Đó là các “bố nuôi” Trần Bố, Phạm Vấn từng là quan chức đứng đầu tỉnh, còn “ông Tủ” là “ông trùm” cấp trên mà cả Trần Bố, Phạm Vấn đều phải kiêng dè. Đáng chú ý, hai ông “bố nuôi” Trần Bố, “ông Tủ” có chung “con nuôi” Tiền Nổ trở thành đại gia kinh doanh bất động sản, xây dựng. Ngoài ra, Trần Bố còn có “con nuôi” làm Phó chủ tịch thường trực tỉnh. Còn “bố nuôi” Phạm Vấn bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng khi đương nhiệm và “con nuôi” Lý Tơ leo đến chức Chủ tịch tỉnh vướng vào lao lý đang trong quá trình điều tra, chờ ngày đưa ra xét xử.
Địa danh, địa chỉ, tên nhân vật trong tiểu thuyết CÂY THAY LÁ là do tác giả hư cấu, sáng tác dựa vào những nguyên mẫu diễn ra ở địa phương nọ. Những ông “bố nuôi” và “con nuôi” trong tiểu thuyết CÂY THAY LÁ đều thuộc diện hư đốn, tha hoá về đạo đức, lối sống. “Quyền - tiền- tình” đã gắn bó mật thiết giữa những “bố nuôi” và “con nuôi”, bất chấp tất cả.
Số là Tiền Nổ sau khi được Trần Bố đứng đầu tỉnh, là tiền nhiệm của Phạm Vấn nâng đỡ đã có chút lông chút cánh muốn vượt “luỹ tre làng” bay ra khỏi phạm vi tỉnh lẻ đã không muốn dừng lại làm “con nuôi” Trần Bố mà còn muốn tìm “bố nuôi” có uy hơn. Tình cảm “cha con” với Trần Bố nhạt dần. Tiền Nổ tìm mọi cách để lọt vào cửa “ông Tủ” là bề trên của Trần Bố.
“Tốt lễ dễ van”, chẳng bao lâu, Pháo Nổ đã trở thành “con nuôi cưng” của “ông Tủ” với những công trình làm đẹp cho quê hương vùng biển Sầm Nghi của ông bố nuôi xịn sò kể cả một ngôi chùa bề thế với ngôi tháp chuông cao ngất nhìn ra Biển Đông do Tiền Nổ đầu tư dâng hiến cho “bố nuôi”.
“Có bố nuôi to vật vã, Tiền Nổ chắc mẩm thời vận mới đã đến chỉ cần mọi người biết hắn là con cái trong nhà “thân tín” của quan chức này thì sẽ có tiếng nói ngàn cân khi khoe rằng: “Ông già” em bảo rằng, v.v …, và như thế thì chẳng mấy chốc “Ông già” em nhắn rằng. v v… và chẳng mấy chốc các dự án ngàn tỉ sẽ tự nhiện về tay như mây về núi” ( Tr 26).
Đại gia Tiền Nổ có lần uống rươu say bật mí với một số đàn em là những thuộc hạ thân tín về đặc tính của hai ông “bố nuôi”. Vị “bố nuôi” đầu tiên là Trần Bố đứng đầu tỉnh, sống lãng tử, có nhóm máu D cực mạnh, cuộc vui nào cũng có mỹ nữ cho ông ta chơi tới bến. Còn vị “bố nuôi” là “ông Tủ” sếp trên của Trần Bố thì tỏ ra nho nhả, kín đáo, tế nhị hơn. Nhưng “lòng vả cũng như lòng sung”, họ cũng là con người, suy cho cùng đều tham lam, ham muốn như nhau. Lâu nay “ăn chay” rao giảng đạo đức “liêm, chính”, phải giữ mình để làm gương, nay con nuôi Tiền Nổ giàu có tuyển chọn gái hạng sang kín đáo phục vụ từ A đến Z để biết thêm “mùi đời” thời buổi kinh tế thị trường, không còn trên lý thuyết mà thực hành luôn. Chương hối lộ tình dục, các “bố nuôi” dù học cao biết rộng nhưng chỉ đáng “xách dép” cho đại gia Tiền Nổ, được hắn dẫn dắt “vào đời” mà vẫn tưởng thằng “con nuôi” tận hiếu, tận nghĩa với mình (Tr 82-83).
Số phận “bố nuôi”, “con nuôi” trong tiểu thuyết CÂY THAY LÁ được tác giả sâu chuỗi phản ánh sinh động, hấp dẫn bạn đọc và công chúng. Đại gia Tiền Nổ đã dốc bầu tâm sự: “Thực tiễn kinh tế thị trường phải sớm nhận ra rằng “muốn có tiền thì phải có quyền”. Có “quyền” là sẽ có “tiền”. Dùng “tiền” cũng có thể mua được “quyền” nhưng có khi không mua được tất cả. Nhưng như nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng của Mỹ Rockerpheoler cho rằng: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Hắn đã được một “đại gia” cao thủ thân tín sớm chỉ bảo: “quyền lực bản thân nó không sản sinh ra kinh tế nhưng quyền lực có thể cướp đoạt được kinh tế và cướp đoạt được mọi thứ” (Tr 78-79). Thằng “con nuôi” Tiền Nổ thấm thía và vận dụng mách bảo này rất thuần thục, hiệu nghiệm.
“Bố nuôi” cần xây nhà thờ họ ở quê, cần xây biệt phủ cho “bồ nhí”, cần “hoa thơm bướm lượn”… là Tiền Nổ đáp ứng mỹ mãn ngay. Đổi lại “bố nuôi” giúp hắn thắng thầu các dự án lớn nhỏ, nhất là những dự án béo bở. Mà điều này thì quá dễ để các bố nuôi, anh nuôi, chị nuôi năm quyền lực trong tay, tặc lưỡi, gật đầu, nhấc điện thoại gọi cho những nơi Tiền Nổ cần thắng thầu chứ không phải bày “trò mèo” thông thầu như mấy đàn em mới nhập cuộc làm ăn.
Phận làm “con nuôi” để mưu sự việc lớn với Tiền Nổ là phải quan tâm đáp ứng được lòng tham về “tiền và tình” cho các ông “bố nuôi” mất nết. Các vị quan đứng đầu tỉnh muốn tiếp cận với “bố nuôi” đại gia Tiền Nổ đều cảm thấy khó khăn, ngại ngùng, trông thấy hắn vào ra nhà dưỡng phụ (ông Tủ) dễ dàng mà nể phục. Mỗi khi có việc cần gặp quan trên lại phải nhờ Tiền Nổ có nhời liên hệ, hẹn gặp bố trí nhanh gọn hơn cả nhờ thư ký với văn phòng (Tr 83).
“Tốt lễ dễ van”, chẳng bao lâu, Tiền Nổ đã trở thành “con nuôi cưng” của “ông Tủ” với những công trình làm đẹp cho quê hương vùng biển Sầm Nghi của ông bố nuôi xịn sò kể cả một ngôi chùa bề thế với ngôi tháp chuông cao ngất nhìn ra Biển Đông.
Có bố nuôi to vật vã, Tiền Nổ chắc mẩm thời vận mới đã đến chỉ cần mọi người biết hắn là con cái trong nhà “thân tín” của quan chức này thì sẽ có tiếng nói ngàn cân khi khoe rằng: “Ông già” em bảo rằng, v.v …, và như thế thì chẳng mấy chốc “Ông già” em nhắn rằng. v v… và chẳng mấy chốc các dự án ngàn tỉ sẽ tự nhiện về tay như mây về núi.
Còn quan hệ giữa “bố nuôi” Phạm Vấn cũng là quan đứng đầu tỉnh thật kệch cỡm với “con nuôi” Lý Tơ vì họ chỉ cách nhau chục tuổi, là kiểu sống “thực dụng”, “lợi dụng” để “mua quan bán tước”, hoàn toàn không có tình nghĩa, tử tế gì.
Với lối hành xử “qua cầu rút ván, Lý Tơ ngẫm nghĩ, có được vị trí công tác hôm nay là Chủ tịch tỉnh, là do nỗ lực của bản thân và điều quan trọng là đã đầu tư hiệu quả bằng những “phong bao kim ngân” do Tiền Nổ đầu tư lót tay cho Phạm Vấn để băng băng trên cung quan lộ. Lý Tơ từ Phó chi cục thuế luân chuyển làm Bí thư huyện Đá Lập vài năm trở thành Phó chủ tịch thường trực, rồi Chủ tịch tỉnh cho đến khi bị bắt cùng với Bí thư Tỉnh uỷ Thuỳ Lê và nhiều thuộc hạ về tội “nhận hối hộ” của đại gia Tiền Nổ. Lý Tơ đã có lần bày tỏ “Bố nuôi” Phạm Vấn cũng chẳng tử tế gì, từng là kẻ đi buôn chuối xanh sang Tàu, tham lam vô độ, cứ có “hào” và có lãi là áp phe ngay nên phải tìm cách xa lánh để khỏi phải mang tai, mắc tiếng núp bóng “bố nuôi” sau khi vền hưu bị kỷ luật “cách hết các chức vụ về Đảng khi đương nhiệm”.
Mặc dù bị “con nuôi” Lý Tơ lật kèo như vậy nhưng “bố nuôi” Phạm Vấn cứ tưởng bở cậy nhờ vào “con nuôi” khi thất thế. Nhưng khi quyền nằm trong tay, Lý Tơ biết tin “bố nuôi” bị kỷ luật, lúc đầu hắn cũng bị sốc, chột dạ. Trải qua nhiều cuộc vật lộn ở chốn quan trường để có vị trí chủ tịch tỉnh, “con nuôi” Lý Tơ rất nhạy cảm, hình thành ngay trong đầu phương án nhanh chóng phủi tay đối với “bố nuôi” khi đã đủ lông đủ cánh
“Bố nuôi” Lý Tơ bị choáng vì bị kỷ luật nặng, suy cho cùng là do tham sân si; công danh, sự nghiệp bỗng chốc đổ xuống sông xuống biển, tiền nhiều để làm gì? Nhưng vị này cũng vẫn còn may không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải vào “nhà đá” bóc lịch. Huân, huy chương vẫn còn treo lủng lẳng trên tường không bị thu hồi. Biệt phủ kín cổng cao tường, của nả tích cóp được khi đương nhiệm ăn vài ba đời sau không hết, không giống như cánh cán bộ hưu nghèo lớp trước.
Các “bố nuôi” cùng các quan chức “thân hữu” sau khi đại gia Tiền Nổ bị bắt giam trong vụ án “đưa và nhận hối lộ” mới tá hoả, không ngờ hắn học hành kém cạnh mà lại sử dụng thiết bị tinh vi thời chuyển đổi số để hạ thủ các vị với những bằng chứng ghi âm, ghi hình những cuộc gặp gỡ tiếp xúc xin dự án hoặc giao lưu, đưa quà cáp mang tính chất hối lộ, có khi gắn cả chíp làm bằng chứng không thể chối cãi. Những bố nuôi Trần Bố, Phạm Vấn đếu đã bị kỷ luật về Đảng. Còn “ông Tủ” là kẻ tệ hại nhất chưa hề hấn gì. “Con nuôi” Lý Tơ là Chủ tịch tỉnh bị bắt về tội nhận hối lộ nhiều tỷ đồng của đại gia Tiền Nổ. Ngoài Tiền Nổ, Trần Bố còn có “con nuôi” là Phó chủ tịch tỉnh cũng bị kỷ luật khiển trách về Đảng, đã làm đơn xin nghỉ nhưng cấp có thẩm quyền chưa đồng ý, hiện tạm được giao là Phó chủ tịch tỉnh phụ trách. Trong tâm trang sợ bị kỷ luật như thế thì làm sao mà hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Địa chỉ phát hành: 105 đường Nguyễn Văn Linh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc