Vĩnh Phúc: Khu di tích Tây Thiên thu hút hàng vạn du khách hành lễ cầu may từ ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Du lịch Vĩnh Phúc, Khu di tích danh thắng Tây Thiên ở thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo ngay từ ngày Mùng Một Tết Ất Tỵ (2025) đã đón hàng vạn lượt người ở trong và ngoài tỉnh đến vãn cảnh, hành lễ, chiêm bái cầu may.
img-2279-1738562665.jpeg
Sau những ngày nghỉ Tết, du khánh tiếp tục đến thắp hương chiêm bái Quốc Mẫu Tây Thiên.

Khu Danh thắng Tây Thiên cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km về phía tây bắc, từ trung tâm tịnh lỵ của Vĩnh Phúc là Tp Vĩnh Yên đi khoảng hơn 10 km, là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt năm 2017. Ở đây tín ngưỡng tại đây là sự giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu.

img-2281-1738562665.jpeg
Du khách hành hương đến với Phật, về với Mẫu

Với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên có thể là đến thăm, có thể là sự trở về, song cả hai hành trình đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thủy tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc. Đó là cảnh núi rừng nguyên sơ, là những ngôi Cổ tự, Thảo am Tịnh thất cheo leo trên độ cao ngút ngàn hay nguồn Bát Nhã tuyền róc rách ca lên khúc nhạc hoàn hương từ vô thủy. Xa xa dòng Thác Bạc trắng xóa như dải ngân hàng vắt mình thả xuống từ trời cao xanh thẳm tạo nên một bầu không khí thanh bình.

img-2276-1738562665.jpeg
Thắp hương cầu may

Những ngày đầu xuân, mặc dù lượng người về hành lễ và du xuân vãn cảnh khá đông, đủ mọi lứa tuổi nhưng công tác bảo đảm an ninh được Ban Tổ chức triển khai thực hiện khá nghiêm túc, từng đoàn người trở về hành lễ, chiêm bái trong không khí nhộn nhịp nhưng rất trật tự. Tại Khu danh thắng Tây Thiên năm nay không còn các hiện tượng bói toán, cờ bạc, trộm cắp, gây rối trật tự. Công tác vệ sinh môi trường được chú trọng. Trật tự an toàn giao thông được đảm bảo. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ.
Người dân, du khách thực hiện tốt nếp sống văn minh trong lễ hội, hạn chế đốt vàng mã, không đặt tiền công đức bừa bãi trong di tích, giữ gìn cảnh quan môi trường sạch, đẹp. Qua đó, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về vùng đất, con người Vĩnh Phúc giàu giá trị văn hóa.

img-2280-1738562665.jpeg
Xin chữ đầu năm, nét đẹp trọng tri thức của người Việt được duy trì ở khu vực đền Thượng.

Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, được đặt để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào Việt Nam truyền đạo. Tương truyền, vào thế kỷ III trước công nguyên, phái bộ thứ tám của vua A Dục đã tới nơi đây hoằng dương Phật pháp, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã, có suối chảy nước trong, thác ghềnh, non cao, rừng rậm đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân.

img-2282-1738562836.jpeg

Tới thời Trần, Tây Thiên là một trong những trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Người ta cũng đã tìm đc 3 bia mộ đá và di cốt của Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền Sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn.

img-2283-1738562835.jpeg
img-2278-1738562665.jpeg
Tại mỗi điểm ga cáp treo, Công ty Lạc Hồng đều cung cấp nước uống miễn phí cho du khách

Quần thể khu di tích danh thắng Tây Thiên được coi là một trong những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam và là nơi thờ tự chính Quốc Mẫu Tây Thiên, một trong hai vị Quốc Mẫu được sắc phong từ thời Hùng Vương dựng nước, có công giúp Vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.