Dấu ấn sâu đậm của Bác Hồ trên đất Pháp

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi đất nước đã là thuộc địa của thực dân Pháp và phong trào giải phóng dân tộc đã diễn ra liên tục, nhưng tất cả đều bị dìm trong biển máu. Sự bế tắc về con đường cứu nước trở thành nỗi suy tư của hàng triệu con tim người Việt yêu nước.

Trước nỗi đau của dân tộc, đối với Nguyễn Tất Thành, nước Pháp hiện ra trong mắt anh là một kẻ xâm lược, một kẻ cai trị tàn bạo.

Tuy nhiên qua tìm hiểu sách báo, Nguyễn Tất Thành lại biết đến một nước Pháp hoàn toàn khác: là quê hương của cuộc đại cách mạng với tư tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, là kinh đô ánh sáng, biểu tượng của văn minh nhân loại, là quê hương của những đại văn hào thế giới.

naq-1920-1679532464.jpg
Nguyễn Tất Thành

Câu hỏi đặt ra trong đầu chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành:

- Tại sao một nước Pháp lại có “hai gương mặt” đối lập? Vì sao văn minh, nhân đạo, bác ái và dã man, tàn bạo lại cùng tồn tại song hành?  Và vì sao nhân dân Pháp giương cao ngọn cờ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà lại chà đạp lên quyền tự do , bình đẳng, độc lập của dân tộc khác?

Không một ai có thể trả lời thoả đáng cho những câu hỏi đó, nếu ngồi ru rú tại Việt Nam. Điều đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm hiểu rõ ngọn nguồn.

Khác với các bậc tiền bối, Nguyễn Tất Thành không dừng lại ở châu Á, nơi đang bị các thế lực phương Tây xâu xé lẫn nhau, mà Người muốn đến tận nơi “nguồn gốc” nảy sinh những câu hỏi đó: nước Pháp, để tìm hiểu xem những gì ẩn dấu đằng sau những câu khẩu hiệu ấy: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.

Phải chăng đây là một sự lựa chọn có suy tính khoa học, mang dấu ấn của một thiên tài! Mục đích của Nguyễn Tất Thảnh ra đi là để tìm đường cứu nước, nhưng muốn thắng kẻ thù, trước hết phải hiểu rõ kể thù. Muốn hiểu cặn kẻ kẻ thù không gì bằng đến tận sào huyệt của nó và muốn thắng nó phải bằng sức mạnh tri thức, sức mạnh của thời đại, chứ không chỉ đơn thuần bằng lòng yêu nước và chí căm thù. Nói nôm na không chỉ bằng “cơ bắp” mà bằng “cái đầu trí tuệ cao”.

Với suy nghĩ đó, Nguyễn Tất Thành tìm đến nước Pháp, nơi có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển để học hỏi. Pháp không chỉ một quốc gia tư bản phát triển, mà còn là một nước đế quốc. Tại đây Nguyễn Tất Thành có đầy đủ điều kiện tìm hiểu bản chất chế độ tư bản, sức mạnh của văn minh phương Tây, lại nắm vững được cuộc sống các dân tộc thuộc địa của Pháp ra sao? Họ đã chống chủ nghĩa thực dân như thế nào? Để từ đó tìm ra lời giải cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Với tất cả những suy tính kỹ càng đó, một sáng hè ngày 05 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dưới cái tên Nguyễn Văn Ba làm phụ bếp trên con tàu Đô đốc Latouché Tréville, thuộc hãng vận tải Hợp nhất của Pháp, rời cảng Nhà Rồng, Sài Gòn đi qua các cảng: Singapore (08/6/1911), cảng Columbo, Ceylan – Sri Lanka (14/6/1911), cảng Said, Ai Cập (15/6/1911) và qua một số cảng các nước Phi châu, đến ngày 06 tháng 7 năm 1911, tàu cập cảng Marsailles, Pháp.

Vừa đến Pháp, để mở rộng tầm hiểu biết Nguyễn Tất Thành từ Marsailles viết thư gửi Tổng thống Pháp xin vào học Trường Thuộc địa, Paris. Nhưng không được Tổng thống Pháp trả lời.

Nguyễn Tất Thành từ Marsailles đến thị trấn Saint Andress, ngoại ô thành phố Havre, kiếm việc làm và học thêm tiếng Pháp.

Đầu năm 1912, Người đến Boston, Hoa Kỳ, nơi đầu tiên đã nổ ra cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập cho đất nước. Tại đây, Người đi sâu tìm hiểu về cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Mỹ chống ách đô hộ của thực dân Anh.

Giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Hoa Kỳ sang London, Anh, nơi Karl Marx, Angels và V. I. Lénine từng sống và làm việc. Tại London, Người chỉ ở trong khoảng 3 năm, chủ yếu nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa tư bản mại bản thực dân Anh.

Sau một thời gian dài vòng quanh châu Phi, sống ở Mỹ, Anh, đầu năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Paris, Pháp. Đây là một quyết định đúng đắn. Tại đây Người không chỉ có cơ hội hiểu rõ hơn chủ nghĩa thực dân Pháp, về chính trường quốcc tế, mà điều quan trọng nhất là được gần gũi cộng đồng người Việt, để từ đó nhận được nhiều tin tức từ quê nhà.

Nếu trong khoảng thời gian từ 1911 đến 1917, Nguyến Tất Thành chỉ mới khởi đầu để tâm quan sát, phân tích, chiêm nghiệm về thế giới tư bản, về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tích luỹ hiểu biết... nhưng đến khi trở lại Pháp, Người thực sự bắt đầu trực tiếp tham gia hoạt động chính trị. Trước tiên, đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, cùng giai cấp công nhân Pháp đấu tranh giành quyền lợi  và  tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Faubourg, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc thảo luận về mọi vấn đề thời sự chính trị. Nhờ đó kiến thức, kinh nghiệm đấu tranh của Người ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Tại Paris Người tham gia và đã trở thành “linh hồn” của “Hội Những người Việt Nam yêu nước” (Groupedes Patriotes Annamites).

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1914 – 1918), ngày 18 tháng 6 năm 1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị Versailles từ 18 – 21/6/1919, để giải quyết các vấn dề của chiến tranh, chia lại thị trường thế giới. Nhân cơ hội này, thay mặt “Hội Những người yêu nước Việt Nam” tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đến tận nhà ông Jules Cambon, một thành viên phái đoàn Pháp dự Hội nghị Versailles để nhờ ông đưa “Bản Yêu sách của nhân dân Annmamite”  (Revendications du Peuple Annamite), đến Hội nghị.

Nguyễn Ái Quốc còn gửi Bản yêu sách tới đoàn đại biểu các nước Đồng minh và gửi tới các nghị viên của Quốc hội Pháp. Hai tờ báo “Nhân đạo” (L’Humanité) và tờ “Dân chúng” (Le Populaire), đã đăng toàn văn Bản yêu sách đó. Nguyến Ái Quốc còn cho in  6.000 tờ  truyền đơn để phân phát Bản yêu sách trong các cuộc họp, các cuộc mit tinh của các tổ chức dân chủ Pháp.

21a-01-1679532561.jpg

Bản yêu sách đề cập đến những vấn đề sơ đẳng nhất về quyền tự do, dân chủ, về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, trong đó nói rõ cho nhân dân thế giới biết những tội ác của đế quốc Pháp ở thuộc địa, để cho giai cấp công nhân, cấc tổ chức dân chủ Pháp chú ý đến tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

Bản yêu sách gồm 08 điểm, trong đó nổi bật nhất là “đòi chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận quyền tự do dân chủ  và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Về sau Bản yêu sách được Nguyễn Áí Quốc chuyển thể thành thơ lục bát, song thất lục bát  với tên gọi “ Việt Nam yêu cầu ca” vừa mau thuộc và dễ nhớ.

Mặc dầu Bản yêu sách không được Hội nghi chấp nhận, nhưng Bản yêu sách của Nguyễn Ái Quốc được xem là điểm khởi đầu của một hành trình đấu tranh cách mạng và điểm khởi đầu đó đã gây chấn động nước Pháp  và thế giới. Có thể nói rằng đó cũng là dấu mốc đầu tiên đánh dấu thời điểm bắt đầu của cuộc đấu tranh về sức lực và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc trên đất Pháp, trong sự theo dõi của chính quyền Pháp từng bước đi của Người.

Nguyễn Ái Quốc cho rằng muốn cứu nước trước hết phải có đường lối rõ ràng. Vì vậy, trong những ngày ở Paris Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước. cụ thể vào tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”  của V. I. Lénine, tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc hết sức ngạc nhiên và bị thu hút bởi tư tưởng của vị lãnh tụ giai cấp vô sản thế giới. Nguyễn Ái Quốc viết: “Lénine đã chinh phục và thu hút trái tim của các dân tộc châu Á không những bằng thiên tài của mình, mà còn bằng sự coi thường cuộc sống xa hoa, bằng tình yêu lao động, bằng đời sống cá nhân trong sạch, đức tính giản dị, đạo đức cao quý của người thầy”. Luận cương của Lénine đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Mảnh đất Paris hoa lệ đã thấm giọt nước mắt hạnh phúc của con người đã tìm thấy con đường, mà dân tộc Việt Nam vô vọng tìm kiếm trong hơn nửa thế kỷ qua. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc một lòng nhất quyết đi theo chủ nghĩa Cộng sản.

 Tại Paris, Người tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại Tours với tư cách Đại biểu Đông Dương và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp vào ngày 30 tháng 12 năm 1920. Vì vậy, về sau Nguyễn Ái Quốc thừa nhận: “Lúc đầu là Chủ nghĩa yêu nước, chứ không phải Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa Cộng sản đã làm tôi tin theo Lénine, tin theo Quốc tế III. Đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời cách mạng của tôi”. Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

23a-01-1679532554.jpg

Về sự kiện này, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật là lạ lùng, là một người Việt Nam trẻ tuổi, vừa đến thủ đô Paris chưa bao lâu đã thâm nhập ngay được vào đời sống chinh trị. Tại đó, Người đã làm những việc cực kỳ quan trọng đối với dân tộc mình, đối với các dân tộc thuộc địa và góp phần hình thành chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân Pháp”.

Nguyễn Ái Quốc không chỉ là thành viên sáng lập, người còn tỏ rõ uy tín, ảnh hưởng trong Đảng khi được dự Đại hội Đại biểu lần thứ hai (10/1922) của Đảng Cộng sản Pháp và thuyết phục Đại hội quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Nguyễn đã tham gia soạn thảo “Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa” và khi Ban Nghiên cứu thuộc địa được thành lập, Người được cử làm Trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương.

23b-01-1679532548.jpg

 Tháng 7 năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của các nước thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ((Union Intercoloniale Association des Indigènes  de Toutes les Colonies) và từng bước Nguyễn Ái Quốc trở thành người lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa.

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng thuộc địa xuất bản tờ báo “Người cùng khổ” ( Le Paria) tại thủ đô Paris, Pháp, đã mở ra một giai đoạn đấu tranh có tổ chức, có sự liên kết lực lượng các dân tộc bị áp bức. Tờ Le Paria ra được 38 số, mỗi số bán được từ 1.000 đến 5.000 bản, một con số khá thuyết phục lúc bấy giờ. Ngoài ra ông Nguyễn còn viết hàng loạt bài cho nhiều tờ báo  khác, trong đó chủ yếu cho tở “Nhân đạo” (L’Humanité) và “Dân chúng”. Và “Tạp chí Cộng sản” (Revue Communiste). Cũng thời gian này, Nguyễn Ái Quốc còn cho xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Francaise), 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp, đồng thời đề cập tới phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.

24b-01-1679532541.jpg

Việc Hội Liên hiệp thuộc địa ngừng hoạt động (6/1926) và báo Người cùng khổ bị đình bản, sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Pháp (6/1923), đã gián tiếp khảng định vai trò to lớn, quan trọng của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức này.

Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc ra tranh cử vào Hạ viện Pháp, nhưng không thành công, Người trượt chức dân biểu Quốc hội.

 Những năm đầu ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc không chỉ hăng hái hoạt động cách mạng Người còn tích cực học tập, tích luỹ tri thức chính trị. Nguyễn Ái Quốc không chỉ học hỏi trong cuộc sống, trong sự cọ xát nóng bỏng của các buổi thảo luận chính trị, mà còn tự đi sâu nghiên cứu lý luận. Chính trong bản báo cáo của mật thám Pháp đề ngày 10/12/1919, có câu: “Ông ta (Nguyễn Ái Quốc) dành cả ngày để học hỏi, đọc tất cả những sách bằng tiếng nước ngoài có đề cập đến Đông Dương”. Một báo cáo khác cũng của mật thám Pháp viết vào tháng 3/1920, đã khẳng định “Hiện thời Nguyễn Ái Quốc đang dịch cuốn L’Esprit de Loi (Tinh thần luật pháp) của Montesquier, sang tiếng Việt”.

Với sự nổ lực phi thường, từ một người không phân biệt được thế nào là đảng, thế nào là công đoàn? Quốc tế II, khác Quốc tế III ở chỗ nào? Nguyễn Ái Quốc đã trở thành nhà lý luận macxist lỗi lạc. Toàn bộ thời gian sống và làm việc trên đất Pháp để mưu sống và hoạt động cách mang, Nguyễn Ái Quốc chỉ làm việc nửa ngày. Thoạt đầu làm thuê cho một tiệm rửa ảnh, rồi được luật sư Phan Văn Trường nhượng quyền cho thuê lại một căn ở số 9, ngõ Compoint, quận 17, Paris. Ông Nguyễn theo học đự thính Trường Đại học Sorbonne và được coi là một con mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp./.