Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới: Thực trạng và Giải pháp

Đối với một quốc gia thì phát triển kinh tế là một trong những việc làm rất quan trọng để nên kinh tế của quốc gia đó ngày một phát triển hơn. Tuy nhiên để một đất nước phát triển cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phong là một điều không hề đơn giản. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng. Một đất nước có vững mạnh hay không đều dựa trên nền kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia đó.

Theo đó, phát triển kinh tế là các chương trình, chính sách hoặc hoạt động nhằm cải thiện phúc lợi kinh tế và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. “Phát triển kinh tế” có ý nghĩa như thế nào đối với bạn sẽ phụ thuộc vào cộng đồng bạn đang sống. Mỗi cộng đồng có những cơ hội, thách thức và ưu tiên riêng. Kế hoạch phát triển kinh tế của bạn phải bao gồm những người sống và làm việc trong cộng đồng.

An ninh quốc phòng, hay phòng thủ quốc gia, là an ninh và quốc phòng của một quốc gia có chủ quyền, bao gồm công dân, nền kinh tế và thể chế của quốc gia đó, được coi là nghĩa vụ của chính phủ. Ban đầu được hiểu là bảo vệ chống lại cuộc tấn công quân sự, an ninh quốc gia được hiểu rộng rãi bao gồm cả các khía cạnh phi quân sự, bao gồm an ninh chống khủng bố, giảm thiểu tội phạm, an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh môi trường, an ninh lương thực và an ninh mạng.

anqp-1691324724.jpg
Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng ở Việt Nam trong tình hình mới: Thực trạng và Giải pháp

Tương tự, các rủi ro về an ninh quốc gia, ngoài các hành động của các quốc gia khác, hành động của các tổ chức phi chính phủ bạo lực, bởi các băng đảng ma tuý và các tập đoàn đa quốc gia, và cả những tác động của thiên tai.

Các chính phủ dựa vào một loạt các biện pháp, bao gồm sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như ngoại giao, để bảo vệ an ninh của một quốc gia. Họ cũng có thể hành động để xây dựng các điều kiện an ninh trong khu vực và quốc tế bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây mất an ninh xuyên quốc gia, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, loại trừ chính trị và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Sự cần thiết phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng

Việc kết hợp phát triển nền kinh tế thị thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự tác động rất lớn đến việc củng cố tiềm lực quốc phòng án ninh đất nước. Việc tác động của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng có hai mặt đó chính là mặt tích cực và mặt tiêu cực. Do đó, mặt tích cực được thể hiện như sau:

Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia sẽ là cơ sở rất lớn để tiềm lực an ninh quốc phòng của quốc gia đó dựa vào đó để phát triển vữngmạnh hơn nữa. Bởi vì có nhận định đó là do, để tạo nê đucợ nền tảng kỹ thuật, vật chất, công nghệ và nhân lực cho quốc phòng, an ninh thì nền kinh tế của quốc gia đó phải phát triển thì mới thực hiện việc đầu tư củng cố an ninh quốc phòng. Bên cạnh việc phát triển an ninh quốc phòng thì nền kinh tế  phát triển còn phát triển đất nước trên nhiều mặt, nhiều phương diện thông qua nguồn vốn tích lũy, nguồn thu ngân sách không ngừng được tăng lên cửa quốc gia mình.

Thứ hai, Khi một quốc gia mà dân giàu thì nước mới mạnh, khi người dân có cuộc sống vật chất, tinh thần cao thì niềm tim đối với Đảng, Nhà nước ngày càng nhiều và được củng cố vững chắc hơn, đây cũng là một phần phát triển dựa trên sự phát triển của nền kinh tế. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã càng ngày càng củng cố được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường ổn định xã hội và tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, Khi một quốc gia có tiềm lực kinh tế được khơi thông, đất nước có nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn định, không phải lo nghĩa đến kiếm sống mưu sinh vất vả thì cũng là một phần rất quan trong trong việc tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội và công an cả về vật chất và tinh thần hơn trước.

Thứ tư, một quốc gia muốn có nền kinh tế ngày càng phát triển thì sẽ gắn liền với một nền kinh tế mở cửa, một nền kinh tế hội nhập quốc tế. Chính việc này đã thúc đẩy rất lớn trong sự phát triển kinh tế trong nước thông qua phát huy các lợi thế, tạo tiền đề vật chất cho tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Bên cạnh mặt tốt trong việc mở cửa họi nhập quốc tế về lĩnh vực kinh tế thì việc này cũng tạo ra sự rằng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế, đầu tư, thương mại, hạn chế nguy cơ chiến tranh.

Bên cạnh mặt tích tực thì tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước cũng bị sự phát triển kinh tế xã hội tác động tiêu cực, cụ thể:

Một là, Một trong những tiêu cực của việc phát triển kinh tế đó là sự phân hóa giàu nghèo. Từ sự chênh lệch giữ đời sống và các phúc lợi khác của xã hội sẽ dân tới những tiêu cực, bất mãn – cơ hội. Đồng thời đây cũng là một điểm yếu, là cơ hội để kẻ xấu lơi kéo người dân phạm tội gây sự phức tạp về an ninh, trật tự xã hội. Khỗng những thế mà đây còn là lúc kể kẻ xấu phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Hai là, việc phát triển kinh tế xã hội quá nhanh dẫn đến việc một số các nhân là cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang bị ảnh hưởng đến tư tưởng và tình cảm. Từ đó, họ đã có các hành vi làm giàu bất chính và một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công tác có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ, có nhiều tài sản bất hợp pháp.

Ba là, khi phát triển nền kinh tế mở cửa hội nhập đem lại lợi ích tích cực đối với sự phát triển nhưng nó cũng đem lại những tác hại không nhỏ khi thế lực thù địch dựa vào việc hợp tác đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch, phản động có thể lợi dụng để thâm nhập vào trong nước, móc nối với các nhân vật bất mãn, phản động, tổ chức các hoạt động chống phá. Đây là một trong những hành đọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc củng cố an ninh quốc phòng của nước ta.

Thực trạng kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng

Để giải quyết các tiêu cực của việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng thì Nhà nước chủ động giải quyết mối quan hệ giữa thực hiện công bằng xã hội với tăng trưởng kinh tế thông qua việc áp dụng các chính sách phân phối thu nhập, lĩnh vực văn hóa – xã hội. Cũng chính vì thế mà đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân đang dần dần được cải thiện. Từ đó loại bỏ bớt mức phân hóa giàu nghèo trong quần chúng nhân dân, giảm thiểu sự bất bình trong người dân, trành được sự lôi kéo, dụ dỗ, chống phá của một số đối tượng thù địch gây ảnh hưởng đến việc củng cố an ninh quốc phòng.

Hiên nay, nhà nước ta đã tạo được hành lang pháp lý, xây dựng thể chế, ban hành hệ thống thể chế phát triển kinh tế xã hội. Từ đó mà việc thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, giúp nền kinh tế có những chuyển biến hết sức to lớn nhưng lại không ảnh hưởng đến việc các đối tượng thù địch dựa vào đầu tư vào nền kinh tế mở cửa để thâm nhập vào nước ta để lôi kéo dụ dỗ chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Với nền kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến việc kiện toàn được bộ máy quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh ở Trung ương và địa phương và cả Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội  ở Trung ương và địa phương. Việc kiện toàn này đã được quy định trong Luật Quốc phòng và Luật An ninh quốc gia về các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đối với công tác quốc phòng, an ninh.

Vấn đề đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trung và dài hạn thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch luôn luôn được nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện trong mối quan hệ với chiến lược quốc phòng, an ninh.

Như vậy, có thể thấy rằng, sự kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng luôn luôn được nhà nươc sta quan tâm và đặt lên hàng đầu. Điều đó đã và đang được thể hiện thông qua những hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia hay trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược và thâm chí là ngay cả trong huy động nguồn lực. Đồng thời thì việc đưa ra chính sách lựa chọn các đối tác hợp tác về quốc phòng, công nghệ quốc phòng, an ninh hiện đại và đào tạo nhân lực.

Giải pháp kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng cố an ninh quốc phòng

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh là hoạt động chủ động của mọi quốc gia trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật của hai lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Bất kỳ một quốc gia nào, nước giàu cũng như nước nghèo, nước lớn cũng như nước nhỏ đều phải đặt phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trong một chiến lược chung, đây là vấn đề mang tính
quy luật.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh là quan điểm nhất quán của Đảng ta, là sự tiếp nối truyền thống “dựng nước đi đôi với giữ nước” cùng với các chính sách “ngụ binh ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân”, “thực túc binh cường”... Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn bởi kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập, có chủ quyền. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định, quan điểm kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh là quy luật tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.

Trong đó, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng, an ninh, ngược lại, quốc phòng, an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế phát triển. Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh là nội dung đặc biệt quan trọng đòi hỏi phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, vận hành cơ chế lãnh đạo, điều hành phù hợp và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương. Để thực hiện tốt vấn đề trên cần tập trung cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước và chính quyền các cấp trong việc thực hiện kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng xây dựng nền công nghiệp quốc phòng. Có nhiều vấn đề thuộc về nhận thức, về cơ chế đòi hỏi phải tăng - cường vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, trong đó trước hết cần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, sự quản lí điều hành của chính quyền các cấp trong công tác kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành và địa phương, đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong thực hiện chủ trương kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, chống tư tưởng và hành động tự do vô chính phủ trong hoạt động kinh tế cũng như trong hoạt động quốc phòng, an ninh, các hành động phương hại đến phát triển kinh tế và sức mạnh quốc phòng của đất nước.

Hai là, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, đặc biệt là cán bộ quản lý. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội”. Đây là quan điểm thể hiện phát triển nhận thức của Đảng ta về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, đồng thời cũng khẳng định việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu,thường xuyên của toàn dân của mọi thành phần kinh tế, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ba là, quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phong, an ninh trong tình hình mới. Đây là nội dung rất quan trọng nhằm cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh thành các văn bản, tiến hành quán triệt, tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả cao, cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo chỉ đạo và quản lý. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần tập trung quán triệt nắm chắc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách có liên quan đến mối quan hệ này làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa tự bảo vệ và được bảo vệ, phù hợp với thực tiễn đất nước và thông lệ quốc tế.

Bốn là, xây dựng chiến lược cụ thể kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thời kì mới. Nhà nước cần thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước đặt nó trong tổng thể chung của chiến lược phát triển kinh tế của từng giai đoạn. Trong thời gian tới, việc kết hợp kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh phải được thực hiện một cách toàn diện, nhưng cần tập trung có trọng điểm theo từng ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ, gắn với mục tiêu yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, cần tập trung chỉ đạo kết hợp trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; các dự án trọng điểm quốc gia; các dự án chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, biển, đảo; xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, quốc phòng - kinh tế; xây dựng căn cứ chiến lược, hậu phương chiến lược, các công trình quốc phòng; đầu tư phát triển khoa học công nghệ ở trình độ cao; xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng. Trong đó, cần coi trọng tính “lưỡng dụng” của các chương trình, dự án. Cần coi trọng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong bối cảnh hiện nay, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia đầy đủ hơn vào các thiết chế trong khu vực và toàn cầu. Điều đó đòi hỏi chúng ta vừa phải hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, tích cực, vừa phải mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong suốt quá trình hội nhập.

Năm là, củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách quốc phòng, an ninh các cấp.Kết hợp chặt chẽ giữa chấn chỉnh, kiện toàn với chăm lo bồi dưỡng nâng cao năng lực trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên trách làm tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh
ngang tầm với nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh là mối quan hệ biện chứng, được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngày nay, mối quan hệ này càng có vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh nước ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do đó, kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh là đòi hỏi tất yếu khách quan trong suốt quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.