Chùa Tây Phương

Tây Phương - Cực Lạc là địa danh của miền đất cổ được hình thành từ buổi ban đầu dựng nước, gắn với chứng tích của Cụ Nữ Oa đội đá vá trời và Bàn Cổ dậy dân sống có đạo lý làm người. Miền đất này hiện còn chứng tích của Địa Mẫu và họ Phục Hy thời tiền dựng nước với các ngôi chùa Tây Phương và Cực Lạc, Nhân Xuân Quý Mão 2023 xin được ghi lại đôi nét về chùa Tây Phương.
tay-phuong-4-1675834974.jpg
Chùa Tây Phương (Hà Nội)

Tây Phương tên chữ là “Sùng Phúc Tự”, nằm trên ngọn núi Câu Lậu thuộc thôn Yên xã Thạch Xá, huyện Thạch  Thất, thành phố Hà Nội. Tương truyền chùa được dựng lại từ nhiều thế kỷ trước. Vào năm Giáp Dần thời Vua Lê Trang Tông (1554) ngôi chùa có cuộc tôn tạo lớn. Năm 1788-1789 dưới triều Tây Sơn chùa được dựng lại trên nền đất cũ có đúc thêm chuông và gắn chữ Tây Phương cổ tự.
Trải qua bao đời, Tây Phương ngày nay vấn giữ kiến trúc độc đáo với 3 tòa xếp hình chữ Tam, gồm chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Chùa  Thượng thờ các vị  thờ các vị La Hán, chùa Trung thờ Phật Tuyết Sơn và Chùa Hạ thờ Bat Bộ Kim Cương. Do nằm trên đồi cao nên để bước vào chùa, du khách phải chinh phục trên 200 bậc thang đá ong cổ. Bước qua khoảng sân là vào chùa Hạ đại diện cho chữ Nhân, tiếp đến là chùa Trung mang chữ Thiên và chùa Thượng biểu trưng của chữ Địa.
Trong chùa hiện còn chuông đồng đúc năm Bính Thìn (1796), là năm Cảnh Thịnh thứ tư của triều đại Tây Sơn và bài minh do Phan Huy Ích soạn khắc vào chuông  năm Mậu Ngọ , năm Cảnh Thịnh thứ 6 (1798). Ngoài Tượng La Hán , trong chùa còn nhiều pho tượng được tạc bàng gỗ mít, sơn son thếp vàng. Hầu hết tượng được cho là có niên đại vào cuối thế kỷ 18, khi đọc thi phẩm nổi tiếng”Các vị La Hán chùa Tây phương” của nhà thơ  Huy Cận không ít người đã mong muốn được về thăm miền đất Phật.
Hệ thống tượng Phật của chùa Tây Phương gồm bộ Tam Thế với 3 pho tượng Phật quá khứ, hiện tại và vị lai; bộ Di đà Tam tôn gồm tượng Đức Phật A Di đà, đứng 2 bên là Quan Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát; tương Tuyết Sơn miêu tả Đức Phật Thích Ca trong thời tu khổ hạnh, hai bên có tượng A Nan và Ca Diếp đứng hầu; tượng Dức Phật Di Lặc  đặc trưng cho vị Phật của Thế giới Cực lạc trong tương lai; tượng Văn Thù Bồ tát, đứng chắp tay, chân trần, đi đất, các ngón chân bấm chắc vào mặt bệ,…

tay-phuong-2-1675834810.jpg
Lối lên Chùa Tây Phương

Tương truyền chùa Tây Phương được xây dựng vào thế kỷ thứ tám, năm Giáp Dần (1554 đời vua Lê Trang Tông có cuộc tôn tạo lớn Sau đó xây dựng lại dựng thêm tam quan, chùa hiện nay đã xây lại trên nền cũ, đúc thêm chuông dưới triều đại Tây Sơn vào năm 1788-2789.

Thăm Tây Phương cổ tự du khách dường như đã thêm một lần hiểu thêm về triết lý sắc sắc không không của nhà Phật.

tay-phuong-5-1675835640.jpg
Tây Phương cực lạc (Ảnh: buddhistart)