TP. Cần Thơ: Dự án GIC tập huấn về "Tính toán khí thải nhà kính và tác động Carbon trong sản xuất lúa gạo"

Ngày 28/11/2022 tại thành phố Cần Thơ, Văn phòng ban quản lý dựa án GIC Hà Nội tổ chức tập huấn về "Tính toán khí thải nhà kính và tác động Carbon trong sản xuất lúa gạo" cho 40 cán bộ ngành nông nghiệp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và thành pố Cần Thơ.

Riêng tại Hậu Giang có bà Lê Kim Ngọc - Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án khu vực các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh và cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham dự.

gic-1672346500.jpg
TP. Cần Thơ: Dự án GIC tập huấn về "Tính toán khí thải nhà kính và tác động Carbon trong sản xuất lúa gạo"

Tại buổi tập huấn, các học viên được nghe TS. Nguyễn Văn Hùng - Chuyên gia Viện lúa Quốc tế IRRI chia sẽ về các yếu tố trong quá trình lúa gây ra phát thải khí nhà kính và những ảnh hưởng của khí thải nhà kính đến môi trường. Đồng thời, ông hướng dẫn cách thu thập cũng như tính toán được lượng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa. Theo ông Hùng thì trong sản xuất nông nghiệp người ta tính toán được rằng hằng năm có khoảng 88,6triệu tấn CO2-e và trong đó có 75% tổng lượng khí thải là khí Mê -tan (CH4). Trong đó, 75% lượng Mê - tan phát thải trong nông nghiệp là từ sản xuất lúa. Do đó, để hướng tới việc phát triển bền vững và giảm ảnh hưởng tác động đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kín trong sản xuất lúa gạo thì cần áp dụng những quy trình tốt nhất, cải tiến phát triển quy trình, chiến lược phát triển sản phẩm, hỗ trợ những quyết định và xây đựng thương hiệu mà trong đó có quy trình canh tác lúa gạo bền vững (SRP) là rất cần thiết. 

Bên cạnh đó, ông Hùng cũng mong muốn các học viên cần hiểu rõ các tính toán phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa và từ đó có những khuyến cáo cho ngành, cho nông dân để cải tiến liên tục trong sản xuất lúa để giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, khi giảm được lượng khí thải nhà kính thì đó còn là tiềm năng, cơ hội về chứng chỉ Carbon (thị trường carbon) để có thể bán nhằm tăng thêm thu nhập cho nông dân trong thời gian tới để hướng tới việc sản xuất lúa ngày càng bền vững hơn.

Qua tập huấn, các học viên tham dự được thực tập về cách tính toán, phân tích cũng như cách thu thập số liệu về khí thải nhà kính. Đồng thời, cũng hiểu rõ hơn những tác hại của phát thải khí nhà kính mà nó gây ra cho môi trường. Do đó, sau tập huấn có thể hỗ trợ dự án thực hiện những phần đã được học cũng như khuyến cáo người dân canh tác để giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa./.