Gốm
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh
Ngày 29/11/2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Như vậy, nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO. Di sản này gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.
Gốm Bàu Trúc - Tinh hoa văn hóa Chăm
Bàu Trúc làng gốm cổ nhất Đông Nam Á của người Chăm Ninh Thuận nổi tiếng với sản phẩm thủ công mỹ nghệ và kỹ thuật nung gốm độc đáo, được ngợi ca là sản phẩm “ấm bàn tay con người” nhất, mang đậm chất văn hóa Chăm. Trải qua hơn 800 năm hình thành và phát triển, đến nay Bàu Trúc được xem như là một bảo tàng sống, chân thật của người Chăm Ninh Thuận.