Lâm Đồng đón đầu xu hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững và hiện đại

Lâm Đồng là tỉnh tiên phong trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đang chú trọng vào nền nông nghiệp xanh, hữu cơ và bảo vệ môi trường.

Với lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, ngành nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ lực và được tỉnh đặc biệt chú trọng trong chỉ đạo, điều hành. Trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Lâm, ông Hoàng Sĩ Bích - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chỉ đạo, kế hoạch năm 2024, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Toàn tỉnh phát triển khoảng 69.000 ha diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao; 700 ha diện tích ứng dụng công nghệ thông minh; đạt tiêu chuẩn hữu cơ 1.500 ha sản xuất nông nghiệp và 1.500 con bò sữa; có thêm ít nhất 2 vùng sản xuất và 2 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Rà soát,  đánh giá và nhân rộng mô hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn...

Chuyển hướng sản xuất đại trà số lượng lớn sang trồng hữu cơ thân thiện với môi trường

Hiện nay nhiều người tiêu dùng đã ưu tiên lựa chọn các sản phẩm xanh - sạch để đảm bảo sức khỏe. Nắm được xu thế này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chuyển hướng sản xuất từ sản xuất đại trà, số lượng lớn chuyển sang trồng hữu cơ, thân thiện với môi trường chấp nhận số lượng ít nhưng đảm bảo tính bền vững. 

Cụ thể, anh Nguyễn Trọng Hải chủ vườn Biorau Farm tại tổ 34 thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng Lâm Đồng chia sẻ: Diện tích farm của anh hiện nay khoảng 7.000 m2, chuyên canh tác các loại rau củ quả vùng ôn đới. Farm chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ từ năm 2015 đến nay. Dinh dưỡng chính cho cây chủ yếu phân nền từ phân dê, bò ủ hoai, cùng phân gà sấy. Về phòng trừ sâu bệnh, Biorau dùng các chủng nấm để diệt sâu, bẫy côn trùng, tinh dầu, hoàn toàn không dùng các sản phẩm hóa học. 

bio-rau-1727145089.jpg

Vườn rau hữu cơ tại Biorau Farm (Đức Trọng - Lâm Đồng).

Khi thị trường ngày một khắt khe, người tiêu dùng cũng trở nên thông thái hơn thì việc đòi hỏi một nền nông nghiệp được sản xuất dựa trên nền tảng sạch, an toàn gắn với bảo vệ môi trường là điều tất yếu. Và đây cũng là hướng đi mà các nông hộ, trang trạng và cách doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đang theo đuổi với mục tiêu phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương cũng như tăng các giá trị từ nông nghiệp mang lại cho con người và môi trường sống. 

Anh Nguyễn Thanh Hải chủ vườn rau củ organic tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: Hiện đang vườn đang canh tác 1,5 hecta vườn rau củ sác các loại đạt chứng nhận Hữu cơ Việt Nam. Anh cũng cho biết: “với phương pháp hữu khá vất vả và tốn công, chủ yếu làm cỏ với đi bắt sâu là chính. Các phương pháp khác như sử dụng các loại thuốc hữu cơ mua hay tự chế thì chỉ phòng và diệt được ít sâu bệnh, nhưng đến mùa sâu bệnh cao điểm thì hầu như không có tác dụng”.

vuon-rau-lac-duong-1727145440.jpg

Sản phẩm rau củ đạt chuẩn organic của anh Hải tại huyện Lạc Dương.

Có thể thấy, bên cạnh những thuận lợi, sản xuất sản phẩm hữu cơ còn gặp không ít những khó khăn thử thách. Đó là những sản phẩm hữu cơ, do không dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học nên năng suất thấp, hình thức không bắt mắt như rau sản xuất thông thường.

ca-chua-organic-1727145188.jpg

Cà chua chuẩn organic tại vườn anh Hải (Huyện Lạc Dương).

Cũng theo anh Nguyễn Trọng Hải chủ vườn Biorau Farm: “Trước đây mỗi năm bên mình cung ứng ra thị trường gần 30 tấn sản phẩm rau củ các loại. Nhưng sau covid cùng với nền kinh tế đi xuống , vườn chỉ sản xuất cầm chừng 10tấn/ năm. Các phương pháp phòng trị bệnh tương đối chỉ đạt 50% so với can thiệp hoá chất. Hiệu quả thấp, sản lượng thấp nhưng bù lại các sản phẩm organic có giá thành cao hơn nên lợi ích cho người canh tác đảm bảo thu nhập, cũng như bảo vệ sức khỏe”. 

Nhiều thách thức cho nông nghiệp và sản phẩm hữu cơ 

Do người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó để phân biệt giữa sản phẩm hữu cơ và sản phẩm trồng đại trà nên tuy nhu cầu thị trường cao nhưng sản phẩm rau hữu cơ vẫn khó bán. Hầu hết hình thức kinh doanh chỉ tổ chức cá nhân có hợp đồng trước, với đầy đủ các chứng nhận hợp lệ mới có thể làm ăn có lời và đứng vững trên thị trường.

vuon-biorau-1727145583.jpg

Vườn Biorau cố gắng khắc phục sâu bệnh không dùng đến hóa chất.

Để đảm bảo việc sản xuất rau hữu cơ được hiệu quả, đạt chất lượng và mang lại lợi nhuận, người sản xuất cần đầu tư công nghệ, trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn, thế nhưng hiện nay nông dân thiếu vốn đầu tư, vì vậy rất khó để tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có tổ chức chứng nhận rau hữu cơ, việc chứng nhận rau hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài nên chi phí cao, khó thực hiện. Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Lâm Đồng thì việc xây dựng, duy trì và hỗ trợ phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, rau hữu cơ là điều cần thiết; cùng đó là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, cơ quan chức năng cần giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm.