Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa (Tiểu thuyết Lịch sử) - Kỳ 26

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2024.

Kỳ 26.

Thiếu tướng De Lagrandier dừng lại cụng ly với Đô đốc Luis Bonard. Khi đặt ly xuống, Bonard hỏi:

-Vậy trong cuộc thực hiện giấc mộng để quốc thế giới, nước Pháp thế nào, có được như nước Anh không, thưa ngài thiếu tướng?

De Lagradie đáp:

-Ban đầu sau cách mạng 1789 lật đổ chế độ phong kiến Buốc Bông (Cách mạng 1789-1792) thì vào đầu thế kỷ XIX nước Pháp đã thực hiện cách mạng công nghiệp với hàng loạt các nước châu Âu, nước Pháp trở nên hùng mạnh về kinh tế và quân sự thì đã tranh giành bá chủ châu Âu với nước Anh. Sau khi mở cuộc viễn chinh ở Ai Cập, năm 1804 Napoleong I (Napoleong Bô napac) trở về Pháp, giai cấp tư sản thấy phải đưa thiên tài quân sự Napoleong I lên ngôi hoàng đế. Đó là đế chế I từ năm 1804 đến năm 1815. Suốt trong 10 năm, Napoleong I đã tiến hành chiến tranh với Anh, Nga và thống trị toàn bộ châu Âu, trừ nước Anh và nước Nga. Nga và Anh chưa bị tiêu diệt nhưng vô cùng khốn đốn vì bị Pháp bao vây. Năm 1812 Napoleong I đem 60 vạn quân tiến vào nước Nga. Do mùa đông ở Nga cực kỳ khắc nghiệt, do Nga có Nguyên soái Cutuzop đã thực hiện chiến thuật rút lui chiến lược, bỏ cả Matscova. NapoleongI tiến sâu vào nước Nga, bỏ xa hậu phương là châu Âu và nước Pháp, bị sa vào cái bẫy chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích của Cutuzop nên bị tiêu hao, lại thiếu lương thực nên hoàng đế Napoleong I ra lệnh rút lui. Cuộc rút lui trở thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn. Cutuzop đã tiêu diệt gần như 60 vạn quân Pháp. Napoleong I còn vài trăm quân tùy tùng chạy một mạch về Pari. Sau trận này quân Pháp kiệt quệ, Liên quân Anh -Nga bắt đầu cuộc phản công truy kích tấn công khắp châu Âu. Napoleong I vét hết thanh thiếu niên Pháp ra trận. Trong trận quyết chiến chiến lược ở Oatexlo (Áo) năm 1815, Napoleong I bại trận và bị bắt, bị quân Anh lưu đày sang tận đảo Xanhtohelen, một đảo ở châu Phi. Nền đế chế thứ nhất sụp đổ.

Dọng họ Buốc Bông bị đánh đổ trong cuộc đại cách mạng năm 1789-1792 nay quay về nắm nắm quyền dưới sự yểm trợ của lưỡi lê quân Anh, Nga. Nhân dân Pháp không chấp nhận lại làm cuộc cách mạng năm 1830, lật đổ dòng họ Buốc Bông lần 2, thiết lập nền quân chủ của vua Lui Philip, đây là người của giai cấp tư sản ngân hàng. Năm 1848 cách mạng lại bùng nổ lật đổ vua Lui philip  và đưa cháu của hoàng đế Napoleong I là Napoleong Lui lên cầm quyền, thành lập nền đế chế III, Napoleong Lui xưng là Napoleong III, tức là hoàng đế đương vị hiện nay.

Nền đế quốc thực dân của Pháp bắt đầu từ 1830 với việc Pháp xâm lược Angieri ở bắc Phi, sau đó nền đế quốc thực dân được đẩy mạnh dưới thời Napoleong III cho đến ngày nay. Năm 1859 Napoleong III trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh với Áo, điển hình là trận Solferin Pháp thắng trận nhưng thiệt hại lớn, mất 1.622 binh sĩ, 1.518 người mất tích. Từ năm 1840 ta cùng các cường quốc châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Bỉ xâu xé Trung Quốc, nước lớn nhất thế giới nhưng bị suy yếu vì chế độ phong kiến lạc hậu phản động thống trị, kìm hãm trong nghèo nàn lạc hậu. Ta đã chiếm được một phần Thượng Hải và một số nơi khác để nay mai có lẽ thành lập Tô giới, Nhượng địa để tổ chức khai thác bóc lột. Ta đã thu được nhiều vàng bạc của nhà Thanh do được chia phần bồi thường chiến phí, do cướp bóc ở Bắc Kinh.

Lagrandiere dừng lại cạn một ly và hỏi:

-Vậy cuộc chiến xâm lược Việt Nam tiến triển thế nào thưa Đô đốc?

Luis Bonard đáp:

 -Từ năm 1859 ta bắt đầu chiến tranh xâm lược Đại Nam. Năm 1859 ta tấn công Đà Nẵng nhưng bị thất bại do càng vào sâu, đại bác không yểm trợ được bộ binh. Sau khi chuyển vào tấn công thành Gia Định, ta thu được nhiều thắng lợi như hạ được thành Gia Định, Đại Đồn Chí Hòa, đánh thành Biên Hòa, Đánh thành Định Tường, đánh Vĩnh Long. Ta đã chiếm được ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và một tỉnh miền Tây là Vĩnh Long. Nhưng mà...

-Nhưng mà sao, Đô đốc?

-Tại chiến trường Nam Kỳ nom thế chứ không đơn giản. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu đã làm cho đất nước nghèo nàn, kinh tế sa sút đói kém, quân đội cũng đói khổ, trang bị lạc hậu, trang bị chủ yếu giáo mác như thời xưa, gần nửa trăm lính mới có một khẩu hỏa mai bắn phải nhồi thuốc, khẩu súng gọi là thần công, tức là đại bác bắn vẫn nhồi thuốc, đạn phụt ra rơi xuống không nổ nên sát thương rất kém. Vì vậy nên tinh thần tướng sĩ và quân đội rất kém, cứ nghe tiếng đại bác của ta là họ bỏ thành chạy hoặc mở cửa thành đầu hàng. Vì thế ta mới nhanh chóng chiếm được các thành trì của họ, chiếm được bốn tỉnh Nam Kỳ với số quân của ta rất ít.

-Thế thì cuộc chiến tranh ở Nam Kỳ thuận lợi cho chúng ta chứ sao?

Vấn đề là triều đình và quân đội triều đình hèn nhát nhưng dân chúng Nam Kỳ không như vậy. Họ đã hăng hái gia nhập vào các đội nghĩa quân do các thủ lĩnh như là Trương Công Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân, Bùi Quang Diệu, Nguyễn Trung trực, Trần Xuân Hòa, Phan Văn Đạt... lớn nhỏ gần 20 phong trào khắp ba tỉnh Nam Kỳ như vậy. Họ tiến hành chiến tranh du kích thành thạo trên đất của họ, thuộc địa hình sông ngòi, tác chiến gan dạ một các đáng sợ. Khi đánh đồn thì họ tập trung đông quân lại, khi không đánh thì tản mác ra, khi ta hành quân thì họ mai phục, tập kích. Khi quân ta đi chợ mua cá, mua thức ăn cũng bị tập kích đánh thiệt hại rất nặng như những trận đánh ở chợ Trại Cá gần căn cứ địa Gò Công. Khi ta tấn công thì họ ẩn nấp vào các khu rừng hiểm trở, vào những pháo đài để đánh trả. Tiếng rằng ta làm chủ được bốn tỉnh nhưng chỉ kiểm soát được những vùng phố xá trung tâm, còn đa số nông thôn rộng lớn là do nghĩa quân kiểm soát. Thậm chí nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực còn đốt cả chiếc tàu “Hi vọng" của ta trên sông Nhật Tảo. Chiến tranh du kích của nhân dân thật là đáng sợ. Thiên tài quân sự như Napoleong I của ta còn bị chiến tranh du kích ở Nga đánh bại. Chiến tranh du kích của người Việt Nam ở Nam Kỳ đây cũng thật đáng sợ.  

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: https://nongthonvaphattrien.vn/luc-tinh-nam-ky-khoi-lua-tieu-thuyet-lich-su-ky-26-a7108.html