Trong thời gian xuất hiện những làn sóng mới, dường như mọi hoạt động kinh tế xã hội đều bị trì trệ; kinh doanh thương mại bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng đông đảo thương nhân và các tầng lớp xã hội đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội phát triển. Tiếp nối làn sóng trước, làn sóng thứ 2 đã thúc đẩy TMĐT phát triển nhanh và vững chắc. Tuy nhiên, phát triển TMĐT lại phụ thuộc khả năng thu hút đâù tư vào nền tảng hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến và nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dựa trên kết quả khảo sát cùng với sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy; trong điều kiện thiết bị tính toán và điện thoại thông minh được phổ cập, việc truy cập Internet dễ dàng hơn với chi phí hợp lý đồng thời với mức độ của nền tảng cung cấp đa kênh và cải thiện xuất khẩu trực tuyến. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022 do VECOM khởi thảo đã mô tả bức tranh toàn cảnh TMĐT 2022, làm rõ vai trò của làn sóng thứ 2; nhấn mạnh giao dịch TMĐT của doanh nghiệp với người tiêu dùng và doanh nghiệp với doanh nghiệp. Bài viết tổng hợp những khía cạnh nổi bật của báo cáo này để rộng đường trao đổi.
1.1.Về sự tham gia của doanh nghiệp
Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử Việt Nam 2022 được VECOM xây dựng trên cơ sở tổng hợp 6.582 phiếu điều tra hợp lệ, thu thập được trong năm 2021 tại 3 nhóm doanh nghiệp Nhà nước, ngoài Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, DN ngoài Nhà nước chiếm 90%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dưới 300 lao động tới 92%; nhóm DN lớn trên 300 lao động chiếm 8%. Theo lĩnh vực kinh doanh, nhóm DN bán buôn và bán lẻ chiếm 35%, nhóm xây dựng đứng thứ 2 với 26%, khai khoáng và công nghiệp chế biến chế tạo 12% và nông,lâm nghiệp-thủy sản chiếm 10%.
Vào năm 2021, đa số doanh nghiệp đã thích nghi với phương án làm việc kết hợp online và offline; tương tác trực tuyến cũng được ưu tiên sử dụng. TMĐT đã phát triển nhanh và thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng, giúp duy trì chuỗi cung ứng tiêu dùng, Tuy nhiên, điểm yếu vẫn là nguồn nhân lực chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp.
Mô hình TMĐT Ảnh minh họa
Kết quả khảo sát cho thấy, 64% số DN dành ưu tiên cho tuyển dụng nhân sự có kỹ năng về CNTT và TMĐT. Trong đó, nhóm DN lớn có mức độ quan tâm và dành ưu tiên cao chiếm tới 79% . Trong đầu tư vào ứng dụng CNTT và TMĐT, 41% số DN khảo sát đánh giá đầu tư vào hạ tầng CNTT và TMDT giữ vai trò tương đối quan trọng, 14% xếp ở mức rất quan trọng; chỉ có 5% không coi trọng. 11,3% số DN cho biết, đầu tư vào hạ tầng CNTTvàTMĐTđem lại hiệu quả rất cao, riêng nhóm DN lớn có 21,2% đánh giá hiệu quả rẩt cao
1.2.Thương mại điện tử với người tiêu dùng
Website doanh nghiệp là kênh hàng đầu giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong môi trường kinh doanh trưc tuyến. 34% DN khảo sát cho biết, đã tự xây dựng website; 66% còn lại đã thuê xây dựng. Đến nay. có 73% số DN tich hợp tinh năng tương tác trực tuyến với khách hàng trên nền tảng website. 77% DN cho biết, việc quản lý phản hồi với khách hàng thông qua nhân sự phụ trách tương tác trực tiếp. Năm 2021, kinh doanh trên mạng xã hội như facebook, Zalo, Instagram… tiếp tục bùng nổ với 57% số DN sử dụng những hình thức này. Về lâu dài, vịệc sử dụng nền tảng công nghệ và hỗ trợ kinh doanh tương tác với khách hàng được coi là việc lam rất cần thiết. Cùng với kinh doanh online, kinh doanh thông qua mạng xã hội được coi là nền tảng triển khai thích hợp với mọi doanh nghiệp.
Xu hướng kinh doanh thông qua sàn TMĐT có vai trò ngaỳ càng nổi bật. Sàn TMĐT luôn có những chính sách hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp tham gia. Trong những năm 2018-2021 tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐTđã từ 12% tăng lên 22%.
Kinh doanh trên nền tảng di động được mở rộng. Ứng dụng nền tảng di động đòi hỏi cao hơn một website thông thường, cần cung cấp da dạng giải pháp hướng tới một hệ sinh thaí phong phú, cung cấp cho người dùng đa dạng hàng hóa và dịch vu khác nhau. 16% DN cho biết, đã xây dựng website phiên bản di động thông qua website sử dụng nền tảng công nghệ để tạo giao diện tự điều chỉnh tương thích với máy tính,máy tính bảng hay điện thoại di động .,
1.3. TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
88% số DN khaỏ sát cho biết, đã sử dụng phần mềm kế toàn tài chính; tiếp đó là phần mềm quản lý nhân sự chiếm 56%. Đối với chữ ký điện tử, hợp đồng và hóa đơn điện tử đã được mở rộng. Có tới 72% số doanh nghiệp sử dụng chữ ký diện tử, 42% thực hiện hợp đồng điện tử và 73% dùng hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh.
Mạng xã hội là kênh mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động bán hàng và dịch vụ qua các kênh trực tuyến. Trong năm 2021, 88% DN nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động. Đánh giá hiệu quả kinh doanh trực tuyến, 47% DN cho rằng TMĐT đóng vai trò quan trọng và 21% DN lớn coi là rất quan trọng trong SXKD.
Đối với hoạt động xuất khẩu,18% DN sử dụng website hoặc TMĐT để phục vụ mục tiêu xuất nhâp khẩu (XNK), phần lớn đều đánh giá có hiệu quả, số cho là kém hiệu quả chiếm dưới 11%. Đa số DN có chi phí hoàn tất đơn hàng và giao hàng chặng cuối dưới 10% doanh thu từ hoạt động TMĐT. Thanh toán tiền mặt và chuyển khoản Internet Bangking là 2 phương thức được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ lần lượt là 89% và 86%.
1.4.Giao dịch TMĐT giữa Chính phủ với Doanh nghiệp.
32% số DN cho biết,thường xuyên tra cứu thông tin trên website của các cơ quan nhà nước, số không tra cứu chỉ chiếm dưới 5%. Theo đó. Tỷ lệ tra cứu trên các website nhà nước của DN dao động từ 98% đên 100% .
Đối với dịch vụ công trực tuyến, 83% số DN khảo sát đã sử dụng dịch vụ công trưc tuyến (DVCTT) liên quan đến thủ tục đăng ký, cấp phép và khai báo,…Những nền tảng này được cung cấp trên website của các cơ quan nhà nước. Trong số DN sử dụng DVCTT, 56% đánh giá rất tích cực,số đánh giá không có ích chiếm 1%, đã thể hiện chất lượng tốt của cung cấp.dịch vụ công.
Tổng kết Dự án hợp tác, phát triển Chính phủ điện tử giữa VPCP với AFD.
Việc dánh giá toàn cảnh TMĐT2022 đã được thể hiện qua các chỉ số TMĐT tập trung vào các Chỉ số Nhân lưc và hạ tầng CNTT; dịch vụ giữa DN với người tiên dùng. giữa DN với DN và từ các địa phương.
Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin (NL&HT) là chỉ số đầu tiên để dánh giá TMĐT; tiêu chí thành phần của chỉ số này bao gồm: khả năng đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp; ưu tiên tuyển dụng nhân sự có kỹ năng hoăc được đào tạo về CNTT và TMĐT; mức độ lao động thường xuyên sử dụng email hoặc công cụ mạng hỗ trợ và tầm quan trọng cũng như hiệu quả đầu tư vào hạ tầng CNTT và TMĐT. Theo báo cáo, chỉ số NL&HT có sự khac biệt giữa các địa phương. Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh đat trên 97,0 điểm, trong khi 54 địa lương côn lại trong bảng xếp hạng đạt dưới 40; các tỉnh thuộc nhóm cuối là Trà Vinh và Hậu Giang lần lượt chỉ đạt 8,5 và 9 điểm.
Chỉ số về giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (NTD) được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu thành phần như xây dựng website doanh nghiệp; website DN có tích hợp tính năng tương tác trực tuyến với khách hàng; DN bán hàng qua nền tảng mạng xã hội, sàn giao dịch TMĐT;website phiên bản di động; ứng dụng bán sản phẩm trên nền tảng di động…. Cũng như chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng, Chỉ số giao dịch giữa DN và NTD có sự phân hóa khá cao với sự khác biệt lớn giữa nhóm dẫn đầu với 2 thành phố lớn đạt 82,4 và 83,3 điểm;54 địa phương còn lại đạt dưới 38,0 và 2 tỉnh thuộc nhóm cuối chỉ đạt 10,8 và 10,6 điểm.
Chỉ số thứ 3 về giao dịch giữa DN với DN được xây dựng trên cơ sở sử dụng phần mềm, chữ ký và hóa đơn điện tử, chi phí và tầm quan trọng của TMĐTsử dụng trong SXKD. Chỉ số này của 2 thành phố lớn vẫn cao nhất đạt 94,7 và 83,9 điểm, các tỉnh, thành phố còn lại đạt dưới 37,0 và 2 địa phương cuối bảng là Hậu Giang và Tuyên Quang chỉ đạt 8,4 và 7,0 điểm.
Chỉ số TNĐT của các tỉnh được tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần nêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu bảng xếp hạng năm 2022 đạt 90,6 điểm , đứng thứ 2 là Hà Nội 85,9 điểm Đà Nẵng đứng tứ 3 song chỉ đạt 36,6 điểm, có khoảng cách rất xa so với Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhìn chung, chỉ số bình quân về TMDT của các địa phương trong cả nước còn thấp mới đạt 20,4 điểm, có khoang cách khá xa so với Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
2.Tăng trưởng kinh tế, làn sóng TMĐT và mô hình mua bán cộng đồng từ góc nhìn nghiên cứu
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Phân tích tổng hợp tình hình phát triển kinh tế và hoạt động thương mai trong năm 2921 các nhà nghiên cứu nhận thấy: Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội tuy tăng 2,6% so với năm trước, nhưng thương mại bán lẻ lại giảm 0,2%, đặc biệt lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm sâu tới 20,8%./Trong những khó khăn của nền kinh tế, lĩnh vực TMĐT đã duy trị được nhịp độ phát nhanh và ổn định, đạt mức tăng trưởng trên 20%.
Bán lẻ trực tuyến (Online Retail),tài chính số(FinTech) và giao hàng chặng cuối (Last Mile Delivery) cùng tăng trưởng đã thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh mới như Giáo dục số (EduTech), Bất động sản số(ProTech) và Chăm sóc sức khỏe số (Health Tech) gia tăng, trong khi Dịch vụ tiếp thị số (Digital Marketing) gặp khó khăn và Dịch vụ du lịch trực tuyến(Online Travele)có chiều hướng suy giảm. Báo cáo kinh tế số ASEAN năm 2021 của Goegle đánh giá kinh tế Internet Việt Nam tăng trưởng 31% so với năm 2020, đạt quy mô 21tỷ USD, riêng lĩnh vực bán lẻ trực tuyến gia tăng 53% và đạt quy mô 13tỷ USD. Theo giới phân tích, sự phát triển ấn tượng này là nhờ làn sóng TMĐT đã góp phần tạo động lực phát triển vững chắc.
2.2. Làn sóng thương mại điện tử
Nghiên cứu phát triển TMĐT những năm 2020-2021, các nhà phân tích nhận thấy có 2 làn sóng tạo sự phát triển vững chắc đó là: Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn đầu bùng phát đại dịch Covid-19 và làn sóng thứ 2 từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021 với những đặc điểm nổi bật đó là kinh tế xã hội trì trệ, kinh doanh TMĐTchịu tác động nghiêm trọng và đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Thương mại điện tử - cơ hội kinh doanh mới
Vào đầu năm 2020, khi khởi đầu đại dịch Covid-19. những lo ngại về dịch bệnh đã tác động lớn đến đà tăng trưởng. Khi TMĐT xuất hiện, thương nhân và người tiêu dùng đã thích nghi và chủ động trong chuyển đổi để kinh doanh trực tuyến; nhờ đó TMĐT đã có sự phát triển. Đất nước trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ tư là đợt nặng nề nhất,TMĐT tiếp tục đứng vững và trải qua làn sóng thứ 2. Trong làn sóng này, hoạt động chuyển đổi số đã được thể hiện rõ ràng hơn trong giới thương nhân và người tiêu dùng, NTD trực tuyến tiếp tục gia tăng, đông đảo người mua đã trở thành NTD thông minh, ho thành thạo hơn về kỹ năng mua sắm, một bộ phận đáng kể đã dành ưu tiên cho mua sắm trực tuyến. Nhiều thương nhân, nhất là các Doanh nghiệp TMĐT đã tích cực triển khai hoạt động chuyển đổi số (CĐS) để thích nghi với đại dịch cũng như chuẩn bị hoạt động kinh doanh trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch.
2.3. Mua sắm đa kênh và mô hình mua bán trong cộng đồng
Từ khó khăn do phụ thuộc vào một kênh mua sắm duy nhất trong đại dịch, đông đảo khách hàng trở nên quen thuộc với hình thức mua bán đa kênh và hình thức này trở thành chủ đao trong năm 2022. Giới thương nhân đã nhanh chóng thay đổi để đáp ứng trải nghiệm mới của khách hàng. Với những đặc điểm nổi bật này*, có thể thấy làn sóng thư 2 đã tạo đà cho phát triển TMĐT trong giai đoạn 2021-2025.
Mô hình mua bán trong cộng đồng (Social Commerce)** là xu hướng kinh doanh mới, mang lại lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp và đông đảo công chúng ít vốn nhưng muốn tăng thêm thu nhập. Việc mua bán giữa cư dân trong một khu vực diễn ra trôi chảy và hiệu quả do người mua và bán tin tưởng lẫn nhau, những thành viên trong cùng một nhóm trên mạng xã hội thường trao đổi và chia sẻ về nhiều chủ đề liên quan tới cuộc sống hàng ngày. Trong thực tế, hoạt động mua bán cộng đồng diễn ra sôi động trên phạm vi rộng và đa dạng. Lợi thế lớn nhất của mô hình này là mọi người trong cộng đồng có thể biết,tin nhau để cùng chia sẻ hoạt động chung và có thể mua sắm trên cùng một nền tảng xã hội. Nét nổi bật của mua bán cộng đồng là tạo ra sức mạnh lớn cho các thương hiệu nhỏ với vô vàn cá nhân là những người sáng tạo và kết nối chặt chẽ cùng các thành viên trong cộng đồng. Với mô hình mua bán cộng đồng, sức mạnh của TMĐT có thể chuyển hóa từ nhà sản xuất và phân phối tới đông đảo người tiêu dùng và có thể tạo ra cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trực tuyến trong tương lai. Các nhà nghiên cứu từng dự báo, năm 2025,khả năng mua bán trong cộng đồng có thể vượt qua 1.200 tỷ USD
* Mua bán trong cộng đồng xuất hiện khi toàn bộ trải nghiệm mua sắm của một khách hàng diễn ra trên một nền tảng mạng xã hội. Nghiên cứu của Accenture năm 2021 cho biết, gần 2/3 thành viên các mạng xã hội được khảo sát (tương ứng với gần 2 tỷ người) đã tiến hành mua bán trong cộng đồng*
\
Kết hợp giữa mua sắm tại cửa hàng và online
Theo VECOM, ở Viêt Nam,xu hướng phát triển mua bán cộng đồng cũng tương đồng với các nước đang phát triển đi tiên phong về TMĐT. Nền tảng công nghệ hỗ trợ TMĐT hàng đầu đã phát triển các giải pháp hỗ trợ kinh doanh đa kênh (Omnichannel) và mua bán trong cộng đồng;. Giải pháp HaraSocial và HaraFunnel đã hỗ trợ bán hàng toàn diện trên Facebook, giúp tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và Marketing, giúp tư vấn khách hàng theo kịch bản và giải đáp thắc mắc hoàn toàn tự động Cả 2 giải pháp này đã được hơn 100.000 fanpage và 300 thương hiệu hàng đầu sử dụng . Ngoài ra,giải pháp quản lý bán hàng đa kênh Sapo Omnichannel cũng đã trở thành công cụ bán hàng hiệu quả của nhiều thương nhân.
Cùng với vận dụng những giải pháp thích ứng, các doanh nghiệp công nghệ dã nhận ra tiềm năng to lớn của mô hình mua, bán cộng đồng, đã xây dựng nền tảng trực tuyến chuyên nghiệp để hỗ trợ. Nền tảng trực tuyến đã hỗ trợ cá nhân bán hàng với những dịch vụ đa dạng từ lựa chọn sản phẩm đến giao hàng và đào tạo kỹ năng bán hàng trực tuyến..
Nền tảng bán hàng trực tuyến đa dạng đã tăng trưởng mạnh mẽ từ trong đại dịch covid-19. Tất cả những nền tảng mới này đã nỗ lực cung cấp mọi dịch vụ cho đối tác để họ tập trung vào bán sản phẩm cho khách hàng trong cộng đồng. Tuy nhiên,mô hình này cũng bộc lộ những rủi ro dễ dẫn tới tranh chấp liên quan đến nhà cung cấp,nền tảng hỗ trợ, người mua, đơn vị cung cấp dịch vụ….Khi số người mua, bán trên nền tảng này lên tới hàng trăm nghìn người xác xuất tranh chấp sẽ tăng cao và việc giải quyết sẽ không đơn giản. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của mô hình mua, bán trong cộng đồng, các cơ quan quản lý về TMĐT và các tổ chức như tòa án, trọng tài, hòa giải cần có sự quan tâm để có hướng dẫn và khuyến nghị sát hợp.
3 Thay cho lời kết
Sự đơn giản và hiệu quả của xu hướng bán lẻ mới có thể là tiền đề của cách mạng TMĐT.. Theo đó, mô hình mua bán trong cộng đồng sẽ trở thành hệ sinh thái kinh doanh số to lớn và phức tạp. Hoạt động mua bán trong hệ sinh thaí này sẽ diễn ra trên mạng xã hội với nền tảng cung cấp giải pháp bán hàng đa kênh, kết nối người bán với các nhà cung cấp sản phẩm, chuyển phát và thanh toán tiếp thị, Đến nay, những mạng xã hội hàng đầu hỗ trợ mua bán theo hình thức này đều ở nước ngoài, hoat động của người bán phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội bên ngoài đang tiềm ẩn những rủi ro.
Để các mạng xã hội trong nước giữ được ưu thế, tạo thành công đòi hỏi phải có nguồn đầu tư to lớn. Một số công ty hàng đầu về công nghệ thông tin và doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước đã xây dựng các mạng xã hội; nếu có sự đầu tư thích đáng, mạng xã hội Việt Nam có thể có chỗ dứng trong những thị trường ngách và trong cách mạng bán lẻ mới đang được hình thành.
Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Thời gian dịch bệnh vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn cho các doanh nghiệp trong thị trường này. Do vậy, cách doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách chính xác về thị trường và đưa ra những chiến lược, sử dụng công nghệ hiệu quả để bắt kịp xu hướng thị trường thương mại điện tử trong hiện tại và tương lai.
Muốn phát triển nhanh MĐT, nhất thiết phải thu hút được nhiều vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở nền tảng. Trong khi nguồn vốn trong nước cho TMĐT còn khan hiếm, việc sử dụng thiếu hiệu quả trong xây dựng các sànTMĐT do địa phương vận hành đã gây nhiều hệ lụy. Các chuyên gia phân tích cho rằng, cần rà soát và đánh giá lại việc duy trì hoạt động của các sàn giao dịch TMĐT và đưa ra khuyến nghi để các địa phương sử dụng nguồn ngân sách cho TMĐT một cách hiệu quả hơn./.
TS Lê Thành Ý
Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/lan-song-thuong-mai-dien-tu-moi-o-viet-nam-qua-trinh-nhin-lai-a2879.html