TÓM TẮT
Kết quả điều tra cho thấy Bảy lá một hoa xuất hiện tại các tuyến điều tra với tần suất xuất hiện 2,48 cây/km. Phân bố của Bảy lá một hoa chủ yếu ở đai cao trên 800m, chiếm 61,1%, với vị trí chính là ở sườn và chân núi (vị trí sườn núi chiếm 54,5%, chân núi có 24,7% số cây). Bảy lá một hoa phân bố tại 9 dạng sinh cảnh, nhiều ở khu vực rừng nguyên sinh trên núi đất, chiếm tỷ lệ lớn nhất (54,6%), rừng phục hồi chiếm (36,4%), rừng trồng (7,8%) và khu dân cư xuất hiện Bảy lá một hoa với 1,3%, tại các kiểu nương rẫy, rừng tre nứa, trảng cỏ, cây bụi, các thuỷ vực, khu canh tác nông nghiệp không không phát hiện cay Bảy lá một hoa. Đặc điểm sinh trưởng các cây trưởng thành chỉ chiếm 52,3%, đa số là những cây nhỏ, củ nhỏ và cây còn non. Các cây > 5 năm tuổi có khả năng cho quả, hạt để tái sinh chỉ đạt 19,0%. Đây có thể là cơ sở khoa học giúp tỉnh Quảng Ngãi đề xuất các giải pháp trồng và phát triển loài sâm quý hiếm Bảy lá một hoa.
Cây dược liệu Bảy lá một hoa (Paris polyphylla), điều tra, phân bố, miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Đặt vấn đề
Cây dược liệu Bảy lá một hoa đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay nhưng các mô tả về đặc điểm về hình thái và thực vật học gần như chưa được quan tâm đầy đủ, chưa được mô tả trong Bộ thực vật chí Đông Dương (1907- 1912). Tập tính về phân bố của Paris polyphylla trong khoảng độ cao từ 600 - 3.500 m so với mực nước biển (Nguyễn Quỳnh Nga et al. 2016; sharma et al. 2015). Đây là đặc điểm quan trọng để trồng thương mại ở quy mô lớn dưới điều kiện khí hậu phù hợp (Paul et al. 2015). Tại Việt Nam, chi Paris L. là một chi nhỏ có 8 loài và 2 phân loài, phân bố chủ yếu trong các rừng lá rộng thường xanh ở các vùng núi cao từ các vùng phía Bắc cho đến Tây Nguyên (Nguyễn quỳnh Nga et al. 2016). Loài có phổ phân bố rộng nhất là P. Polyphylla var. chinensis (Franch.) H. Hara được tìm thấy ở 11 tỉnh, tiếp sau đó là loài P. vietnamnesis (Takht) H.Li được tìm thấy ở 5 tỉnh từ các tỉnh ở vùng núi phía Bắc đến các tỉnh ở Tây Nguyên.
Phát triển cây dược liệu được tỉnh Quảng Ngãi xác định là một tiềm năng lợi thế quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có các dãy núi cao từ 500 - 1.800 m so với mực nước biển, có nhiều loại cây dược liệu quý, có giá trị y học và kinh tế như: Bảy lá một hoa, khôi nhung, ma gang, gừng gió …. song người dân tận dụng khai thác, tận thu từ rừng tự nhiên và chưa được bảo tồn và phát triển nên nhiều nguồn nguyên liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Theo đánh giá, các loài Bảy lá một hoa được khai thác từ tự nhiên còn rất ít. Chính vì thế để duy trì, bảo tồn và phát triển thì việc tìm hiểu đặc điểm phân bố và mô tả hình thái của các loài Bảy lá một hoa tại đây là việc làm rất cần thiết và cấp bách.
- Địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu thuộc địa phận (xã Ba Trang, Ba Khâm) huyện Ba Tơ, (xã Sơn Liên, Sơn Dung) huyện Sơn Tây, (xã Trà Bùi, Hương Trà) huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp kế thừa: Thu thập các tài liệu có liên quan như: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng; tài liệu về khí tượng thuỷ văn, điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế khu vực nghiên cứu; các tài liệu nghiên cứu về Bảy lá một hoa.
* Điều tra sơ bộ:
- Mục đích: Nhằm thu thập thông tin khái quát về phân bốBảy lá một hoa ở khu vực chuẩn bị điều tra làm cơ sở để xác định địa điểm tiến hành điều tra tỉ mỉ.
- Nội dung: Tham khảo tài liệu, ý kiến của người dân về khu vực phân bố Bảy lá một hoa. Căn cứ vào bản đồ địa hình và hiện trạng cũng như đi sơ thám để sơ bộ nắm bắt đặc điểm khu vực nghiên cứu và xác định các tuyến điều tra.
*Điều tra theo tuyến:
Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, tiến hành lập 6 tuyến điều tra: (02 tuyến huyện Ba Tơ, 02 tuyến huyện Sơn Tây, 02 huyện Trà Bồng). Các tuyến chính mở rộng sang 2 bên khoảng 40 - 50m (theo kiểu xương cá), để thu thập mẫu vật được đầy đủ nhất. Trên mỗi tuyến ghi lại cây dược liệu Bảy lá một hoa đã gặp.
Các tuyến này phân bố trên các đai cao và các dạng sinh cảnh khác nhau của các huyện. Tổng chiều dài tuyến điều tra 19km, đi qua độ cao từ 650 - 1.200m qua một số dạng sinh cảnh như rừng trồng, nương rẫy, rừng phục hồi, rừng nguyên sinh núi đất, trảng cỏ, khu dân cư…
Điều tra theo tuyến: Trên tuyến tiến hành ghi chép các thông tin về độ cao, dạng sinh cảnh, số lượng cá thể, tình hình sinh trưởng…của Bảy lá một hoa.
* Điều tra trong các ô tiêu chuẩn:
Trên các đaicao và dạng sinhcảnh, tiếnhành lập cácô tiêuchuẩn (ÔTC). Dựa vào độ cao trên các tuyến điều tra chia thành 2 đai cao: Dưới800 mvà trên 800 m.
Trongmỗiđailập 06 ÔTCđạidiện cho các dạngsinh cảnh phổ biến. Mỗi ÔTC được lập có diện tích 100m2 (10m x 10m).
TrongÔTCtiến hành điều tra về số lượngcáthể, tìnhhình sinh trưởngcủacác cá thể.
Kết quả và thảo luận
3.1. Tần số xuất hiện của Bảy lá một hoa trên các tuyến điều tra
Trong quá trình triển khai nhóm thực hiện tiến hành điều tra phân bố của Bảy lá một hoa ngoàitự nhiên theo 06 tuyến. Kếtquả được tổng hợp tại bảng 1.
Bảng 1: Phân bố của Bảy lá một hoa trên các tuyến điều tra tại tỉnh Quảng Ngãi
STT |
Ký hiệu tuyến |
Địa điểm |
Chiều dài tuyến (km) |
Số cá thể (cây) |
Tần số (cây/km) |
|
1 |
Tuyến 1 |
Xã Ba Trang |
Huyện Ba Tơ |
2,5 |
4 |
1,6 |
2 |
Tuyến 2 |
Xã Ba Khâm |
2,5 |
2 |
1,3 |
|
3 |
Tuyến 3 |
Xã Sơn Liên |
Huyện Sơn Tây |
4,0 |
18 |
4,5 |
4 |
Tuyến 4 |
Xã Sơn Dung |
3,0 |
5 |
1,7 |
|
5 |
Tuyến 5 |
Xã Trà Bùi |
Huyện Trà Bồng |
2,5 |
15 |
6,0 |
6 |
Tuyến 6 |
Xã Hương Trà |
4,5 |
12 |
2,7 |
|
Tổng cộng |
|
19 |
56 |
14,9 |
Số liệu điều tra ở bảng 1 cho thấy, Bảy lá một hoa phân bố không đều trên các tuyến điều tra, tại tuyến điều tra số 1, 2 huyện Ba Tơ (khu vực xã Ba Trang và xã Ba Khâm) chỉ phát hiện 6 cây với tần số 1,3 - 1,6 cây/km.
Tuyến nhiều nhất là địa phận xã Trà Bùi (đỉnh núi Cà Ram) là 15 cây (tuyến 5) với tần số xuất hiện cao nhất là 6,0 cây/km và xã Sơn Liên (tuyến 3) xuất hiện 18 cây Bảy lá một hoa với tần số 4,5 cây/km,
Tại tuyến điều tra xã Sơn Dung huyện Sơn Tây (tuyến 4) phát hiện 5 cây với tần số 1,7 cây/km. Tại xã Hương Trà (tuyến 6) phát hiện 12 cây với tần số 2,7 cây/km.
Tổng số gặp Bảy lá một hoa là 56 cây/19,0 km tuyến điều tra. Bình quân số tần số cây Bảy lá trên các tuyến từ 1,3 - 6,0 cây/km, phân bố chủ yếu tại khu vực Sơn Tây và Trà Bồng là khá nhiều.
Qua quá trình đi điều tra trên tuyến cùng người dân địa phương, họ cho biết trước đây rất dễ gặp Bảy lá một hoa trong rừng, nhưng gần đây do nhu cầu tăng nên cây bị khai thác mạnh. Một điều đáng chú ý là tình trạng khai thác bừa bãi và lãng phí đã dẫn đến suy giảm số lượng loài cây này.
Qua việc đi thực địa cùng người dân trong quá trình khai thác khi đến mùa (tháng 10-12) và phỏng vấn người dân cho thấy, Bảy lá một hoa sau một năm sẽ lụi phần thân leo phía trên, các củ ẩn dưới đất, đến mùa sinh trưởng năm sau lại mọc lên. Do bộ phận sử dụng là củ nên khi khai thác toàn bộ khóm củ bị đào lên không còn khả năng tái sinh.
2. Đặc điểm phân bốBảy lá một hoa tại khu vực nghiên cứu
2.1. Đặc điểm phân bố Bảy lá một hoa theo vị trí
Với cùng một độ cao nhưng Bảy lá một hoa có thể phân bố ở các vị trí chân, sườn, đỉnh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào độ cao của từng ngọn núi. Qua điều tra cho thấy số lượng Bảy lá một hoa phân bố tại các vị trí là khác nhau. Kết quả tổng hợp tại bảng 2.
Bảng 2: Phân bố Bảy lá một hoa theo các đai cao tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Độ cao Tuyến/ÔTC |
< 800m |
> 800m |
Tổng cộng |
|||
Số cây |
% |
Số cây |
% |
Số cây |
% |
|
Tuyến 1-6 |
21 |
27,3 |
35 |
45,5 |
56 |
72,7 |
ÔTC 1-6 |
9 |
11,7 |
12 |
15,6 |
21 |
27,3 |
Tổng |
30 |
39,0 |
47 |
61,1 |
77 |
100 |
Có thể nhận thấy, cả trên 2 tuyến và 6 ÔTC đã điều tra cho thấy Bảy lá một hoa phân bố chủ yếu ở đai cao >800m (từ 800 -1.200m), có 47/77 cây, chiếm 61,1%. Đai cao dưới 800m có tỷ lệ phân bố của Bảy lá một hoa chỉ chiếm 39,0 %.
2.2. Đặc điểm phân bố Bảy lá một hoa theo vị trí
Với cùng một độ cao nhưng Bảy lá một hoa có thể phân bố ở các vị trí chân, sườn, đỉnh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào độ cao của từng ngọn núi. Qua điều tra cho thấy số lượng Bảy lá một hoa phân bố tại các vị trí là khác nhau. Kết quả tổng hợp tại bảng 3.
Bảng 3: Phân bố của Bảy lá một hoa theo vị trí tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Độ cao
Tuyến/ÔTC |
Chân |
Sườn |
Đỉnh |
Tổng |
|||||||
Số cây |
% |
Số cây |
% |
Số cây |
% |
Số cây |
% |
||||
Tuyến 1-6 |
15 |
19,5 |
29 |
37,7 |
12 |
15,6 |
56 |
72,7 |
|||
ÔTC 1-6 |
4 |
5,2 |
13 |
16,9 |
4 |
5,2 |
21 |
27,3 |
|||
Tổng |
19 |
24,7 |
42 |
54,5 |
16 |
20,8 |
77 |
100 |
Kết quả thu được cho thấy, khi điều tra trên tuyến cũng như trên các ÔTC, Bảy lá một hoa phân bố chính là ở sườn và chân núi (vị trí sườn chiếm tới 54,5% tổng số cây điều tra, tiếp đến là vị trí chân có 24,7% số cây). Trong khi, tại vị trí đỉnh núi có số cây phân bố thấp nhất (16/77 cây, chiếm 15,49%). Điều này có thể giải thích là do Bảy lá một hoa là cây ưa ẩm nên chúng thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao hơn như chân và sườn núi. Đây là điểm cần chú ý khi bảo tồn và gây trồng loài cây này.
2.3. Đặc điểm phân bố Bảy lá một hoa tại các dạng sinhcảnh
Cáctuyến và các ÔTCđược lập điều tra điqua các dạngsinh cảnh chính củacác kiểu rừng. Chúngtôichia thành 9 dạngsinh cảnhchính nơigặp Bảy lá một hoa phân bố tự nhiên. Kếtquả được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Tỷ lệ phân bố của cây Bảy lá một hoa trong các kiểu thảm thực vật
STT |
Sinh cảnh |
ÔTC |
Tuyến |
Tổng |
|||
Số cây |
Tỷ lệ (%) |
Số cây |
Tỷ lệ (%) |
Số cây |
Tỷ lệ (%) |
||
1 |
Rừng nguyên sinh trên núi đất |
8 |
10,4 |
34 |
44,2 |
42 |
54,6 |
2 |
Rừng phục hồi |
10 |
13,0 |
18 |
23,4 |
28 |
36,4 |
3 |
Nương rẫy |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4 |
Rừng trồng |
3 |
3,9 |
3 |
3,9 |
6 |
7,8 |
5 |
Rừng tre nứa |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
Trảng cỏ, cây bụi |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Các thuỷ vực |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
Khu canh tác nông nghiệp |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
9 |
Khu dân cư |
0 |
0 |
1 |
1,3 |
1 |
1,3 |
Tổng cộng |
21 |
27,3 |
56 |
72,7 |
77 |
100 |
Theo các dạng sinh cảnh cho thấy Bảy lá một hoa phân bố khá đa dạng (có phân bố tại 9 dạng sinh cảnh). Tuy nhiên, số lượng phân bố tại các sinh cảnh là khác nhau. Chúng thường phân bố nhiều ở rừng nguyên sinh trên núi đất. Ở dạng sinh cảnh này có số cây Bảy lá một hoa lớn nhất chiếm tỷ lệ (54,6%). Tiếp đến là các dạng sinh cảnh: rừng phục hồi có 28/77 cây chiếm 36,4%, rừng trồng phát hiện 6 cây chiếm (7,8%), khu dân cư phát hiện 1 cây chiếm (1,3%). Ở các dạng sinh cảnh này, do thích hợp với đặc điểm sinh thái của Bảy lá một hoa là cây ưa bóng, thường mọc ở dưới các tán cây lớn, khu vực ẩm và có nhiều mùn rừng.
Hệ sinh thái rừng trồng: Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy không xuất hiện cây Bảy lá một hoa.
Hệ sinh thái rừng tre nứa: Không thấy xuất hiện cây Bảy lá một hoa
Khu dân cư: Tại đây, chúng tôi đã điều tra và thấy xuất hiện cây Bảy lá một hoa mọc tại khu dân cư nhưng với số lượng khá nhỏ (1 cây).
Tóm lại cây Bảy lá một hoa: thường gặp ở độ cao trên 800m khí hậu mát, và cây thường mọc ở môi trường đất ẩm, gần các suối, đất dốc của núi đất, dưới tán rừng có lá thường xanh.
3. Đặc điểmsinhtrưởng và táisinhcủa Bảy lá một hoa ngoàitự nhiên
3.1. Đặc điểm sinh trưởng các cây trưởng thành
Kết quả tổng hợp được thể hiện tại bảng 5 sau:
Bảng 5: Đặc điểm sinh trưởng của cây Bảy lá một hoa tại một số huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
STT |
Vị trí |
Số cây |
Số lượng cây 1 - 2 năm tuổi |
Số lượng cây 3-5 năm tuổi |
Số lượng cây >5 năm tuổi |
|
||||
1 |
ÔTC1 |
1 |
0 |
1 |
0 |
|
||||
2 |
ÔTC2 |
1 |
1 |
0 |
0 |
|
||||
3 |
ÔTC3 |
8 |
2 |
3 |
3 |
|
||||
4 |
ÔTC4 |
2 |
2 |
0 |
0 |
|
||||
5 |
ÔTC5 |
6 |
3 |
2 |
1 |
|
||||
6 |
ÔTC6 |
3 |
2 |
1 |
0 |
|
||||
Tổng |
21 |
10 |
7 |
4 |
||||||
% |
100 |
47,6 |
33,4 |
19,0 |
Mật độ cây/m2: Tổng số cây điều tra được trên 6 ÔTC là 21, tương đương với mật độ trung bình 0,035 cây/m2 (350 cây/ha). Mật độ này là tương thấp cho thấy hiện tại số lượng Bảy lá một hoa đang dần bị suy kiệt và cần bảo tổn.
Về sinh trưởng: Trong các ô điều tra tỷ lệ cây 1-2 năm tuổi chiếm 47,6% (10 cây). Cây Bảy lá một hoa từ 3-5 năm tuổi đạt 33,4% 97 cây), số cây mà thu hoạch và cho chất lượng dược liệu tốt nhất là những cây >5 năm tuổi chiếm 19% (4 cây). Số cây trưởng thành chỉ có 11/21, chiếm 52,3% tổng số cây. Điều này cho thấy, số lượng cây trưởng thành có thể cho củ để khai thác (cây từ 3-5 năm tuổi, cây > 5 năm tuổi) không lớn do tình trạng đa số những cây lớn đều bị khai thác, chỉ còn lại những cây nhỏ, nhất là những cây mới tái sinh chưa có khả năng cho thu hoạch và phát triển hoa quả.
Kết luận
Với 19 km điều tra phát hiện 56 cây Bảy lá một hoa (tần số gặp cây Bảy lá một hoa bình quân trên các tuyến là 2,48 cây/km), như Bảy lá một hoa tại 3 huyện điều tra là còn khá ít.
Phân bố của Bảy lá một hoa chủ yếu ở đai cao trên 800m, chiếm 61,1%, với vị trí chính là ở sườn và chân núi (vị trí sườn núi chiếm 54,5%, chân núi có 24,7% số cây). Bảy lá một hoa phân bố tại 9 dạng sinh cảnh, nhiều ở khu vực rừng nguyên sinh trên núi đất, chiếm tỷ lệ lớn nhất (54,6%), rừng phục hồi chiếm (36,4%), rừng trồng (7,8%) và khu dân cư xuất hiện Bảy lá một hoa với 1,3%, tại các kiểu nương rẫy, rừng tre nứa, trảng cỏ, cây bụi, các thuỷ vực, khu canh tác nông nghiệp không không phát hiện cay Bảy lá một hoa.
Đặc điểm sinh trưởng các cây trưởng thành cho thấy: Tỷ lệ cây trưởng thành chỉ chiếm 52,3%. Điều này cho thấy các cây trên đa số là những cây nhỏ, củ nhỏ và cây còn non. Các cây > 5 năm tuổi có khả năng cho quả, hạt để tái sinh chỉ đạt 19,0%.
Abstract
Paris polyphylla Smith has a natural distribution in some mountainous area of Quang Ngai province. However, the number of Paris polyphylla Smith has been sharply reduced and the distribution area has shrunk. Paris polyphylla Smith occurs at the survey site at a frequency of 2.48 plants per kilometer. Paris polyphylla Smith is mainly distributed at altitudes of 800 meters or more above sea level, at the primary forest types in mountainous areas and restored forests, and rarely appears in plantations and residential areas. Paris polyphylla Smith grows mainly on the mountainside and foothills. The number of mature Paris polyphylla Smith that can be harvested (3-5 years old or over 5 years old) is about 19% due to the fact that most large trees are exploited, only small trees, especially newly regenerated trees that are not capable of harvesting and growing fruits. This can be the scientific basis to help Quang Ngai province propose solutions for growing and increasing this endangered species.
Key word: Paris polyphylla, investigation, distribution, QuangNgai mountainous districts.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, NXB. Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007. Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗgiai đoạn 2007-2010, Hà Nội.
3. Võ Văn Chi, 1997.Từ điển cây thuốc Việt Nam.NXB.Y học, Hà Nội.
4. Nguyễn Quỳnh Nga và Nguyễn Văn Khiêm, 2015. Nghiên cứu phân loại một số loài thuộc chi Paris ở Việt Nam sử dụng đặc điểm hình thái và chỉ thị PCR-RFLP. Đề tài cấp cơ sở cấp Viện Dược liệu.
5. Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Hồng Nhung, Đặng Trọng Lương,
Nguyễn Thị Hương, Trương Thị Liên, Phạm Thị Tươi