Quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGap tại Khánh Hòa

Cây dưa lưới có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và cho năng suất cao. Hiện nay, nhiều nơi ở Việt Nam đã hình thành vùng trồng dưa ở trong nhà màng theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc sử dụng nhà màng để sản xuất nông nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất thâm canh.
 
dualuoinhat1-1673363202.jpg

Hơn nữa, canh tác trong nhà màng cho phép điều khiển độ ẩm của đất và không phụ thuộc vào thời tiết, nhất là mưa. Cây dưa lưới là đối tượng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao khi trồng trong nhà màng. Mặc khác để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật một cách đồng bộ thì chọn lựa được bộ giống và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với Khánh Hòa là cần thiết. Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất dưa lưới đạt tiêu chuẩn VietGap, đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn và mở Website để quảng bá thương hiệu dưa lưới ở tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết để góp phần tăng sản lượng và tạo sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGap.Quy trình kỹ thuật gồm các nội dung sau:

1. Chuẩn bị nhà màng: Nhà màng được thiết kế với hệ thống thông gió 2 cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước 4m, khẩu độ 9,6m, bước cột 3m. Với mái được lợp bằng màng Polymer 150 micron Ginegar và vách xung quanh là các tấm lưới mắt cáo chắn côn trùng gây hại với quy cách 50mesh.
2. Chọn giống
Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống có hình dạng, chất lượng phù hợp. 
Bảng 1. Giống Dưa lưới thích nghi trồng tại Khánh Hòa 

Tên giống

Năng suất (kg/cây)

Loại giống

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Nguồn gốc

To Love 999

1,2 – 1,8

F1

75-80

Công ty TNHH Chia tai Việt Nam nhập từ Thái Lan

Thong Kham 999

1,2 – 1,8

F1

55 – 60

3. Thời vụ trồng:
Cây dưa lưới, dưa lê rất mẫn cảm với nền nhiệt độ cao (>35 độ C) và thời tiết âm u kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn thụ phấn và đậu quả.
Tại Khánh Hòa trồng trái vụ là cuối tháng 5, tháng 6, tháng 7 có nhiệt độ cao, nắng nóng bất thường (phải giảm nhiệt bằng quạt, tăng thời gian tưới) và thời tiết âm u (giữa tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 11) có mưa rải rác hoặc thường xuyên nên cần chú ý ở giai đoạn thụ phấn và đậu quả.
4. Chuẩn bị cây con
Giá thể gieo hạt được trộn đều với tỷ 30% phân trùn quế + 30% đất phù sa (đất sạch) + 40% than bùn, trấu hun. Sử dụng khay ươm cây bằng xốp để gieo hạt (loại có 84 lỗ/khay). Giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay xốp ươm, sau đó tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Cần ngâm ủ hạt giống trước khi gieo, ngâm hạt với nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) từ 4-6 tiếng, sau đó dùng mảnh vải sạch (có khả năng giữ ấm tốt) để ủ hạt. Khi hạt nứt nanh, tiến hành cho vào khay ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát. Hằng ngày tưới nước giữ ẩm đảm bảo cho hạt nảy mầm đồng đều, khay ươm được đặt trong nhà màng (hoặc nhà ươm che mưa và lưới chắn côn trùng). Giai đoạn này cần quan sát phòng trừ Bọ phấn trắng, Bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho Dưa lưới khi cây sắp trồng. 
5. Chuẩn bị giá thể trồng
Giá thể là hỗn hợp giá thể theo tỷ lệ 20% phân trùn quế + 40% đất phù sa (đất sạch) + 40% than bùn, trấu hun (Kết quả nghiên cứu về giá thể). Giá thể phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không ép chặt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Giá thể sau khi xử lý được cho vào các Túi PE (1 mặt trắng, 1 mặt đen, kích thước là 17x33cm hoặc 20x40cm).
Lưu ý: Giá thể trồng được phân tích đánh giá nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. Giá thể phải được trộn đều bằng máy trộn chuyên dụng, để đảm bảo tỷ lệ phối trộn đều trước khi đem ra trồng.
6. Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt
Kiểu lắp đặt và bố trí hệ thống tưới: trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có: bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ (timer và van từ).
Kiểu trồng bằng Túi PE: Sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với chiều dài dây tưới là 60cm, đường kính 4mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường kính ống là ø16 (16mm). Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi Túi PE cắm 1 dây tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng Túi PE.
7. Cây giống và mật độ trồng
Trồng cây bằng Túi PE với kích thước Túi PE 17x33cm, 20x40cm (chưa bung bao); Túi PE màu trắng và đục lỗ ở dưới đáy túi; trồng 1 cây/túi PE và trồng theo hàng đơn hoặc đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 1,2m; khoảng cách giữa 2 hàng đôi (hàng cách hàng 40cm) là 1,6m.
Mật độ: Mật độ: mùa khô: 2.700 – 3.000 cây/1.000m2; mùa mưa: 2.500 – 2.700 cây/1.000 m2
Thời điểm trồng: trồng vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây phải đồng đều, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh hại.
8. Chế độ dinh dưỡng
Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Cụ thể liều lượng các chất dinh dưỡng (g/1.000 lít nước) được sử dụng như sau:

bang-2-1673362377.jpg
Bảng 2: Lượng dinh dưỡng theo từng giai đoạn cho dưa lưới, dưa lê trồng giá thể trong nhà màng

Ghi chú:Bổ sung phân bón lá như Canxi-bo vào giai đoạn khi cây bắt đầu có hoa được và  phân cá vào giai đoạn nuôi trái (theo hướng dẫn của nhà khuyến cáo).   
9. Chế độ tưới nước cho dưa theo từng giai đoạn
Chế độ tưới cho Dưa lưới được thực hiện như sau:

Bảng 3: Chế độ tưới cho dưa theo từng giai đoạn

TT

Giai đoạn

Số ngày/giai đoạn

Lượng nước (m3/ngày) dự kiến

Ghi chú

1

Tưới đệm trước khi trồng

2

60

Tưới đệm trước trồng khoảng 1-2 ngày

2

1-14 ngày sau trồng

14

6 đến 10

Tùy thuộc vào kết quả đo EC, pH, lượng nước thoát ra và tình hình sinh trưởng phát triển, hiện trạng…để điều chỉnh lượng nước tưới/ngày, lượng phân sử dụng, thời gian tưới/lần, số lần tưới/ngày. Tưới nên bắt đầu khi thấy mặt trời bắt đầu lên và kết thúc trước 15h. Vào lúc thời tiết ổn định thì được cài chạy theo chương trình tự động. Đối với giai đoạn thời tiết mưa nắng xen kẽ thì sẽ được tưới bằng tay và kiểm tra EC, pH, lượng thoát theo ngày.

3

15-22 ngày sau trồng

7

20 đến 30

4

Thụ phấn

5 đến 7

30 đến 35

5

Hình thành quả

5 đến 7

35 đến 40

6

Phát triển và Tạo lưới quả

10 đến 15

35 đến 40

7

Tạo ngọt (Chín)

12 đến 15

40 đến 45

8

Thu hoạch

7 đến 10

  1. ến 15

10. Chăm sóc:  Bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1 (Cố định gốc):Sau trồng 4-7 ngày (tương ứng với cây cao khoảng 20cm), cố định cây dưa vào dây treo để tránh bị đổ ngã. Cây ra được 4-5 lá thật và bắt đầu bước vào giai đoạn trải lá bàng, cuối giai đoạn này cây bắt đầu ra chồi nách.
Bước 2 (Quấn ngọn): Thường xuyên quấn ngọn dưa vào dây để đảm bảo cây phát triển theo chiều thẳng đứng. Lưu ý: khi cuốn ngọn không được làm gãy ngọn, hoa và lá. Không để dây cuốn kẹp vào lá và hoa.
Bước 3 (Tỉa nhánh):Tỉa hết nhánh từ vị trí đốt số 1 đến đốt số 8, Từ đốt số 9 -15 là sẽ dưỡng và để trái. Cứ 3-4 ngày thường xuyên tỉa bỏ nhánh mọc ra từ nách lá, để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Nhánh dưỡng mang trái tỉa sớm chỉ để lại 2 lá thật đầu tiên để nuôi trái. Chú ý thao tác tỉa nhánh phải tiến hành tập trung để phun thuốc nấm liền sau khi cắt tỉa tránh nấm thối thân lây lan, phát triển đặc biệt là mùa mưa và thời tiết âm u.
Bước 4 (Thụ phấn): Có 2 cách thụ phấn: thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.
Cách 1 thụ phấn bằng ong: sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn 1.000m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu. Bắt đầu thả ong khi hoa cái đầu tiên xuất hiện. Để thùng ong trong nhà khoảng 7-10 ngày sau đó di chuyển đàn ong ra khỏi nhà và nuôi dưỡng để phục vụ cho vụ tiếp theo. 
Cách 2 thụ phấn bằng thủ công (thụ phấn bằng tay): do con người thực hiện, thời gian thực hiện thụ phấn tốt nhất từ 6-9h. Việc thụ phấn phải được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận để đảm bảo năng suất và chất lượng quả. Chỉ thụ phấn trên hoa ở nhánh thuộc lá thứ 9 đến 12 hoặc13 (tỉa bỏ toàn bộ các nhánh còn lại). Khi quả hình thành, lựa chọn 1 quả tốt nhất (không cong vẹo, sâu bệnh, dập nát) để dưỡng trái. 
Bước 5 (Cắt ngọn và tỉa cành mang trái): Khi cây có đủ số lá (23-25 lá) thì cắt bỏ ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Cành mang trái chỉ để lại 2 lá và tỉa bỏ phần ngọn (tỉa sớm để cây tập trung nuôi hoa cái và trái sau thụ phấn).
Tỉa quả: sau khi cây đậu quả, quả có đường kính trên 2cm thì tiến hành tỉa quả, chỉ để lại 01 quả trên cây, còn các quả còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Vị trí để quả: để quả từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15.
11. Phòng trừ sâu bệnh hại: Dưa lưới trồng trong nhà màng thường hay bị bọ phấn, bọ trĩ, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai giả, bệnh lỡ cổ rễ, bệnh nứt thân chảy nhựa,… nên cần có biện pháp phòng trừ bằng ICM, IPM< và hóa học (sử dụng các loại thuốc được phép sử dụng tại VN năm 2021)
12. Thu hoạch
Tiêu chí xác định độ chín, độ ngọt: khi thấy lưới tạo đều và phần cuống quả đã xuất hiện lưới kết hợp chuyển màu hơi vàng là thời điểm thu hoạch thích hợp (tương đương khoảng 40-50 ngày sau thụ phấn) hay độ ngọt (độ Brix) đạt 12% trở lên là thời điểm có thể thu quả.
Khuyến cáo: Tránh thu hoạch vào thời điểm nắng nóng (>32 độ C) trong ngày. Sử dụng kéo đã tẩy trùng để thu hoạch dưa. Tránh để trái dưới ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Loại bỏ và tiêu hủy những trái bị thối, bệnh ra khỏi nhà kính nhà màng để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan sang vụ tiếp theo./.