Đừng bao giờ làm cọng rơm cuối cùng đè gãy lưng con lạc đà.

Trong cuộc sống, mọi thứ đều có giới hạn của nó. Khi tâm trí một người đã đến giới hạn, chỉ một sự việc nhỏ cũng có thể làm gục ngã, như một giọt nước làm tràn ly hay một cọng rơm làm gãy lưng con lạc đà. Một sai sót nhỏ thêm vào cũng có thể gây nên họa lớn.
new-project-7-1-1719719723.png

Một ví dụ tiêu biểu là lý thuyết trò chơi “Hai con dê qua cầu”: Một con dê trắng và một con dê đen gặp nhau trên một cây cầu hẹp. Nếu không ai chịu nhường, cả hai sẽ đối đầu đến khi kiệt sức và cùng rơi xuống vực thẳm. Trong tình huống này, bên hạnh phúc hơn nên nhường. Nếu dê trắng có cuộc sống đặc biệt hạnh phúc và dê đen nghèo khó, mắc bệnh nặng, thì dê trắng nên nhường để tránh tổn thất lớn hơn.

Xung quanh chúng ta cũng có nhiều người có cuộc sống khó khăn, u sầu, hôn nhân trên bờ vực tan vỡ. Đối với họ, mạng sống không đáng giá, thời gian không quý báu, sẵn sàng dây dưa, thậm chí kéo người khác xuống. Họ giống như con lạc đà kiệt sức, hành động hay lời nói của bạn có thể là cọng rơm cuối cùng đè gãy lưng họ.

Hãy cẩn thận với những người không có gì để mất. 
Người Mỹ có câu ngạn ngữ: “Hãy cẩn thận với những người không có gì để mất.” Nhà tâm lý học xã hội Abraham Maslow cũng từng khuyên: Tránh xung đột với những người không có gì để mất vì họ dễ mất kiểm soát và cái giá phải trả cho việc phạm tội là rất thấp. Đối đầu với họ giống như chơi trò chơi nguy hiểm, rất dễ bị tổn thương.

Luật sư nổi tiếng Lương Tĩnh từng kể về một trường hợp: Một đôi tình nhân ăn mừng tại một quán nướng, cô gái bị một người đàn ông say rượu trêu ghẹo. Chàng trai muốn bỏ qua nhưng cô gái lại cãi nhau với người say. Kết quả là chàng trai bị đâm ba nhát, không qua khỏi. Đánh đổi mạng sống với một người không có gì để mất có đáng không?

Trên cả thắng thu, có những thứ còn quan trọng hơn.

8d3c2195173340da0acc80a227ae2649-1719719723.jpg

Khi tâm trí một người đã đến giới hạn thì chỉ một sự việc nhỏ xảy ra cũng đủ làm nó gục ngã, như một cọng rơm cuối cùng đè gãy lưng con lạc đà (ảnh: Pinterest)


Trong một buổi diễn thuyết, nhà tâm lý học tội phạm người Pháp David Miller đã nhắc đến số liệu: Trong các vụ giết người ở Pháp năm 2019, tỷ lệ giết người trong lúc nóng giận chiếm tới 66%. Những năng lượng tiêu cực này không nhất thiết do một người cụ thể mang lại, mà là do nhiều sự việc cộng dồn. Người làm con lạc đà sụp đổ không chỉ là một cọng rơm, nhưng không ai đảm bảo rằng bạn không phải là cọng rơm cuối cùng.

Giống như câu nói: “Người đi chân đất không sợ người mang giày.” Chúng ta nên giữ lễ độ và khoan dung với những người có cuộc sống không suôn sẻ. Gặp những người như vậy, đừng chạm vào nỗi đau của họ, càng không nên kích động. Gặp tranh cãi, nhường nhịn một chút có thể mở đường cho hạnh phúc.

Cười mà nhường nhịn, không phải là hèn nhát.  
Hơn hai nghìn năm trước, danh tướng Hàn Tín bị một kẻ côn đồ khiêu khích, yêu cầu ông phải rút kiếm giết hoặc bò qua háng. Hàn Tín đã nhẫn nhịn, bò qua háng kẻ côn đồ. Mười năm sau, Hàn Tín trở thành người có công lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang lập ra nhà Hán, được mệnh danh là một danh tướng bách chiến bách thắng.

Như Tô Đông Pha nói: “Kẻ thất phu gặp nhục, tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xốc đánh, cái đó chưa gọi là Dũng. Bậc đại dũng, khi bất thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận.”

Sự dũng cảm không có lý trí chỉ là sự liều lĩnh. Cười mà nhường nhịn, không phải là hèn nhát, mà là đang mở đường cho hạnh phúc. Tránh tranh luận với người không có giới hạn, không trở thành cọng rơm cuối cùng đè gãy lưng lạc đà. Đúng như câu nói, “Tướng quân trên đường không đuổi theo thỏ”; không tranh chấp với những người không có gì để mất, nhường đường cho hạnh phúc là trí tuệ sinh tồn.