Chuyện làng - Chuyện phố: Cứu lấy di sản tranh thờ người Dao

Tranh thờ (tranh nghi lễ) của người Dao là di sản phi vật thể rất có giá trị. Nhưng hiện nay tranh thờ người Dao (cũng như các dân tộc Tày, Cao Lan, Sán Chì, Sán Dìu) đã mai một nghiêm trọng, nhiều địa phương không có những giải pháp hiệu quả để cứu tranh thờ.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay chỉ còn 5 nghệ nhân vẽ tranh thờ người Dao, đó là các ông Hoàng Thôồng Quên xã Nam Mẫu, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn; ông Lý Hữu Vượng ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; ông Bàn Phúc Bảo cư trú ở thôn Khe Lợ, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; ông Đặng Nguyên Thăng xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái: ông Triệu Sài Nhàn ở Trung Chải, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai (ông hiện mới mất chỉ còn con trai theo nghề).

dt1ths1-1727264331.jpg
 

Tranh thờ của người Dao rất có giá trị. Nguồn tranh thờ gồm có tranh thờ cổ của các họa sĩ Trung Quốc vẽ vào thời nhà Thanh vào đầu những năm dân quốc, tranh của các họa sĩ người Kinh ở dòng tranh Hàng Trống trước đây hoặc một số họa sĩ hiện đại cũng vẽ tranh thờ. Nhưng thực sự nhiều người vẽ theo kiểu sao chép, can lại tranh cả màu sắc, tô màu theo nguyên bản. Một số nghệ nhân người Dao nhận xét tranh thờ của các họa sĩ ở Hàng Trống màu sắc thì tươi, rực rỡ nhưng cảm giác không linh thiêng, không có hồn bằng những tranh cổ do người Dao vẽ. Trong khi đó rất ít người vẽ tranh như ông Triệu Sà Nhàn, Hoàng Thôồng Quên. Ông Hoàng Thôồng Quên còn có cuốn sách cổ dạy phối màu và vẽ hình các vị thần trong tranh đạo giáo, ông tự gọi là “cẩm nang vẽ tranh” viết bằng chữ Nôm Dao. Ông Tống Đại Hồng và một số hội viên văn hóa dân gian tỉnh Tuyên Quang đã sưu tầm được cuốn sách này.

dt2ths2-1727264653.jpg

Hai ảnh trên do tsc giả bài viết tuyển chọn.

 

Số nghệ nhân vẽ tranh thờ còn rất ít, nhưng khả năng truyền nghề theo kiểu dân gian càng khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ yếu là phương pháp truyền nghề phức tạp, lựa chọn người theo học còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là ngành văn hóa cần phát hiện trong cộng đồng người Dao có những nghệ nhân có năng khiếu để đưa vào học trong trường văn hóa nghệ thuật theo kiểu các lớp tập huấn hoặc dài hạn (tùy theo khả năng trình độ của những người trẻ). Ở tỉnh nào cũng có khoa nghệ thuật (trước đây thuộc trường văn hóa nghệ thuật, nay thuộc các trường cao đẳng và đại học). Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát hiện, bồi dưỡng những người có năng khiếu cộng đồng. Mong sao ngành văn hóa quan tâm, có chính sách, chỉ đạo các Trường Văn hóa Nghệ thuật tuyển chọn các học viên trong cộng đồng các dân tộc.