PGS.TS Vũ Trọng Khải
PGS.TS Vũ Trọng Khải: Làm thế nào để thể chế hoá nội dung của các nghị quyết 18, 19, 20 của Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 5, khoá 13
Quá trình phát triển của loài người, của mỗi quốc gia, của mỗi tổ chức và của mỗi con người là một chuỗi hoạt động giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Sau mỗi lần giải quyết được các vấn đề mới, người ta đạt thêm được một bước tiến, dù dài, dù ngắn, để rồi sau đó một thời gian lại phát sinh nhũng vấn đề mới khác.
Thay đổi tư duy để xây dựng lại nền nông nghiệp
Nongthonvaphattrien - Mỗi vùng kinh tế sinh thái, nói chung và nông nghiệp, nói riêng, đều có những lợi thế so sánh riêng. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản phẩm nông nghiệp quốc gia, nói riêng và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng theo vùng sinh thái là để phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, hạn chế những nhược điểm, bất lợi của nó, nhằm phát triển một cách có hiệu quả và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các địa phương, các nhóm dân cư trên quy mô vùng lãnh thổ và tầm quốc gia.
Vấn đề và giải pháp phát triển Hợp tác xã trong nông nghiệp hiện nay theo luật Hợp tác xã năm 2012
Nongthonvaphattrien - Luật Hợp tác xã (HTX) đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ 3 vào năm 2012, đến nay đã được 2 năm, nhưng HTX trong nông nghiệp vẫn chưa được hình thành và phát triển theo luật này. Nhiều địa phương do “bệnh thành tích”, muốn sớm đạt 19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, nên đã vội vàng ép thành lập tổ hợp tác hay HTX trên hình thức, mà không có họat động thực chất. Đó là chưa kể hàng ngàn HTX, do lịch sử hàng chục năm để lại, hiện chỉ tồn tại về mặt pháp lý. Vậy, vấn đề của việc phát triển HTX trong nông nghiệp theo luật 2012 là gì? Giải pháp nào để khắc phục các vấn đề đó?
Làm thế nào để nông dân có thể trở thành chủ thể đích thực của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay?
Nongthonvaphattrien - Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta còn chiếm khoảng 20% GDP hằng năm của cả nền kinh tế, nhưng phải sử dụng 58 – 60% lực lượng lao động xã hội, để nuôi sống khoảng 70% dân cư của cả nước. Mấy con số này đã khái quát tình trạng hiện nay là: Nông dân còn cực khổ, nông thôn còn rất nghèo, nông nghiệp còn rất lạc hậu.
Tổ chức lại bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật: Trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nongthonvaphattrien - Như một thông lệ, cứ mỗi lần thay đổi bộ trưởng, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN &PTNN) lại trình Chính phủ ban hành nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý và cơ cấu bộ máy tổ chức của bộ. Muốn đạt kết quả tốt, trước khi “thiết kế” cụ thể cần xây dựng khung lý thuyết với tư cách là cơ sở khoa học hay nguyên lý “thiết kế” cho nghị định mới này. Trên góc độ đó, tôi xin có vài ý kiến lạm bàn như sau.
Chính sách phát triển mang tính đột phá để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay
Nongthonvaphattrien - Để tiếp tục phát triển có hiệu quả và bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường trước các cơ hội và thách thức to lớn của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và trước các thách thức không lường trước được của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nền nông nghiệp Vệt Nam phải ứng dụng công nghệ cao, từ cung ứng giống và các loại vật tư, trang thiết bị đầu vào, đến canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước.
PGS. TS Vũ Trọng Khải: Chính sách phát triển mang tính đột phá để xây dựng nền Nông nghiệp và Công nghệ cao, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay
Trong suốt 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ sau khi có NQ 10 (4/1988) của Bộ Chính trị về “ Đổi mới quản lý nông nghiệp”, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến khá dài. Nhưng hiện nay, những yếu tố tạo thành nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt “ngưỡng phát triển tới hạn”.
PGS. TS Vũ Trọng Khải: Sửa đổi luật đất đai cần dựa trên những luận cứ khoa học nào?
Nongthonvaphattrien - Người ta đã và ngày càng thấy rõ những khiếm khuyết của luật đất đai hiện hành. Những khiếm khuyết này chính là nguyên nhân pháp lý quan trọng nhất gây ra biết bao vấn đề kinh tế - xã hội, rất nhức nhối, bức xúc không chỉ ở nông thôn mà cả trên bình diện toàn xã hội.