Việt Nam những năm1945-1946 là một ví dụ điển hình. Nhân dân đã không nổ súng, nhưng đã chuyển đổi hòa bình từ chế độ thực dân phong kiến sang chế độ Dân chủ Cộng hoà bằng phổ thông đầu phiếu bầu quốc hội, cử chính phủ và soạn ra bản hiến pháp dân chủ tiến bộ không khác so với thế giới văn minh…

Thể chế Dân chủ quy định trong Hiến pháp 1946 đã tạo điều kiện tốt hơn cho cộng đồng so với độc tài toàn trị. Con đường đi lên Việt Nam đang theo duổi chắc chắn sẽ phải đổi mới. Do vậy, tác giả đã không rơi vào tranh luận Dân chủ là gì? mà tập trung vào con đường để trở thành Dân chủ với ý nghĩa tốt đẹp là mang lại hạnh phúc tốt hơn cho người dân.

Ở trong nước đã từng có các nhóm hô hào tam quyền phân lập, cổ súy đa nguyên, đa đảng, số lớn lên án giáo dục, văn hoá … đòi phải cải cách triệt để hoặc hướng về tìm cách lựa chọn nhân sự hiền tài.... nhưng liệu những cách làm này là con đường đi đến Dân chủ? Nhưng người đã dấn thân vào nghiên cứu đề xuất những vấn đề gợi ra rất đáng trân trọng, nhưng coi đó là sự lựa chọn đúng đắn thì chưa đủ sức thuyết phục, còn hy sinh vì những tín điều này thì chưa xứng đáng.

dan-chu-5-1729820057.png

Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Ảnh tin tức Daily Mail)

Vậy phải làm như thế nào? Câu hỏi đã được tác giả đưa ra và cho rằng Chúng ta cần phải chọn con đường đi đến Dân chủ bằng nội lực, không có yếu tố nước ngoài, không đổ máu, và cần có sự đồng thuận của tuyệt đại đa số cư dân trong nước (bao gồm cả 4 triệu đảng viên, 10 triệu người ăn lương nhà nước, gần 2 triệu sĩ quan và quân nhân, công an), người Việt Nam ở nước ngoài và quan trọng là có mục đích rõ ràng với thể chế đi tới. Mô hình thể chế được coi là đường băng cất cánh.

K.Marx từng tuyên bố “Lý thuyết cộng sản nói tóm lại là triệt tiêu hoàn toàn sở hữu tài sản tư nhân”. Điều thứ 12, Hiến pháp Việt Nam 1946 ghi rõ “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”. Dân Việt Nam sẽ chọn lọc theo cách nào?

Chủ tịc Hồ Chí Minh ghi nhận “Không có gì quý hơn độc lập tự do”  Người chỉ rõ “Nước độc lập mà dân không có tự do thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”.

Bàn về Nhà nướcV.I.,Lenin đã khẳng định “Chừng nào còn nhà nước, chừng đó không có tự do”. Người ghi nhận “Nhà nước là một bộ máy dùng công cụ chính trị của mình để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác... Nhà nước là một bộ máy để giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy dùng để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp đối với các giai cấp bị lệ thuộc khác. (V.I.Lenin http://www.marxists.org/vietnamese/lenin/1919/jul/11.htm)

Jefferson Tổng thống Hoa Kỳ từng nói “một chính quyền của dân, do dân và vì dân” còn ở Việt Nam, trong nhiều văn kiện chúng ta đã sử dụng cụm từ “nhà nước ta của dân, do dân và vì dân”. Mao Trạch Đông đã không dấu diếm khi cho rằng

“Chính quyền sinh ra từ họng súng”. Ngược lại, Chủ tịch Hồ chí Minh lại tuyên bố “Làm công tác chính quyền, ở công an hay ở quân đội, đều là làm đày tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền Dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ....từ Chủ tịch nước đến giao thông viên, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữahttps://tennguoidepnhat.net/.../bai-noi-tai-truong-cong.../

Với những lựa chọn trên đây, chưa cần biện luận, nhưng mọi người đều biết là theo mô hình Việt nam DCCH 1945-46 và chủ thuyết HCM là thuận thiên, thuận nhân tâm và thuận lẽ đời.

Con người tự do có quyền lựa chọn chủ thuyết va bênh vực chủ thuyết của mình, còn kêu gọi các nhà khoa học theo cách phải là tri thức cơ bản Việt Nam đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì thật sự khó khăn . Dưới góc nhìn khoa học tác giả cho rằng, đây là sự lẫn lộn giữa Đảng và dân tộc. Đảng có thể chọn chủ nghĩa/Mác-Lê, nhưng dân tộc lại chọn con đường Dân chủ Cộng hòa và chủ thuyết của Hồ Chí Minh.

Con đường đến Dân chủ phồn vinh cho đất nước, theo tác giả đó là trở về Thể chế VNDCCH với Hiến pháp 1946 được dẫn dắt bởi chủ thuyết Hồ Chí Minh. Chắc chắn trên 100 triệu đồng bào cả nước sẽ đồng tình, không ai dám công khai chống lại Như vậy là Thiên thời, địa lợi, nhân hoà sẽ giúp Đổi mới thành công và đất nước sẽ vững vàng phát triển để đến năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành Quốc gia phát triển có thu nhập cao.

Để đạt được mục tiêu phát triển, nhiệm vụ mọi người chúng ta là cổ vũ cho con đường tốt đẹp, không sa vào những tiểu tiết phiến diện, cãi vã không chấm dứt.

Nếu không đi theo con đường HCM đã vạch ra khi lập quốc thì chỉ còn hai khả năng: Một là chờ Trung Quốc sụp đổ, ta đổ theo, Hai là phải “trải qua một cuộc bể dâu” mà từ cuộc bể dâu này đi lên chúng ta không tránh khỏi những đau thương, mất mát.

Thành Ý

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/dan-chu-tu-goc-nhin-cua-nha-khoa-hoc-a20769.html