Sinh Vật Cảnh - Nghề làm "chơi" ăn thật

Nghề chơi và làm cây cảnh được coi như tưởng như thảnh thơi nhưng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm huyết tuyệt đối, uốn nắn từng chi tiết nhỏ để tạo ra một tác phẩm. Điểm thú vị của nghề này là sự tự do, nhưng chính sự lôi cuốn của những cành lá và đường nét nghệ thuật đã giữ chân biết bao người chơi. Nghề cây cảnh không chỉ là thú vui tươi mới tâm hồn mà còn mang lại những khoản thu nhập đáng kể. Đó là lý do mà giới chơi cây thường gọi đây là "nghề làm chơi ăn thật."

Nghề chơi và làm cây cảnh được coi như tưởng như thảnh thơi nhưng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và tâm huyết tuyệt đối, đây là công việc mà người ta vừa làm vừa thư thái, uốn nắn từng chi tiết nhỏ để tạo ra một tác phẩm. Điểm thú vị của nghề này là sự tự do, nhưng chính sự lôi cuốn của những cành lá và đường nét nghệ thuật đã giữ chân biết bao người chơi. Nghề cây cảnh không chỉ là thú vui tươi mới tâm hồn mà còn mang lại những khoản thu nhập đáng kể. Đó là lý do mà giới chơi cây thường gọi đây là "nghề làm chơi ăn thật."

Thú chơi cây cảnh của người Việt là di sản văn hóa truyền đời, với triết lý sâu sắc về cuộc sống, cách đối nhân xử thế và kinh nghiệm làm ăn. Những cây cảnh không chỉ là sản phẩm thẩm mỹ mà còn là biểu tượng của triết lý nhân sinh, được tạo tác từ các loại cây có tuổi thọ cao như xà cừ, đa, đề, hay lộc vừng.

Ông Đinh Văn Tuấn, một nghệ nhân cây cảnh từ Đông Mỹ, Thanh Trì, chia sẻ: "Chơi cây là sự đam mê và nhiệt huyết. Nghề này vừa mang lại sự an nhàn, vừa có thể trở thành nguồn thu nhập chính khi đam mê trở thành chuyên nghiệp". Ông Tuấn đã bắt đầu chơi cây từ năm 2007, từ chỗ chỉ mua cây về thư giãn đến chỗ xây dựng nên thương hiệu Nhà vườn Tuấn Phương Bonsai với nhiều tác phẩm nổi tiếng được định giá từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Theo ông, nghề này có thể mang lại sự an nhàn và ổn định, nhưng chỉ khi người chơi thực sự đam mê và am hiểu sâu sắc. Nghề cây cảnh là nghề của sự an nhàn và tâm an khí hòa, nhưng phải hiểu biết thì mới có thể an nhàn và sống khỏe từ tiền cây được. Đó là bí quyết của sự thành công cuối cùng.

Theo ông Nguyễn Gia Thọ - Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội chia sẻ về cái chất chơi và sự an nhàn của nghề sinh vật cảnh. Theo ông, nghề này mang lại sự thoải mái, không bị gò bó về thời gian hay không gian. Tuy nhiên, dù bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng, những người làm nghề vẫn phải đổ mồ hôi công sức từ làm đất, khiêng vác đến chăm sóc cây. Giá trị cây cảnh có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, nên việc chăm sóc không đúng kỹ thuật hay sâu bệnh có thể gây tổn thất lớn, khiến người làm nghề không khỏi xót xa.

Còn ông Nguyễn Trọng Thành, một người chơi cây kỳ cựu đất Hà Thành cũng chia sẻ: “Có tiền, thậm chí để mua sắm cho gia đình cũng chẳng chịu chi, nhưng lại rất nhanh khi mua cây, bởi vì đam mê. Khi có đam mê, công việc không còn mệt mỏi mà ngược lại, nó giúp nâng cao cả tinh thần và sức khỏe”.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 11.000 hội viên Hội Sinh Vật Cảnh, hoạt động khắp cả nội và ngoại thành. Mọi khoảng trống, từ ban công đến sân thượng, đều được tận dụng để thỏa mãn niềm đam mê. Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2021-2025, Hà Nội đã đạt mục tiêu chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa và cây cảnh, nâng diện tích lên đến 9.000 ha và giá trị sản xuất đạt từ 1,3 đến 2,2 tỷ đồng/ha/năm. Nghị định 52 năm 2018 cũng đã tạo đà cho các làng nghề phát triển mạnh mẽ, trở thành đòn bẩy kinh tế và là sân chơi tao nhã, đặc biệt phù hợp cho những người lớn tuổi.

Nghị định số 52 của Chính phủ là đòn bẩy giúp tất cả mọi người, từ trẻ đến già, có một sân chơi vừa dưỡng tâm vừa dưỡng chí. Đây cũng là ngành kinh tế đặc biệt, vừa mang lại thu nhập vừa thỏa mãn đam mê. Với điều kiện Hà Nội ngày càng đô thị hóa cao, vì thế ban công, sân thượng và các không gian trong kiến trúc nhà ở đô thị đã được nhiều người tận dụng làm nơi chơi cây cảnh, vừa mang giá trị văn hóa, vừa kinh tế. Điều này đã mở ra không gian mới cho sinh vật cảnh phát triển, từ ban công nhà phố Hà Nội đến những vùng chuyên canh hoa cây cảnh ở các tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế và làm đẹp cảnh quan đô thị.

Hà Nội hiện có 14 làng nghề truyền thống được công nhận về hoa và cây cảnh, khẳng định sự phát triển và giá trị của ngành nghề này. Các làng nghề sinh vật cảnh tiêu biểu bao gồm thôn Cơ Giáo, Sâm Xuyên, Nội Thôn, làng hoa cây cảnh Hạ Lôi, Liễu Trì, làng hoa Đại Bái (huyện Mê Linh), thôn Phù Đổng (huyện Gia Lâm), Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), xã Tàm Xá (huyện Đông Anh), làng đào Nhật Tân và làng quất cảnh Thôn Tứ Liên (quận Tây Hồ)...Ngành hoa cây cảnh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái mà còn là một mũi nhọn kinh tế, gia tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, đồng thời đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị. Nghị định 2018 của Thủ tướng Chính phủ là quyết định sáng suốt khi công nhận sinh vật cảnh là một trong bảy nghề trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nông thôn mới và đô thị thông minh sinh thái an toàn.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, cho biết sản xuất hoa cây cảnh tại địa phương mang lại thu nhập trên 2 tỷ đồng mỗi năm cho mỗi hecta đất canh tác. Hồng Vân đã xác định phát triển nghề hoa cây cảnh là ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2020-2025, và địa phương đang nỗ lực giữ vững, nâng cao chất lượng làng nghề, đồng thời hướng dẫn người dân kết hợp nghề sinh vật cảnh với du lịch, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và phát triển các sản phẩm độc đáo. Ngành cây cảnh đã thay đổi diện mạo Hồng Vân, từ những ngôi nhà mới mọc lên đến các khu vườn cây cảnh lớn. Sản phẩm cây cảnh tại đây có giá trị từ vài triệu đến vài tỷ đồng, mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho làng quê.

Mặc dù vậy, ngành hoa cây cảnh vẫn đối mặt với nhiều thách thức như thiếu mặt bằng, thiếu vốn sản xuất, đào tạo nghề chưa chuyên sâu và thiếu không gian trưng bày sản phẩm. Nghị định 52/2018/NĐ - CP ngày 12/4/2028 của Chính phủ đã mở ra cơ hội mới, đưa hoa cây cảnh từ một thú chơi truyền thống trở thành ngành kinh tế đặc hữu, đóng góp đáng kể vào GDP nông nghiệp thủ đô, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh.