Tình hình kinh tế xã hội tháng Mười và 10 tháng năm 2024

Đầu tháng 11, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã có báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế-xã hội đất nước tháng Mười và 10 tháng đầu năm 2024. Báo cáo cho thấy nhiều tín hiệu tích cực về sản xuất công nghiệp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vu và lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Mặc dù thời tiết cực đoan với những biến động bất lợi do bão lũ song sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được vai trò tích cực trong tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hôi. Bài viết tổng hợp những vấn đề nổi bật của báo cáo này.

Như thông lệ, báo cáo của Tổng cục thống kê đã lần lượt điểm lại tình hình Nông, lâm nghiệp thủy sản; công nghiệp và hoạt động doanh nghiệp, đầu tư, thu chi ngân sách; Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch, Báo cáo cũng đã phân tích những điểm nhấn về tình hình xã hội.

I. Thực trạng phát triển kinh tế

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Mở đầu báo cáo đã phân tích về tình hình sản xuất nông lâm thủy sản, Báo cáo cho biết: Vụ lúa mùa năm 2024 cả nước gieo cấy được 1.540,9 nghìn ha, bằng 99,9% so với vụ mùa năm trước. Tính đến ngày 20/10/2024, cả nước thu hoạch được 1.198,8 nghìn ha lúa mùa, giảm 28,3 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước. Vụ lúa hè thu cả nước gieo cấy được 1.909,3 nghìn ha, giảm 3,5 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2023 với năng suất đạt 58,1 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với vụ trước và sản lượng đạt 11,1 triệu tấn, tăng 77,6 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước. Tính đến ngày 20/10/2024, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy được 710,7 nghìn ha lúa thu đông, cao hơn 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với cây hàng năm, do các địa phương tranh thủ gieo trồng rau màu vụ đông sớm nên tiến độ gieo trồng đã  nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước.

Về chăn nuôi: dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Tính đến cuối tháng 10/2024, tổng đàn trâu giảm 3,4% đàn bò giảm 0,5%; tổng đàn lợn tăng 2,4%; và đàn gia cầm tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023.

kinh-te-xa-hoi-1730973214.png

Trong sản xuất Lâm nghiệp diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng Mười đạt 33,1 nghìn ha, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt 7,9 triệu cây, tăng 4,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 2.420,8 nghìn m3, tăng 14,7%; diện tích rừng bị thiệt hại giảm 37,4%. Tính chung mười tháng năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung tăng 3,7% số cây lâm nghiệp trồng phân tán, tăng 4,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 18.489,7 nghìn m3, tăng 7,9%; diện tích rừngbị thiệt hại là 1.506,3 ha, giảm 9,4%. so với cùng kỳ năm trước.

Về Thủy sản Sản lượng tháng 10/2024 đạt 870,7 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, sản lượng ước đạt 7.889,8 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: nuôi trồng 4.612,5 nghìn tấn, tăng 3,8%; khai thác 3.277,3 nghìn tấn, tăng 0,6%.

2. Về sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 tăng 4,0% so với tháng trước và tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,6%, đóng góp 8,3 % vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,3%, đóng góp 0,9 %, riêng khai khoáng giảm 7,2%, làm giảm 1,1 % đống góp vào mức tăng trưởng chung.

Đến–01/10/2024, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,0% so với cùng kỳ tháng trước và tăng 5,7% so với năm trước.

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng Mười, cả nước có gần 14,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới tăng 26,5% so với tháng trước và giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước; có gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 33,5% và tăng 53,7%; có 5.454 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 28,8% và giảm 0,9%; 5.424 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 26,8% và tăng 10,7%; có 1.987 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,8% và tăng 34,3% so với cùng kỳ năm trước.

kinh-te-xa-hoi-1-1730973214.png

 Tính chung mười tháng năm 2024, cả nước có hơn 202,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023; bình quân một tháng có hơn 20,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trưởng là 173,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 17,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

4. Về đầu tư

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10/2024 ước đạt 68,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, ước đạt 495,9 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% kế hoạch năm và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/10/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong mười tháng năm 2024 đạt 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong mười tháng năm 2024 có 124 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 429,9 triệu USD, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm trước; có 21 lượt dự án điều chỉnh vốn với số ốn điều chỉnh tăng 43,2 triệu USD, giảm 75,1%. Tính chung mười tháng năm 2024, /tổng vốn đầu tư của Việt Nama nước ngoài đạt 473,1 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

5. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 10/2024 ước đạt 178,5 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước mười tháng đầu ăm 2024 đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 10/2024 ước đạt 155,4 nghìn tỷ đồng; lũy kế mười tháng năm 2024 ước đạt 1.399,7 nghìn tỷ đồng, bằng 66,0% dự toán cả năm và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành) tháng 10/2024 đạt 545,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,6%

Về Xuất, nhập khẩu hàng hóa[2]

Trong tháng Mười, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 35,59 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD với cơ cấu nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 88,0%, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,97 tỷ USD, chiếm 28,0% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 241,62 tỷ USDchiếm 72,0%.

Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 33,6 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 312,28 tỷ USD, với cơ cấu tư liệu sản xuất chiếm 93,7%, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, 295,23 tỷ USD, chiếm 88,0%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 113,58 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 198,7 tỷ USD.

kinh-te-xa-hoi-3-1730973214.png

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa

Mười tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 117,7 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười xuất siêu 1,99 tỷ USD. Tính chung mười tháng năm 2024, xuất siêu 23,31 tỷ USD Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,61 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 42,92 tỷ USD.

Về Chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng và giá đô la Mỹ tháng 12/2023, CPI tháng Mười

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,89%. Bình quân mười tháng năm 2024, CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.

 Giá vàng tháng 10/2024 tăng 5,96% so với tháng trước; tăng 29,97% so với tháng 12/2023; tăng 38,88% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười tháng năm 2024, Giá đô la Mỹ tháng 10/2024 tăng 0,7% so với tháng trước; tăng 2,41% so với tháng 12/2023; tăng 1,89% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười tháng năm 2024 tăng 5,1%.

Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng 10/2024 ước đạt 457,9 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 23 tỷ lượt khách.km, tăng 8,5%. Tính chung mười tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 4.136,6 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 227 tỷ lượt khách.km, tăng 11,6%n tải hàng hóa tháng 10/2024 ước đạt 245,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 47,7 tỷ tấn.km, tăng 10,2%. Tính chung mười tháng năm 2024, vận tải hàng hóa c đạt 2.176,2 triệu tấnn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 443,3 tỷ tấn.km, tăng 11,0%.

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10/2024 tăng cao, đạt 1,42 triệu lượt người, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 14,1 triệu lượt người, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước.

II. Một số tình hình xã hội

Báo cáo tổng hợp đã làm rõ Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong mười tháng năm 2024, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân hơn 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024; các địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

Về y tế cả nước có 94,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với15 ca tử vong; 56,6 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 7.128 trường hợp sốt phát ban nghi sởi với 03 ca tử vong; 70 trường hợp tử vong do bệnh dại; 393 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút có 06 ca tử vong; 15 trường hợp mắc viêm màng não 10 trường hợp mắc bạch hầu với 01 ca tử vong.

Trong tháng Mười (từ 26/9-25/10/2024), cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông. Tính chung mười tháng năm 2024 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 19.513 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.990 người, bị thương 14.505 người. Bình quân một ngày trong mười tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 48 người.

kinh-te-xa-hoi-4-1730973214.png

Thiệt hại do thiên tai trong tháng Mười chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung mười tháng năm 2024 thiên tai làm 525 người chết và mất tích, 2.136 người bị thương; 26,2 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; 5,1 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 90,3 nghìn ha hoa màu và 334,2 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 78.082,4 tỷ đồng, caogấp hơn 21,2 lần cùng kỳ năm 2023.

Trong tháng 10 cơ quan chức năng phát hiện 1.940 vụ vi phạm môi trường tại 51/63 địa phương. Tính chung mười tháng năm 2024, các cơ quan chức năng đãc phát hiện 19.282 vụ vi phạm môi trường, đã xử lý 17.683 vụ với tổng số tiền phạt hơn 254,5 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mười tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 3.475 vụ cháy, nổ, làm 89 người chết và 95 người bị thương, thiệt hại ước tính 368,1 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước./.

Thành Ý

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-muoi-va-10-thang-nam-2024-a21402.html