Yêu cầu của lớp học là các học viên tham gia lớp có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, và có kinh nghiệm tập huấn dày dặn, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Dự án. Trong 08 ngày tập huấn, Người điều hành đã hướng dẫn tổng cộng 12 chuyên đề, cụ thể như sau:
Chuyên đề 0: Khởi động và giới thiệu
Chuyên đề 1: Làm nông có phải là kinh doanh?
Chuyên đề 2: Nắm được đơn vị để biết tài sản của nông hộ
Chuyên đề 3: Tiền vào/ tiền ra – Biết được bạn có kinh doanh tốt không
Chuyên đề 4: Ra quyết định để kinh doanh tốt và bền vững
Chuyên đề 5: Nắm bắt cơ hội và quản lý rủi ro trong sản xuất lúa
Chuyên đề 6: Quản lý tiền của bạn trong năm
Chuyên đề 7: Cách tiếp cận với các dịch vụ tài chính tốt
Chuyên đề 8: Tăng thu nhập khi sản xuất lúa có chất lượng
Chuyên đề 9: Những lợi ích là thành viên của tổ chức nông dân
Chuyên đề 10: Lợi ích của sản xuất lúa có chứng nhận
Chuyên đề 11: Trở thành doanh nhân thực thụ
Lớp học do các giảng viên từ Dự án GIC (Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức) lựa chọn. Lớp học nhằm hỗ trợ dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm – GIC”, điều chỉnh và hoàn thiện tài liệu cho phù hợp với điều kiện thực tế ở ĐBSCL.
Đến dự bế giảng lớp học, có ông Jens treffer – Cố vấn trưởng dự án GIZ. Ông chia sẽ: “Cảm ơn lớp đã đón chào và rất ấn tượng với lớp học này. Vai trò của tôi là người gieo hạt giống khởi động, nhân rộng Dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm. Tôi hạnh phúc vì những hạt giống mà tôi gieo đã phát triển, và tự tin rằng nhóm mình sẽ tạo ra những hạt giống mới. Thông điệp quan trọng mà tôi muốn chuyển tải là tư duy, tinh thần của mọi người thay đổi. Mong mọi người chuyển giao và phát triển những nội dung mình học được cho người nông dân. Điều quan trọng nhất là nông dân nhớ được bao nhiêu, trong tổng lượng mà lớp học đã chuyển giao. Một điều quan trọng nữa là làm sao cho người dân vui vẻ học, tiếp nhận được những thông điệp tích cực mà dự án muốn chuyển tải”.