Dấu ấn Festival Bảo tồn và Phát triển Làng nghề Việt Nam 2023

13/03/2024 15:19

Festival Bảo tồn và Phát triển Làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 tới tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, trong đó sự kiện chính diễn ra từ ngày 9-12/11/2023 tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long. Một sự kiện để lại dấu ấn trong chặng đường 20 năm hoạt động của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (2003 - 2023).

Theo đó, Festival được tổ chức nhằm bảo tồn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam; trong đó lấy các làng nghề của thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác. Những hoạt động của Festival sẽ góp phần tạo nên không gian giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước. Từ đó, từng bước thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề.

img-4244-1710317293.jpeg
img-4237-1710315254.jpeg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt 100 nghệ nhân tiêu biểu toàn quốc 

Trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023, chiều 9/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt thân mật 100 đại biểu là các nghệ nhân, thợ giỏi lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tiêu biểu toàn quốc. 

Tại buổi gặp, Chủ tịch nước đánh giá cao sự phát triển của làng nghề Việt những năm qua, mang lại nhiều việc làm cho người dân, nhất là người dân ở nông thôn mọi lứa tuổi, qua đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt.

Chủ tịch nước cho rằng, những làng nghề ở Việt Nam không chỉ là nơi hoạt động sinh kế, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mà còn là không gian bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các vùng, miền, địa phương trong cả nước. Chủ tịch nước khẳng định, có được thành tựu to lớn đó, trước hết công lao thuộc về các nghệ nhân, thợ giỏi và nhân dân các làng nghề trong cả nước đã có những đóng góp, cống hiến quan trọng. Các nghệ nhân, thợ giỏi được coi là hồn cốt của làng nghề, báu vật sống của địa phương và quốc gia. Các nghệ nhân trong lĩnh vực khác nhau, nhưng đều đam mê, yêu nghề, sáng tạo, có bàn tay khéo léo và tâm hồn của người nghệ sĩ. Để trở thành nghệ nhân, thợ giỏi là cả quá trình nỗ lực khổ luyện bền bỉ trong thực tiễn lao động và cả những giai đoạn thăng trầm trong nghề.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở Việt Nam. Đi liền với đó là hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân; hoàn thiện cơ chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất thủ công mỹ nghệ, phát triển làng nghề du lịch. Chủ tịch nước cũng đề nghị hoàn thiện bộ tiêu chí xét duyệt, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, cơ chế truyền nghề và hỗ trợ các nghệ nhân trong xây dựng thương hiệu và tiếp thị.

img-4245-1710317207.png
img-4236-1710314566.jpeg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND thành phố Hà Nội và nhiều Bộ, Ban ngành TW và đại biểu khách Quốc tế khai mạc Festival

Lễ khai mạc Festival được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, nơi hội tụ, kết tinh những giá trị lịch sử, văn hóa cao quý nhất diễn ra vào tối 09/11/2023 với 300 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, thành phố Hà Nội và các địa phương; đại diện một số tổ chức quốc tế, các nghệ nhân, thợ giỏi được vinh danh và tham gia hội chợ. Trong đó, nổi bật là lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên và tái hiện lễ rước tổ nghề tại một số làng nghề truyền thống Việt Nam. Tại sự kiện đã tái hiện lễ rước tổ nghề làng nghề giày da Hoàng Diệu-Hải Dương và làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, cho biết trong khi đô thị được xem là hình ảnh đại diện cho mức độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thì nông thôn chính là nơi gìn giữ trọn vẹn đời sống tinh thần, bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị cốt lõi thấm đẫm tình đất, tình người. Nếu như các thiết bị điện tử, công nghệ được xem là sự biểu hiện của sự năng động về khoa học - kỹ thuật của các quốc gia, thì các tác phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề chính là nét tinh hoa, khi tài nguyên bản địa được kết tinh thành giá trị văn hoá - xã hội, đậm đà bản sắc của mỗi quốc gia - dân tộc.

img-4246-1710317115.jpeg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu khai mạc Festival 

Dẫn câu nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh,” Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định truyền thống yêu nghề, kính nghiệp kêu gọi mỗi cá nhân có trách nhiệm, bổn phận để các sản phẩm làng nghề, tinh hoa Việt càng ngày bay cao, vươn xa. Hàng nghìn làng nghề nông thôn, làng nghề truyền thống trải khắp đất nước, những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống, đã đóng góp giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Mỗi làng nghề đều gắn liền với câu chuyện đời sống vật chất, tinh thần, tiếp nối qua nhiều thế hệ và được chắt chiu, nâng niu trong từng sản phẩm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ sự tin tưởng vào đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ với đôi bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo, sự cảm nhận tinh tế vẫn luôn tự tin và tự hào tìm kiếm, chăm chút, tạo dựng những giá trị vô tận từ tài nguyên bản địa đa dạng, bản sắc văn hoá-xã hội độc đáo, với đôi tay khéo léo, khoa học, sáng tạo sẽ biến thành những sản phẩm có giá trị. Theo đó, cần phải có trách nhiệm và bổn phận làm cho người Việt, tinh hoa Việt bay cao, vươn xa đi khắp muôn nơi, với thông điệp, cùng nhau nâng lưu giá trị Việt, cùng nhau nâng tầm làng nghề Việt, cùng nhau kết nối tinh hoa Việt.

“Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ gắn bó với nghề, với làng nghề, lan toả những nét đẹp, giá trị tích cực đến với cộng đồng, cùng bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thủ công truyền thống, đóng góp cho chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng người dân nông thôn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

img-4240-1710315688.jpeg
img-4238-1710315645.jpeg
img-4239-1710315672.jpeg
Nghệ nhân làng nghề truyền thống trình diễn tại Festival 

Bên cạnh đó, có 6 sự kiện hưởng ứng Festival do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì và phối hợp thực hiện gồm Đêm biểu diễn chương trình nghệ thuật của các làng nghề văn hóa truyền thống; Hội thảo Quốc tế bảo tồn và phát triển làng nghề; Hội thảo kết nối giao thương Việt Nam - San Marino; Hội thảo Xúc tiến Thương mại Việt Nam - Mông Cổ; Hội thảo xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ; Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023.

Bên cạnh đó là mong muốn thay đổi tư duy, cách nhìn trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề theo hướng bền vững và từng bước vươn ra hội nhập với thế giới. 

img-4247-1710318074.jpeg

Bản Chúc văn tôn vinh tổ nghề Việt Nam 

Đặc biệt, trong khuôn khổ Fesstival, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Nhập ghi chúthôn tổ chức Hội thi Sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam năm 2023, nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam; khuyến khích các tác giả phát huy ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, vừa có tính kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thông qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện thu nhập cho người lao động.

img-4241-1710315820.jpeg
img-4242-1710315818.jpeg
Không gian sáng tạo làng nghề tại Festival 

Sản phẩm dự thi gồm sản phẩm thủ công mỹ nghệ thuộc 5 nhóm đáp ứng được tiêu chí theo Quy chế Hội thi gồm gốm sứ và thủy tinh; dệt và thêu; mây, tre, lá; sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ; khác (sừng, trai ốc, chạm khắc đá kim khí; hoa, tranh…). 

Kết quả, Ban tổ chức đã tôn vinh 45 tác phẩm đạt giải của Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023 trong đó gồm: 5 giải A; 10 giải B; 15 giải C và 15 giải khuyến khích của Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023. Đây là 45 tác phẩm xuất sắc được lựa chọn từ 400 sản phẩm tham dự của 196 tác giả đến từ các địa phương, trong đó Thành phố Hà Nội có 255 sản phẩm.

Hoàng Trường
Bạn đang đọc bài viết "Dấu ấn Festival Bảo tồn và Phát triển Làng nghề Việt Nam 2023" tại chuyên mục Kinh tế Nông nghiệp. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309