Vốn là một nhà giáo tận tụy với nghề, một doanh nhân thành đạt, một nhà công tác xã hội năng nổ, doanh nhân Trần Công Cảnh có hội đi nhiều nơi trong và ngoài nước. Cuộc đời ông cũng như những con thuyền "năm chìm bảy nổi" trên "dòng đời" mênh mông vô định. Ông đã đi qua những cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, thời bao cấp bị bao vây cấm vận về kinh tế với bao nhiều khó khăn. Ít ai biết để có được thành công như hôm nay ông đã phải trải qua "ba lần" khó khăn về kinh tế do làm ăn gặp rủi ro thua lỗ. Phải chăng vì thế mà ông thích tác phẩm chiến thuyền này.
Trở lại tác phẩm gỗ lũa nghệ thuật chiến thuyền bằng cả cây gỗ hương quý bị dòng sông dòng suối ở Ninh Thuận vùi lấp dưới đáy hàng trăm năm đã mòn hết phần "gỗ thịt" chỉ còn lại phần lũa cứng như đá với muôn hình thù hoa văn kỳ quái đẹp mắt mang dấu ấn của thời gian. Trên chiến thuyền năm xưa còn một khẩu súng thần công ở đầu, còn lại trên thân thuyền mang theo những thắng cảnh "sơn cầm hải thú" cũng bằng gỗ lũa tạo hình muôn hình vạn trạng rất nghệ thuật. Mỗi người nhìn vào chiến thuyền sẽ có một cảm nhận riêng từ những giai tầng thẩm mỹ, cảm xúc rung động riêng được mang lại từ những thân lũa vô tri. Khi nhìn xa toàn bộ những "sơn cầm hải thú" trên chiến thuyền lại tạo thành bố cục cánh buồn đang mềm mại đang tung bay trong gió. Người ta có thể hình dung ra con thuyền đang chuyển động.
Bà Trần Thị Lan, phu nhân của ông Trần Công Cảnh tỏ ra rất thích tác phẩm này bởi niềm tự hào dân tộc: "Việt Nam là quốc gia có văn hóa nước và hàng hải nổi tiếng trong chiều dài lịch sử vẻ vang của mình. Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương, Quang Trung Nguyễn Huệ đến những anh hùng trên chuyến tàu không số trong kháng chiến chống Mỹ đều làm nên những kỳ tích trên những chiến thuyền. Từ thủa hồng hoang, đất nước chằng chịt sông ngòi, có một bộ tộc sống ven những dòng sông lấy ghe thuyền là phương tiện sinh sống mưu sinh và cuộc trường trinh "Vượt xuống phương Nam" để sinh tồn, dựng nước và giữ nước. Vì thế từ Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ với hoạt động "Vượt xuống phương Nam" của người Việt. Ngày nay, trên sông nước Cửu Long giang cuộc sống của một bộ phận nhân dân vẫn gắn với ghe thuyền như vậy. Thuyền là phương tiện, là một loại vũ khí khí tài, là mái nhà thân thương của đồng bào sông nước. Chính vì vậy, tôi thích tác phẩm này không chỉ ra hoài niệm quá khứ xa xăm về văn hóa nước và hàng hải thời cổ của Việt Nam cũng là mong muốn của hiện tại và tương lai. "Biển Đông vạn dặm giang tay dữ" như lời khuyên của ông cha ta thì chúng ta phải có những chiến thuyền hiện đại. Quan trọng hơn phải có "chiến thuyền" của lòng dân trăm người như một đồng lòng chung sức mỗi người làm thật tốt nhất bổn phận của mình cho quốc gia dân tộc ngày càng thịnh vượng phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày càng cải thiện và không ngừng vươn tới tương lại".
Chỉ khi nghe người con trai thành đạt của ông Cảnh đang lập nghiệp ở Mỹ chia sẻ thêm về gia cảnh từ thủa sơ khai lập nghiệp của ông Cảnh, về tình cảm tuyệt vời của bà Trần Thị Lan dành cho ông suốt mấy chục năm qua trên dòng đời không phải lúc nào cũng phẳng lặng "thuận buồn suôi gió" mới thấy hết ý nghĩa sâu xa của tác phẩm độc đáo có một không hai này: "Hồi ba em phá sản đến thăm bạn mà họ thò đầu ra cửa sổ bảo đi vắng rồi. Nhưng cũng có bác này nghèo lắm mang đến một xấp tiền gói trong giấy báo. Ba em thì sốc nhiều hơn mẹ con em. Ông rất quý bạn nên không thể tưởng tượng được nghịch cảnh lại đến với mình như vậy. Cũng vì vậy mà không về thành phố nữa. Nhiều quá khứ quá. Em thì thấy những người luôn dám đối mặt với rủi ro, khó khăn để có được những thành công vượt bậc mới thật đáng nể phục. Sếp của em là Amazon CEO Jeff Bezos, người giàu nhất hành tinh hiện nay vẫn khuyên với nhân viên rằng "nếu cả đời toàn làm những điều an toàn thì chắc chắn không làm gì đột phá". Mẹ em đối với ông thì chắc không ai trên đời đối với ông tốt như thế. Mẹ em luôn là chỗ dựa tinh thần, là hậu phương rất vững chắc để ông bươn trải trên con đường đi đến thành công hôm nay. Mẹ em đối với ba em thì chắc không ai trên đời đối với ông được như thế. Chúng em luôn nhìn điều đó để học tập. Nhiều khi hạnh phúc châu báu ở ngay bên cạnh mình lại là người vợ tần tảo yêu thương và quý giá hơn mọi thứ vật chất khác".