Không có việc gì khó

Tôi với anh Nguyễn Trọng Thể, người cùng tỉnh nhưng xa nhau hàng trăm km. Anh ở xóm 12 xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Học hết lớp 7/10. Anh tham gia nhập ngũ chống Mỹ cứu nước năm 1967, được đào tạo lớp huấn luyện Trinh sát đặc biệt, rồi cùng đồng đội bí mật hành quân theo trục đường Trường Sơn vào chiến trường (B). Hoạt động ở vùng Tây Nguyên.

dt2dsn2-1725674820.jpg

Tác giả bài viết CCB thương binh Đặng Sỹ Ngọc. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

 

Sau 4 năm chiến đấu liên tục tới khi anh đảm nhận chức vụ B bức trưởng. Trong một trận tập kích vào bốt giặc anh bị một mảnh phóng lựu chột vào mắt trái. Đồng đội phát hiện, nhanh chóng cấp cứu. Anh tỉnh lại và được chuyển dần ra Bắc, an điều dưỡng tại đoàn 253 quân khu 3.. nhiệm vụ của Đoàn này là nhận những cán bộ sơ cấp bị thương bị bệnh từ miền Nam ra an điều dưỡng. Quân số rất đông, nhưng số người ở Nghệ Tĩnh thì chỉ có vài chục. Tôi và anh Thể thuộc dạng cán bộ trẻ, chưa có vợ con, an dưỡng điều trị cùng một nhà, sinh hoạt cùng một chi bộ. Ăn ngủ bên nhau, có gì vui buồn đều chia sẻ, tâm tình như anh em ruột thịt. Anh kể cho tôi nghe nhiều chuyện riêng tư trong quá khứ của anh. Tôi cảm nhận có nhiều điều phù hợp với mình. Tôi càng quý anh và lưu ý những điều tốt đẹp. Anh kể rằng: trước lúc đi Bộ đội, anh đã đọc cuốn sách "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Nga Nicolai A. Ostrovsky. Anh rất thích nhân vật Pavel Korchagin.

Anh từng chiến đấu nhiều trận có nhiều giấy bằng khen Huân Huy chương và Huy hiệu dũng sỹ. Đến ngày thống nhất, anh vui mừng cùng toàn dân, nhưng trong lòng anh thấy vô cùng thương tiếc nhiều đồng đội đã bỏ lại tuổi trẻ trên chiến trường, còn mình anh may mắn “không xanh cỏ”. Chỉ bị thương ở hốc mắt, mất sức 65%. Với quân hàm thượng sĩ, anh được về gặp mẹ và quê hương. Gặp ai, cũng kể chuyện quá khứ của đồng đội. Còn anh thấy tổn thất lớn nhất là cô người yêu đã có chồng. Anh nói mừng hạnh phúc cho họ nhưng anh tiếc. Có lần, cô ấy đến thăm anh tại bệnh viện Quân Y. Cô mang theo cả quà, anh vẫn vui gượng mà nhận. Rồi anh kể hết tâm tư tình cảm của mình với người yêu. Anh cảm ơn hình bóng đẹp của cô, đã động viên thôi thúc anh dũng cảm tiến lên trong các trận đánh. Khi bị thương vào mắt, anh choáng và thấy các y bác sĩ cứu chữa tận tình. Anh nghĩ mình sẽ không qua khỏi lưỡi hái tử thần, chẳng hiểu sao lúc ấy, Anh càng nhớ đến mẹ, nhớ người mình yêu và muốn sống. Kể đến đó, cô bạn cũng xúc động mà khóc.

Sống bên tôi, anh luôn nhắc nhở đến tên người thanh niên cộng sản Côm Xô Môn là Pavel như chính anh vậy. Anh còn nói với tôi nhiều lần câu nói của Pa Ven trong thép đã tôi.

Không có việc gì khó

Thời gian chúng tôi an dưỡng ở huyện Thanh Hà, Hải Dương, giáp với huyện Vĩnh Bảo -Hải Phòng. Cách cảng Hải Phòng chừng 20 km.

Chúng tôi nghe nói cảng hiện đại nhất nhì cả nước, mỗi lần tôi cất lên bài hát (Thành phố Hoa Phượng đỏ). Anh rủ tôi, xin rời doanh trại đi xem cảng. Hai anh em đạp xe một mạch đến trình bày với bảo vệ cảng. Những bảo vệ cương quyết không cho vào. Mặc dầu chúng tôi trình bày chân thật tha thiết muốn xem cảng thôi. Khi thất vọng ra về. Được chừng 1 km, Anh dừng lại bảo tôi “Pavel nói không có việc gì khó....”. Ta tha thiết vào xem, chứ có việc gì mà họ không cho. Ta quay lại, đạp xe đi thẳng như những người công nhân nườm nượp ra vào kia.

Vậy là lọt, để xe đạp vào một gốc rồi đi bộ xem cảng bình thường, mỏi cả chân.. Đây là lần đầu tiên, chúng tôi được xem cảng Hải Phòng.

Một lần khác, khoảng cuối năm 1976. Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho một đoàn Nghệ thuật xiếc lớn, đến biểu diễn tại nhà hát Hải Dương.. nhà hát chữa được hàng vạn người có ghế ngoài trời như sân bóng đá. Xiếc là loại nghệ thuật tài giỏi lúc bấy giờ. Những cả đoàn an dưỡng chỉ được phân phối 30 vé - mỗi tiểu đoàn có hàng trăm an dưỡng viên chỉ được 5 vé. Vậy thì chúng tôi làm gì được xem. Anh quyết tâm rủ tôi cùng đi. Qua đò Bến Hàn, tôi cầm thêm đôi nạng cuốc bộ. Anh bàn với tôi, chúng ta cứ đi thẳng, cảnh sát, quân cảnh có giữ lại thì ta trình bày khiêm tốn xin vào. Đến trạm gác thứ ba thì công an đã thổi còi giữ hai anh em chúng tôi lại. Anh đề nghị gặp chỉ huy và phản ánh... “Vì ham thích nghệ thuật mà chúng tôi quyết sống chết gì củng cố xem bằng được. Vé bao nhiêu tiền cũng mua, mong sự giúp đỡ.... Chẳng hiểu sao chỉ huy trao đổi với nhau như thế nào, sau 10 phút thấy một trung úy cảnh sát dẫn chúng tôi vào khu vực sát với các đại biểu có giấy mời.. vậy là lần đầu tiên hai anh em được xem xiếc Trung Quốc thoải mái.

Cuối năm 1977, cấp trên cho anh xuất viện hưởng chế độ thương binh 65%. Tới quê nhà chưa được bao lâu, anh đã xung phong đưa cả mẹ già vào xây dựng vùng kinh tế mới. Nơi chiến trường xưa, anh đã từng hoạt động. Ở quê hương mới, họ thành lập chính quyền xã, anh Thể được bà con bầu làm chủ tịch mặt trận tổ quốc hàng chục năm.

Cách đây 5 năm, tôi mất liên lạc với anh. Nhưng những năm sống với anh đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm của người lính, nhất là ý chí quyết thắng.

Nay anh Nguyễn Trọng Thể ở đâu qua bài viết này, tôi mong được liên lạc theo số máy của tôi 0973359476

Đ.S. N

Trái tim người lính