Hậu Giang: Sơ kết thực hiện dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới sáng tạo xanh”

PV
Sáng ngày 27-9, Ban Quản lý Dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” của tỉnh (Ban Quản lý Dự án GIC tỉnh) tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 thực hiện Dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” tỉnh Hậu Giang.

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban Quản lý Dự án GIC tỉnh đã phối hợp với GFA/AGRITERRA và các địa phương trong tỉnh tổ chức chọn được 12 HTX lúa gạo tham gia dự án, trong đó huyện Vị Thủy và Châu Thành A đều có 3 HTX tham gia; còn huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ mỗi đơn vị có 2 HTX tham gia. Riêng trên lĩnh vực xoài thì hiện chưa lựa chọn được HTX tham gia do không đảm bảo tiêu chí về diện tích và thành viên. Ngoài ra, Ban Quản lý Dự án GIC tỉnh cũng cử cán bộ tham dự lớp tập huấn giảng viên nguồn (TOT) về “Kỹ thuật canh tác lúa gạo bền vững”, “Nâng cao năng lực kinh doanh cho các HTX lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long”, đồng thời mở 2 lớp tập huấn thực hành nội dung này và “Lớp học kinh doanh cho nông dân (FBS)”, đồng thời mở 6 lớp tập huấn thực hành cho 180 nông dân tham gia dự án với nội dung trên. Mặt khác, Ban Quản lý Dự án GIC tỉnh còn phối hợp với nhóm tư vấn GFA/AGRITERRA và Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) thương thảo xây dựng và thực hiện ký kết ba gói hợp đồng trên.

eee-1672199084.jpg

sản xuất tôm-lúa sạch, bền vững, đạt chuẩn hữu cơ, đến nay đã có 1.230 ha sản xuất đạt chuẩn và liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

Dự án khu vực “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh” sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức (Dự án GIC). Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2021-2025 và Hậu Giang là 1 trong 6 tỉnh của khu vực ĐBSCL được chọn để thực hiện. Ngành hàng thực hiện dự án là trên lúa gạo và xoài. Mục tiêu chung của Dự án là hỗ trợ cải thiện thu nhập cho các hộ sản xuất nhỏ, tạo việc làm, nâng cao khả năng chống chịu của các chuỗi giá trị lúa gạo và xoài thông qua các mô hình kinh doanh có tính cạnh tranh, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường. 

Về mục tiêu cụ thể thực hiện Dự án của tỉnh là (1) Hiệu suất canh tác, chất lượng nông sản của các nông hộ tham gia Dự án được cải thiện và từng bước bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo và chuỗi giá trị xoài, nhờ ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo, (2) Thu nhập trung bình của nông hộ tham gia Dự án tăng lên 15% trong chuỗi giá trị lúa gạo và tăng 20% trong chuỗi giá trị xoài; (3) 60% số nông hộ tham gia Dự án được áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo thông minh nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu; (470% số doanh nghiệp, hợp tác xã được Dự án hỗ trợ sẽ cải thiện 03 trên 05 chỉ số, bao gồm: Doanh thu, Số lượng khách hàng, Các quan hệ kinh doanh được thiết lập, Chi phí sản xuất, Đầu tư; (5) Tạo thêm việc làm tại các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Dự án, trong đó 30% số việc làm cho thanh niên và 30% cho phụ nữ.

Trong thời gian tới Ban sẽ phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai 03 gói hợp đồng về nâng cao năng lực cho hợp tác xã, hướng dẫn nông dân trồng lúa kỹ thuật canh tác mới (SRP) và thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” thông qua các lớp tập huấn “Kinh doanh nông dân” theo đúng kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai Dự án, Ban cũng mong ngành chức năng các địa phương quan tâm hỗ trợ về địa điểm và chọn học viên tham gia các lớp tập huấn khi đơn vị triển khai; trong đó, lưu ý việc chọn học viên phải đảm bảo đúng đối tượng để những kiến thức được truyền đạt và áp dụng vào thực tiễn sẽ tạo ra hiệu quả thiết thực, từ đó góp phần mang lại thành công theo mục tiêu mà dự án đã đề ra./.