Phát triển bền vững
Phú Thọ: Tam Dương xây dựng Đảng vững mạnh, phát huy dân chủ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển bền vững
Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Phú Thọ hiện tổ chức bộ máy chính quyền theo mô hình hai cấp: tỉnh và xã. Trong đó, xã Tam Dương được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã Đạo Tú, Hướng Đạo, thị trấn Kim Long và thị trấn Hợp Hòa – vốn trước đây thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Việc điều chỉnh địa giới hành chính không chỉ đơn thuần là thay đổi đơn vị quản lý, mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới tư duy lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Quảng Ngãi: Những quyết định phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2025
HĐND tỉnh đã xem xét, thảo luận và thống nhất cao thông qua 12 nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công và các vấn đề thuộc thẩm quyền xem xét, quyết nghị của HĐND tỉnh
An Giang: Tối ưu hóa giá trị trên từng diện tích nông nghiệp
Tỉnh An Giang cần nhìn lại cách tiếp cận trong phát triển nông nghiệp để có bước đi đột phá. Không thể tiếp tục phân chia rạch ròi giữa nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp như những ngành tách biệt, An Giang cần tiếp cận nông nghiệp như một hệ sinh thái đa tầng, đa lĩnh vực, nơi mọi giá trị được tích hợp và cộng hưởng.
An Giang: Giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hài hoà và bền vững
Sáng14/7, Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030. Tham dự hội thảo có đồng chí Lê Minh Hoan, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; đồng chí Hồ Văn Mừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang; GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lí luận Trung ương.
Đà Nẵng tháo gỡ điểm nghẽn đất đai, rà soát, xử lý vướng mắc, quản lý chặt quỹ đất công
Thành phố Đà Nẵng đang từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn lớn trong lĩnh vực đất đai, đo đạc bản đồ với loạt giải pháp đồng bộ, từ xử lý vướng mắc trong kết luận thanh tra, xác định nghĩa vụ tài chính, quản lý quỹ đất công, đến điều chỉnh chính sách, quy hoạch và giá đất theo hướng minh bạch, hiệu quả. Đây là nỗ lực lớn nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đô thị đặc biệt miền Trung.
Nhiều đề xuất hướng tới phát triển bền vững tại các quốc gia ASEAN
Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác khu vực, thúc đẩy quan hệ quốc tế, hài hòa hóa hệ thống pháp luật trong nước với các chuẩn mực toàn cầu, ứng dụng công nghệ tiên tiến và bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.
Đà Nẵng: Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính
Sau khi hoàn tất việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chủ trương của Trung ương, sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng hiện có 94 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 70 xã, 23 phường và 1 đơn vị hành chính đặc biệt – huyện Hoàng Sa. Trong bối cảnh mới, thành phố đang tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, ổn định tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Gia Lai: Cán bộ phải chủ động, nắm chắc công việc mình làm, giải quyết việc cho dân phải hiệu quả
Lần đầu tiên đến thị sát, làm việc tại xã biên giới Ia Dom, ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhấn mạnh: Chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải gần dân hơn, giải quyết việc cho dân, giúp người dân phát triển kinh tế, xã hội trên quê hương, trên địa bàn của mình. Đội ngũ cán bộ phải chủ động, phân công công việc rõ ràng, nắm chắc công việc mình làm, giải quyết việc cho dân phải nhanh chóng và hiệu quả.