Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022

Là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) nhưng lại có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành nền kinh tế có mức phát thải carbon tháp. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quôc về BDKH (COP 26) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết để trở thành một quốc gia có mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo đó, Việt Nam sẽ triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực của chính mình với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. theo thoả thuận Paris.

Diễn dàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022

Trên thế giới xung đột, chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về khí hậu diễn ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng. Những tác động của BDKH đã ảnh hưởng trực tiếp đên lương thực, nguồn nước và an ninh năng lượng. Ngân hàng Thế giới nhận xét, khủng hoảng Covid-19 cùng với tác động lan toả từ các cuộc xung đột đã làm hoạt động kinh tế tòan cầu giảm mạnh, tăng trưởng năm 2022 dự báo chỉ đạt 2,9%. Trong bối cảnh này, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã được đặt lên hàng đầu.

Nhằm thực hiện cam kết của Thủ tướng tại COP26, theo tinh thần Nghị quyết 140.NQ-CP của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp cùng Bộ Công thương, UB về Người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Diễn đàn Công nghệ Và năng lượng Việt Nam 2022 với chủ đề” Giải pháp tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới”

 Diễn đàn được tổ chức nhằm phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng với mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới; cung cấp thông tin về các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng, góp phần đáp ứng tốt các cam kết tại COP 26 và tinh thần của Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02/10/2020 của Chính phủ. Diễn đàn cũng là nơi tiếp nhận ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và cơ quan quản lý … nhằm hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng bền vững.

Diễn đàn đã thu hút được sự tham gia đông đảo của trên 600 đại biểu trong nước và quốc tế theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với nhiều đại sứ quán các nước tại Việt Nam. Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An đã có những chia sẻ chi tiết, qua đó khẳng định, Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành nền kinh tế phát thải carbon ròng bằng không. Trong khuôn khổ Diễn đàn, đại biểu tham dự đã lắng nghe và cùng chia sẻ những phân tích từ các chuyên gia, nhà khoa họcvề các vấn đề liên quan như:xây dựng và triển khai biện pháp giảm phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, để đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.\

e1-1663574816.png

Toàn cảnh Diễn dàn

Những nội dung cơ bản của Diễn đàn

Diễn đàn gồm 2 phiên thảo luận. Phiên đầu mang tiêu đề “ Chính sách và Chương trình hỗ trợ về  sử dụng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ chuyển dịch  năng lượng theo hướng tăng trưởng Xanh”

Với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức quốc tế như Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Ngân Hàng Thế giới(W.B), cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Chương tình Phát triển LHQ (UNDP) và nhiều Dại sứ quán các nước…phiên thảo luận nàyđã chia sẻ những chính sách và cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong các chương trình hỗ trợ sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm phục vụ chuyển dịch năng lượng theo  hướng  tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện  tốt nhất những cam kết của COP 26.

Phiên thứ hai mang tên “ Giải pháp công nghệ hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới”. Là phiên quan trọng,  có sự tham gia  của cộng đồng các Viện nghiên cứu, trường Dại học, những nhà nghiên cứu trong, ngoài nước.  Các trường Đại  học Bách khoa, Đại  học Quốc gia Hà Nội và  thành phố Hồ Chí Minh,Đại học Yokohama (Nhật Bản), Đại học Oxford, Đại học Quốc gia Hải Dương (Đài Loan);  Viện nghiên cứu Bears (Singapore) ,  Trung tâm nghiên cứu năng lượng châu Á-Thái Bình Dương Csiro (Úc),  mạng lưới sáng tạo Việt  Nam tại châu Âu; Các công ty Subtainable Building (Hà Lan), bóng đèn phích nước Rạng Đông , thép Hoà Phát (Viet Nam) đã nhiệt thành trao đổi .

Phát biểu trong phiên thảo luận này, các nhà khoa học và đại diện doanh nghiêp  đã giới thiệu những xu hướng công nghệ mới, giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả tiết kiệm đồng thời cũng thể hiện sự sằn sàng để tiếp nhận dặt hàng từ các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam.

Đôi điều ghi nhận

Khép lại sự kiện, đại biểu tham dự nhận  thấy,  Diễn dàn đã đưa ra bức tranh tổng quan về nhu càu năng lượng Việt Nam trong xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Tiếp nhận ý kiến dóng góp từ các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà quản lý trong nước và quốc tế, Ban Tổ chức Diễn

đàn đã có những khuyến nghị. Qua  đó, việc làm  cần  thiết là hoàn thiện chính sách ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển năng lượng bền vững.

Về lộ trình thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP26, Diễn đàn nhấn mạnh dến công nghệ sử dụng; cần đưa ứng dụng công nghệ năng lượng trở thành một lĩnh vực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường;

Trong phát triển đất nước, cần hình thành và đưa  được nhiều mô hình quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm vào hoạt động ở các dịa phương;

Định hướng và phương án phát triển nghiên cứu ứng dụng và đào tạo là những vấn đề  cơ bản đẻ phát triển bền vững.Theo dó, cần quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả hoạt động ứng dụng công nghệ mới, xây dựng cơ sở vật chát kỹ thuật hiện đại và đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

Tiép nhận, chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến là vấn dề cốt lõi để phát triển năng lượng bền vững. Để làm được mong muốn này, cần xây dựng , phát triển năng lực nôi sinh về công nghệ trong doanh nghiệp và tập trung đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền  tảng phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng tiét kiệm và hiệu quả.

Diễn đàn Công  nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 nhấn mạnh về công nghệ nên sử dụng; đưa ứng dụng công nghệ năng lượng trở thành một lĩnh vực đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường. Việc; hình thành và đưa những mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, trong các tòa nhà và đời sống xã hội mang ý nghĩa quan trọng để phát triển bền vững đát nước. Hy vọng đóng góp từ Diễn đàn sẽ là tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch dịnh chính sách ở nước ta./.

 

Lê Nguyễn

TS. Lê Thành Ý

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/cong-nghe-va-nang-luong-viet-nam-2022-a2445.html