Hội nghị kết nối thị trường tiêu thụ dâu tằm cho Yên Bái

Sáng ngày 24 tháng 03 tại phòng họp số 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã diễn ra hội nghị kết nối liên kết tiêu thụ và phát triển thị trường cho sản phẩm dâu tằm tại Văn Chấn, Yên Bái.

 

z3292112185060-14ff515d66f37e09047d669a33a5b51a-1648290745.jpg

Về tham dự hội thảo có Ông Hyun Jong Nae Giám đốc Văn  Phòng KOPIA tại Việt Nam. Đại diện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có bà Lê Ngọc Lan, Chuyên viên Phòng KH và HTQT phụ trách dự án. Đại diện Trung tâm Dâu tằm tơ Trung ương có ông Lê Hồng Vân, cùng thành viên trong Trung tâm. Đại diện phía doanh nghiệp/HTX dệt đũi Nam Cao có bà Lê Thanh Hạnh, Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Hợp tác xã, chủ thương hiệu Hanhsilk. Chủ trì cuộc họp là TS.Hoàng Xuân Trường, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp, phụ trách hợp phần tổ chức sản xuất và kết nối thị trường của dự án.  

z3292112173238-8c1387d3df7c1fc9e55e1ec0226577db-1648290776.jpg
Đại diện Trung tâm Dâu tằm tơ Trung ương có ông Lê Hồng Vân, cùng thành viên trong Trung tâm

Tại cuộc họp ông Hyun Jong Nae đã đánh giá cao nội dung thảo luận trong hội nghị nhằm giúp liên kết tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tại Văn Chấn, Yên Bái, nơi mà đã được dự án của KOPIA hỗ trợ trong 2 năm qua, đây là cũng là bước đi quan trọng trong các pha tiếp theo của dự án. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người dân và các đơn vị thu mua giúp giá bán kén ổn định hơn, người dân không phải bán kén cho thương lái không ổn định giá và hiệu quả chưa cao.  

Về phía Trung tâm dâu tằm tơ Trung ương, Ông Lê Hồng Vân cho biết hiện tại Trung tâm đã xây dựng được vùng trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã là Sơn Thịnh, Chấn Thịnh và Đồng Khê, có 4 cơ sở nuôi tằm con, 7 nhà nuôi tằm lớn.

a43c530663bbace5f5aa-1648291279.jpg

Bên cạnh đó, Trung tâm cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con tại các xã về kỹ thuật và con giống nhằm đảm bảo chất lượng và sản lượng kén.

Về phía HTX Dệt dũi Nam Cao, chị Hạnh chia sẻ HTX được thành lập từ làng nghề dệt lụa có tuổi đời hàng trăm năm với mục tiêu là khôi phục các làng nghề dệt đũi ở nhiều địa phương trên cả nước. Hiện nay các sản phẩm như khăn quàng cổ, áo khoác, khẩu trang của HTX đã tiếp cận được một số thị trường ngoài nước như Hàn Quốc, Châu Âu.

Không những thu mua kén với mức giá tốt cho bà con, HTX còn thu mua phân tằm, trái dâu và thân cây dâu để làm phân bón hữu cơ và một số loại siro, đồ hộp khác. Việc này giúp tận dụng được các phụ phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập cho người nuôi tằm.

z3292112431479-d0bb507346c4173e13e96b9b94175ac5-1648290795.jpg
Tại cuộc họp ông Hyun Jong Nae đã đánh giá cao nội dung thảo luận

Về phía Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp, TS.Hoàng Xuân Trường cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX ở huyện Văn Chấn, củng cố tổ chức sản xuất, xây dựng phương án SXKD hàng năm và phát triển chuỗi giá trị dâu tằm tại huyện ngày càng tốt hơn, đẩy mạng và mở rộng các kênh phân phối, tiêu thụ kén tằm, nhộng tằm, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm nơi đây, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, quảng bá cho sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cuối hội nghị các bên đã nhất trí nhiều nội dung liên quan đến hợp tác và phát triển chuỗi giá trị dâu tằm tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và khẳng định vai trò của mỗi bên trong việc hỗ trợ người nuôi tằm tìm hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế hộ.

Phía HTX dệt dũi Nam Cao có lời mời tham quan showroom trưng bày sản phẩm tại Trung tâm Triển Lãm VHNT Việt Nam, số 2 phố P. Hoa Lư, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, cơ sở trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa tại Thái Bình và được các đại biểu nhiệt liệt tán thành. Hội nghị khép lại với sự hài lòng của các đại biểu tham gia.
 

 

 

---Đọc tin liên quan tại :https://phapluatcuocsong.net/

Vũ Thế Anh

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/hoi-nghi-ket-noi-thi-truong-tieu-thu-dau-tam-cho-yen-bai-a605.html