Vũng Tàu bước vào kỷ nguyên mới: Hạ tầng kết nối mở lối tăng trưởng đột phá

Không chỉ đón vận hội từ việc sáp nhập vào TP.HCM, Vũng Tàu đang đứng trước “ngưỡng cửa” chuyển mình mạnh mẽ nhờ hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại. Đây được xem là cú hích chiến lược, giúp thành phố biển tăng tốc phát triển, đẩy mạnh kết nối liên vùng và vươn tầm quốc tế.

Cao tốc rút ngắn hành trình, mở toang cánh cửa kết nối

Một trong những thay đổi lớn nhất chính là các tuyến cao tốc mới mở toang cánh cửa kết nối vùng. Nếu như trước đây, việc di chuyển từ TP.HCM đến Vũng Tàu phải mất 2-3 giờ do phụ thuộc vào Quốc lộ 51, thì trong tương lai gần, hành trình này sẽ được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 60 phút. Đóng vai trò then chốt trong sự thay đổi này chính là cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, có chiều dài 53,7 km, với tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng. Dự án khởi công năm 2023, dự kiến thông xe vào năm 2026. Khi vận hành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ giúp giải tỏa áp lực cho Quốc lộ 51, đồng thời mở ra trục kết nối mới giữa các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam.

vung-tau-buoc-vao-ky-nguyen-moi-ha-tang-ket-noi-mo-loi-tang-truong-dot-pha-1748341488.jpg
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.

Cùng với đó, cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đang được thúc đẩy để sớm hoàn thành vào năm 2026. Mới đây, TP.HCM đã lên kế hoạch đầu tư gần 600 tỷ đồng xây dựng nút giao kết nối khu Nam với cao tốc Bến Lức - Long Thành. Cao tốc này sẽ đóng vai trò như tuyến kết nối chiến lược giữa Tây Nam Bộ – TP.HCM – Đồng Nai – Vũng Tàu. Khi đó, Vũng Tàu không còn là điểm đến đơn lẻ, mà sẽ là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông liên vùng.

Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải: Cửa ngõ vươn ra thế giới

Ngoài lợi thế về hạ tầng đường bộ, Vũng Tàu còn hưởng lợi từ Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải - “át chủ bài” giúp Vũng Tàu bứt phá về logistics. Cái Mép – Thị Vải thuộc hành lang kinh tế chiến lược Mộc Bài - TP.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu, kết nối trực tiếp với tuyến vận tải xuyên Á. Cùng với cảng Cát Lái tại TPHCM, cảng Cái Mép – Thị Vải xử lý hơn 50% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước. Đây cũng là cảng duy nhất của Việt Nam có thể đón tàu trọng tải trên 200.000 tấn, đi thẳng đến châu Âu và Mỹ mà không cần trung chuyển. 

Hiện Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải nằm trong nhóm 50 cảng container lớn nhất thế giới. Trong tương lai, Cái Mép - Thị Vải dự kiến sẽ được nâng cấp thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước, hướng tới mục tiêu lọt TOP 20 thế giới vào năm 2030. Cảng biển hiện đại này sẽ thu hút dòng vốn FDI, tạo cú hích cho ngành công nghiệp, kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở, hạ tầng thương mại và dịch vụ.

Trục giao thương “vàng” hàng không – hàng hải – du lịch

Đòn bẩy tiếp theo chính là sân bay quốc tế Long Thành, chỉ cách Vũng Tàu khoảng 60 km (tương đương khoảng 40 phút di chuyển khi hệ thống hạ tầng hoàn thiện). Dự án trọng điểm quốc gia này đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2026. Với công suất 25 triệu hành khách/năm giai đoạn đầu, và dự kiến lên tới 100 triệu khách/năm khi hoàn thiện, Long Thành sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.

vung-tau-cach-san-bay-long-thanh-khoang-40-phut-di-chuyen-1748341559.jpg
Vũng Tàu cách sân bay Long Thành khoảng 40 phút di chuyển.

Trục hàng không – hàng hải Long Thành – Cái Mép – Vũng Tàu sẽ tạo thành "tam giác kim cương" về giao thương và du lịch, mang lại lợi thế vô song cho thành phố biển. Sự kết nối này sẽ tạo nên trục giao thương “vàng” hàng không – hàng hải – du lịch, giúp thành phố không chỉ đón khách trong nước mà còn mở rộng cánh cửa với quốc tế.

Dù mới nằm trong giai đoạn đề xuất, nhưng tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu dài 132 km cũng đang thu hút sự chú ý. Điểm đầu tại ga Trảng Bom (Đồng Nai), điểm cuối ga Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuyến đường sắt này dự kiến được thiết kế với quy mô tốc độ tàu khách khoảng 160 km/h, tốc độ tàu hàng 120 km/h. Dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2025-2027, tuyến đường sắt không chỉ tạo thêm trục giao thông mới mà hứa hẹn mở ra đột phá về hạ tầng logistics và vận tải đa phương thức tại khu vực Đông Nam Bộ.

Bệ phóng cho những đô thị du lịch tỷ USD

Trong dòng chảy bứt phá hạ tầng tại Vũng Tàu, Blanca City – Thành phố Trắng bên bờ đại dương – nổi lên như một điểm đến đáng đầu tư, đáng kỳ vọng bậc nhất miền Nam với quy hoạch ấn tượng và lợi thế từ trục hạ tầng vàng của Vũng Tàu. Đây là dự án đô thị kiểu mẫu trị giá 37.000 tỷ đồng do Sun Group đầu tư. 

du-an-do-thi-bien-blanca-city-tai-trung-tam-tp-vung-tau-1748341559.jpg
Dự án đô thị biển Blanca City tại trung tâm TP Vũng Tàu.

Tọa lạc ngay trục đường huyết mạch 3 Tháng 2 và trung tâm biển Bãi Sau, dự án sở hữu vị trí 2 mặt tiền đắc địa, đồng thời là quỹ đất mặt biển sở hữu lâu dài còn lại duy nhất tại Vũng Tàu. Blanca City được kiến tạo để trở thành Đô thị biển kiểu mẫu All-in-one, quần thể đô thị sống – nghỉ dưỡng – giải trí quốc tế, gồm 5 phân khu chức năng: căn hộ cao tầng (chung cư), khu biệt thự thấp tầng, tổ hợp bán lẻ, condotel khách sạn, công viên nước. 

cong-vien-nuoc-sun-world-vung-tau-ky-vong-hut-hang-trieu-khach-1748341559.jpg
Công viên nước Sun World Vũng Tàu kỳ vọng hút hàng triệu khách.

Trong đó, công viên nước Sun World Vũng Tàu được coi là "trái tim" giải trí của dự án. Với quy mô 19ha, 21 trò chơi nước đỉnh cao, với nhiều trò chơi lần đầu xuất hiện tại Đông Nam Á, Sun World Vũng Tàu được thiết kế như một hành trình khám phá văn hóa xuyên suốt các vùng đất – thời đại, mỗi phân khu mang một câu chuyện văn hóa – lịch sử hấp dẫn. Khi hạ tầng giao thông đa phương thức được hoàn thiện, Blanca City không chỉ là tâm điểm kết nối mà còn là biểu tượng của thời đại mới – một Vũng Tàu hiện đại, năng động và sẵn sàng hội nhập toàn cầu.

Theo các chuyên gia, khi hạ tầng giao thông Phát triển đồng bộ, các đô thị có vị trí chiến lược như Vũng Tàu sẽ bứt phá tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh vai trò “phòng khách cuối tuần” lý tưởng của hơn 20 triệu cư dân vùng Đông Nam Bộ, Vũng Tàu đang từng bước khẳng định vị thế là một trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ giao thương, du lịch đẳng cấp quốc tế. Cùng với thông tin đề xuất sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu vào TP.HCM để hình thành siêu đô thị 14 triệu dân, vị thế của thành phố biển sẽ tiếp tục được nâng tầm mạnh mẽ. 

tien-ich-cong-vien-nuoc-sun-world-vung-tau-huong-bien-1748341559.jpg
Cú hích hạ tầng giúp Vũng Tàu khẳng định vị thế trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ giao thương, du lịch đẳng cấp quốc tế.

Cú hích hạ tầng cùng việc thu hút các “đại bàng” ngành du lịch như Sun Group đầu tư, từ một đô thị ven biển với vai trò truyền thống trong khai thác dầu khí và du lịch nội địa, Vũng Tàu đang đứng trước cơ hội chuyển mình, xác lập vị thế chiến lược trong bản đồ kinh tế biển, logistics và du lịch quốc tế. Một “kỷ nguyên vàng” đã mở ra cho thành phố biển này, với tâm thế chủ động hội nhập và khát vọng vươn xa.