Tôi hẹn ông mấy lần đều lỡ hẹn vì có công việc đột xuất .Tôi luôn nhớ về ông một người Thủ trưởng kính quý tôi coi ông như cha như chú. Ông rất qua tâm tới cán bộ chiến sỹ cấp dưới . Ông cũng là người ký quyết định kết nạp Đảng cho tôi . Lúc đang là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Đặc công 113 , ông rất tin tưởng giao nhiệm vụ cho tôi đi ký giao kết hợp đồng Kinh tế với các đơn vị trong và ngoài Quân đội ( Mặc dù lúc đó tôi còn trẻ chưa có kinh nghiệm công việc chuyên môn và giao tiếp ).
Nghe tin ông mới mổ tim tôi nóng ruột vào thăm ông cũng là dịp kỷ niệm 52 năm Chiến thắng Long Bình . Đêm 12 rạng ngày 13/8/1972 . Trên cương vị là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 , Trung đoàn Đặc công 113 ông đã dẫn 36 cán bộ chiến sỹ chia làm 3 Mũi bí mật luồn sâu , ém sát cài đặt mìn hẹn giờ phá hủy toàn bộ Khu kho 53 Tổng kho Long Bình (Đồng Nai) .Báo chí Sài Gòn và Thế giới đưa hàng Tít “ Đặc công cộng sản đánh nổ tung cái dạ dày của Mỹ Ngụy “ ‘
Gặp lại ông Thầy trò mừng rỡ đúng là như đón con trở về . Ông nói ngay Anh đọc mấy bài Thành tổng hợp từ các báo chính thống viết lại trận đánh Tổng Kho Long Bình ,anh rất vui vì thế hệ sau như Thành chịu khó tìm hiểu và viết lại những chiến công của thế hệ đi trước . Điển hình là trận đánh Tổng kho Long Bình (Kho 53) nhưng nhiều đoạn chưa chính xác , chưa đi sâu vào trận đánh .Dù sách báo đã được kiểm duyệt . Nhưng anh là nhân chứng chỉ huy trực tiếp trận đánh đêm 13/08/1972.
Ông là Nguyễn Văn Tải Sinh ngày: 10 tháng 10 năm 1942. Quê quán: Xã Thạch Quý, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hộ khẩu thường trú: Khối 5, phường Lê Lợi, Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An. Tham gia cách mạng: 10/02/1959. Ngày nhập ngũ: 20/3/1959. Ngày vào đảng: 17/5/1967; Chính thức: 17/01/1968
Cấp bậc: Đại tá - Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Đặc công.ông nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 E113 Đặc công , nguyên Trung đoàn Phó Trung đoàn Đặc công 116 , nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Đặc công 113, nguyên Hiệu trưởng trường Hạ sỹ quan Đặc công , Chuyên gia Đặc công tại Cu Ba .
Nghỉ hưu: Ngày 15/01/1995.
Trong quá trình chiến đấu ông bị thương 02 lần được xếp thương binh hạng 3/4 (43%). Ông sinh ra trong gia đình bần nông có 02 anh em, ông là em.
Khi cách mạng Tháng 8 thành công ông còn nhỏ và đi ở chăn trâu cho địa chủ đến tháng 4/1949. Gia đình nội ngoại không có ai làm gì cho đế quốc và phong kiến. Tháng 5/1949 trở về ở với bố đi học bình dân học vụ, giúp đỡ gia đình. Tháng 2/1959 tham gia sinh hoạt Đoàn thanh niên tại địa phương.đến đàu tháng 3/1959 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc ông đã viết đơn lên đường nhập ngũ vào Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 huấn luyện ở Quảng Bình . Sau 3 tháng huấn luyến đến tháng 6/1959 ông được điều động về Đại đội 2, Tiểu đòan 2, Trung đoàn 18,Sư đoàn 325. Tiếp tục được học tập huấn luyện cáckỹ chiến thuật chiến đáu bộ binh đến thánh 5 nămn 1960. Ông cùng đơn vị tham gia mở đường vào làng Ho.
Trận đánh địch đầu tiên tại đồn Tà Khống , đường 13 ở Sông Sê pôn đơn vị giải phóng hoàn toàn sân bay Mường Phin, cầu Caky , bản đông tiếp tục chốt giữ vùng giải phóng và tham gia huấn luyện lực lượng vũ trang địa phương của Lào . Đến tháng 10/1961ông cùng đơn vị tiếp tục chiến đấu giải phóng đồn Tăng Vai , thnág 10/1961 đánh đồn Tà Ạc ở Hạ Lào , sau đó ông được trung đoàn điều về làm tiểu đội trưởng trinh sát của Trung đoàn 101.
Hiệp định hòa bình Giơnevơ của Lào tháng 9/1962, ông cùng đơn vị trở về Việt Nam. Cùng lúc đó bản thân ông được giải quyết chính sách xuất ngũ chuyển ngành về Chi cục công nghiệp muối Hà Tĩnh .
Khi địch mở rộng chiến tranh ra Miền Bắc tháng 3/1965 ông viết đơn tình nguyện xin trở lại phục vụ quân đội và đến tháng 4/1965 có giấy báo tái ngũ trở lại đơn vị Đại đội 1, tỉnh độ Hà Tĩnh , với cương vị Tiểu đội trưởng , đến tháng 7/1965 được đi học Trường Quân chính Quân khu 4 tại Tĩnh Gia- Thanh Hóa , tháng 10/1965 được chuyển tiếp ra học tai trường sỹ quan lục quân 1( Tiểu đoàn 3-Trinh sát lục quân ) ở Sơn Tây .
Ngày 31/5/1966 tốt nghiệp ra trường được phong quân hàm Thiếu úy và được điều về Cục nghiên cứu ( Tình báo ). Đến tháng 6 /1966 được điều động đi học lớp cán bộ Đặc Công tại T2, Phùng ( huyện Đan Phượng . Tháng 12/1966 tốt nghiệp khoá học được điều về Tiểu đoàn 4 ở Chương Mỹ , Hà Tây ( nay là Hà Nội ) làm trợ lý tham mưu huấn luyện về ký, chiến thuật chiến đấu Đặc công cho cán bộ , chiến sỹ để bổ sung cho chiến trường Miền Nam
Tháng 4/1969, ông Nguyễn Văn Tải cùng đơn vị lên đường tăng cường cho chiến trường miền Đông Nam bộ. Với bản lĩnh của một cán bộ trẻ đã cùng đồng đội vào cuộc chiến đấu mới với kẻ thù, bất chấp hiểm nguy. Đồng chí đã trực tiếp tham gia hàng chục trận đánh, đạt hiệu suất chiến đấu rất cao, giảm thiểu thương vong cho đồng đội. Tiêu biểu một số trận đánh sau:
1.Trận đánh tiêu diệt căn cứ Trung đoàn 5 quân ngụy: Trận đánh diễn ra ở phía Đông đường 13 (tỉnh Bình Phước) với 40 chiến sĩ theo lối đánh đặc công, đêm 31/3 rạng ngày 01/4/1970. Tiêu diệt 315 tên địch. Phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, trong đó có 5 khẩu pháo 105mm và 18 xe tăng hạng nặng M41... Tập thể được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng 3, hai Huân chương Chiến công hạng 2 cho hai cá nhân và 18 Huân chương Chiế công hạng 3 cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp chiến đấu. Tháng 8/1970, đồng chí Tải được thay mặt đơn vị dự Hội nghị Miền tổ chức để báo cáo chiến lệ của trận đánh Đặc công tiêu biểu này. Được chủ tọa hết sức ngưỡng mộ về lối đánh sở trường rất hiệu quả.
2.Tiêu diệt tiểu đoàn quân ngụy ở Dầu Tiếng: Tiểu đoàn quân ngụy được tăng cường một chỉ đoàn xe bọc thép và xe tăng M41, từng tác oai tác quái ở vùng Dầu Tiếng, Tây Ninh. Đồng chí Nguyễn Văn Tải được giao nhiệm vụ đưa cán bộ C - B đi chuẩn bị chiến trường. Đêm 28 rạng ngày 29/11/1970, Đặc công D9 (trong đó có đồng chí Tải trực tiếp tham gia thực hành chiến đấu). Chỉ sau 1 giờ xung trận, 250 tên địch bị đền tội, 18 xe tăng bị phá hủy, đánh sập 22 nhà ngủ, 1 trận địa cối 81 ly và Sở Chỉ huy địch. Đơn vị được đề nghị tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 3; 07 đồng chí được thưởng Huân chương Chiến công hạng 3, một số đồng chí khác tặng Bằng khen.
3. Tiêu diệt chi khu Tân Uyên: Đây là mục tiêu nằm sâu, được phòng vệ cẩn mật, từ hồi nào chưa bị ta đánh, nên địch dương dương tự đắc. Lực lượng địch gồm: 1 đại đội bảo an, 1 trung đội cảnh sát, 1 đại đội Thiên Nga, 1 đại đội pháo 105mm. Khu vực hành chính có 3 tên cố vấn Mỹ và 5 – 6 tên chiêu hồi cùng một số mật vụ chìm, tình báo, gián điệp... Sau một thời gian nghiên cứu chiến trường, đêm 24 rạng 25/11/1971, Tiểu đoàn Đặc công 9 đã thực hành chiến đấu. Mũi đồng chí Tải làm chủ công đánh vào khu hành chính, trụ sở tên quận trưởng, quận phó với bọn cố vấn Mỹ và chiêu hồi. Vì quá bất ngờ, đại đội pháo binh địch mấy chục tên bị diệt, tên quận trưởng cùng mấy tên chiêu hồi đền tội. Ta lui quân an toàn. Trận đánh đã làm ngụy quân, ngụy quyền ở quận lỵ Tân Uyên lo sợ chúng không dám ngang ngược như trước.
4. Tiêu diệt chi khu Sa Quỷ: Chi khu Sa Quỳ thuộc tỉnh Bình Dương, địa hình trống trải vì địch ủi trắng, chỉ còn lại một vạt rừng nhỏ, không bảo đảm dấu quân. Phía đông chi khu có một đầm lầy, rộng khoảng 2 - 3 ha, ta rất khó tiếp cận mục tiêu. Lực lượng địch đóng ở đây từ 450 – 500 tên, trang bị vũ khí mạnh, có hệ thống phòng ngự vững chắc. Đồng chí Nguyễn Văn Tải dẫn bộ đội đi trinh sát mục tiêu, lên phương án và trực tiếp chỉ huy chiến đấu. Với lối đánh sở trường của Đặc công, quân số 30 người. 0h 30p, ngày 19/4/1972 bộc phá lệnh nổ tại trung tâm. Gần 1 giờ chiến đấu, 2/3 lực lượng địch bị tiêu diệt, phá hủy khu thông tin và nhiều mục tiêu quan trọng khác. Ta lui quân an toàn. Tiểu đoàn được đề nghị tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất; 06 đồng chí được đề nghị tặng Huân chương chiến công hạng 3. Như vậy, chỉ trong vòng 13 ngày, Tiểu đoàn 9 đánh 2 trận liên tiếp, thắng lợi dòn giã ở căn cứ Phước Vĩnh rạng sáng 05/4/1972 và chi khu Sa Quỷ đêm 19/4/1972, đồng chí Tải đều tham gia chiến đấu và trực tiếp chỉ huy chiến đấu, tạo niềm tin tưởng cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị.
5.Trận bí mật tập kích tổng kho Long Bình: Tổng kho liên hợp quân sự Long Bình, được Mỹ xây dựng từ năm 1966 nhằm phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Là nơi dự trữ cơ sở vật chất, kỹ thuật quân sự lớn tầm cỡ Đông Nam Á, nên địch phòng thủ rất vững chắc. Để đột nhập vào trong tổng kho Long Bình là một kỳ tích. Nhưng, Tiểu đoàn 9 Đặc công cùng với đồng chí Tải đã làm được điều kỳ diệu đó. Chỉ trong thời gian khá ngắn làm công tác nghiên cứu mục tiêu thành công, lên phương án chiến đấu và được thủ trưởng Trung đoàn Đặc công 113 phê duyệt. Tối 12 rạng ngày 13/8/1972, 34 cán bộ, chiến sĩ chia làm 3 mũi dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Tải, luồn sâu, ám sát phân khu 53, tổng kho Long Bình đặt thủ pháo gắn kíp hẹn giờ vào các dãy kho theo kế hoạch và lui quân ra vị trí tập kết an toàn. 4h sáng, từ trong tổng kho phát ra tiếng nổ lớn, và ba ngày sau đó nổ liên hồi. Các phương tiện chữa cháy hiện đại của Mỹ, có cả máy bay trực thăng từ Biên Hòa, Sài Gòn xuống cũng đành chịu bất lực. Kết quả: Trên 500 ngàn tấn bom, đạn pháo cỡ lớn (175mm, 165mm, 105mm cùng 200 tấn thuốc nổ) tan tành. 300 lính bảo vệ phục vụ kho thiệt mạng. Ngoài số lượng bom, đạn bị phá hủy vào thời điểm bị đánh. Một số kho xung quanh bị chấn động mạnh, hệ số an toàn không bảo đảm đều phải loại bỏ vì không thể sử dụng. Số lượng cũng là rất lớn. Trận đánh này của Đặc công đã trực tiếp chi viện cho các đơn vị bạn trên khắp các chiến trường, vì giảm áp lực mật độ bom, đạn của địch đi đánh phá, oanh tạc. Đặc biệt, đòn tiến công quân sự ở chiến trường góp phần thúc đẩy Hội nghị bàn đàm ngoại giao 4 bên ở Pari (Pháp) phát triển, có lợi cho cách mạng Việt Nam. Khen thưởng: 01 Huân chương Quân công hạng 2 cho tập thể D9; 01 Huân chương Chiến công hạng 2 cho đồng chí Tiểu đoàn trưởng và 23 Huân chương Chiến công cho những người trực tiếp chiến đấu.
6. Trận phá hủy 100 xe tăng Mỹ tại kho 50: Quá trình đi trinh sát mục tiêu gặp địch. Nhận được báo cáo của cấp dưới, đồng chí Tải đã bình tĩnh, sáng suốt nhận định tình hình và cử thêm lực lượng điều tra xác minh. Từ đó quyết định: Vẫn đánh được!. Đấy thực sự bản lĩnh sắc sảo của người chỉ huy trước sinh mệnh của chiến sĩ và giành chiến thắng về ta. Kết quả, 8 người luồn vào bãi đỗ xe kho 50, đặt lượng nổ gắn kíp hẹn giờ vào mục tiêu xe tăng và lui quân an toàn. Nhờ sự kích nổ lan truyền của số đạn đã có sẵn trong các xe, chuẩn bị cho hành quân. Vì vậy, biến cả bãi xe tăng 100 chiếc nổ tung thành sắt vụn. Đồng chí Hồ Văn Sinh mũi trưởng được đề nghị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 1; 07 đồng chí tham gia chiến đấu Huân chương Chiến công hạng 3. Qua trận đánh này, đồng chí Tải được cấp trên và cán bộ, chiến sĩ đơn vị đánh giá cao vai trò, vị trí của người chỉ huy và luôn gửi gắm niềm tin tưởng vào chiến thắng ở đồng chí.
7. Trận tiêu diệt chiến đoàn 43 quân ngụy: Chiến đoàn 43 ngụy là một đơn vị được trang bị binh khí, kỹ thuật mạnh nằm sâu trong căn cứ, hậu cứ có lực lượng bảo vệ vòng trong, vòng ngoài khá chặt chẽ. Với một cán bộ dày dạn trận mạc như ông Tải thì đây là một cơ hội làm cho đối phương bị bất ngờ , khó lòng chống đỡ .
Là Tiều đoàn trưởng ông Nguyễn Văn Tải trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy . Lực lượng 30 người , đánh theo sở trường của Đặc công luồn sâu ,ém sát mục tiêu, đánh nở hoa trong lòng địch .
Kết qủa : Sau 55 phút chiến đáu tiêu diệt 285 tên địch , phá hủy 04khẩu cối 81ly , lui quân an toàn . Bon địch còn lại hết sức hoang mang lo sợ
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử . Trên cương vị là Phó Trung đòan trưởng –Tham mưu trưởng Trung đoàn Đặc Công 116, Ông Nguyễn Văn Tải đã tham gia đóng góp những ý sắc vào xây dựng kế hoạch và tổ chức tác chiến , góp phân tạo nên chiến công , đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao mùa xuân Đại thắng của dân tộc . Đồng thời ở biên giới Tây Nam , trên cương vị là Trung đòan phó Trung đàon Đặc công 113,ông đã có những quyết đoán hết sức bản lĩnh , sáng tạo , tạo nên những chiến công nổi bật của hai trận đánh : Lương Phi , đồi Đá Bia ( Ba Chúc , Bảy Núi , An Giang ) và trận chùa Bạch Bột , ngã ba Giếng Xây năm 1978 được Quân khu 9 và Quân đoàn 4 Đánh giá là một trong những trận đánh điển hình của toàn tuyến biên giới Tây-Nam lúc bấy giờ ….
Kỷ niệm 52 năm chiến thắng Long Bình vào thăm ông được ông kể chuyện cho nghe . Tôi nói với ông trận đánh điển hình nhất của Bộ đội Đặc Công là trận đánh Tháp Cầu Bà Kiên của ông Đại tá anh hùng Trần Công An ( Hai Cà ) ngày 19/3/1948. Trận Kho Xăng Nhà Bè của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác gắn với tên tuổi Anh hùng Đại tá Lê Bá Ước , Nguyễn Công Bao ,Hà Quang Vóc , Trịnh Xuân Bảng …
Đoàn Đặc công 113 với trận đánh Tổng Kho Long Bình , Sân bay Biên Hòa , chấn động thế giới . Đơn vị 3 lần được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND (1975,1979,2000) Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 27, Tiểu đoàn 45, Tiểu đoàn 174 được phong anh hùng . Có 4 đồng chí có công trạng trong trận đánh Tồng Kho Long Bình và Sân bay Biên Hòa được phong tặng danh hiệu anh hùng như Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng , Đỗ Văn Ninh , Ngô Văn Sơn , Hồ Văn Sinh ,,, mà thù trưởng chưa được phong tặng danh hiệu anh hùng thì thiệt thòi quá . Ông cười thủng thẳng nói , đi đánh giặc ai nghĩ để thành anh hùng đâu em ,sống về với gia đình là may mắn hơn nhiều anh em khác rồi .Vừa rồi Bộ tư lệnh Đặc công và Lữ đoàn đặc công 113 có cử cán bộ vào gặp anh hướng dẫn làm hồ sơ báo cáo thành tích đề nghị nhà nước phong anh hùng cho anh .
Em vào thăm anh, anh cho em tài liệu gốc những trận đánh mà anh trực tiếp chỉ huy đánh rất chi tiết cụ thể anh là nhân chứng . Tư liệu của anh là chính xác tuyệt đối . Tôi cảm ơn ông chúc ông nhiều sức khỏe và chờ đón tin vui được Đảng Nhà nước ghi nhận phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND . Tài liệu về những trận đánh lớn của Đặc Công này tôi sẽ đăng lên để những cán bộ chiến sỹ cùng thời với ông được đọc nhớ về một thời trai trè đã đi qua và lớp trẻ biết về một thế hệ đã cống hiến cả tuổi Thanh Xuân cho nền Độc lập tự do của Tổ Quốc .
(Còn nữa)
Thành Vinh , ngày 12/08/2024