PHẦN THỨ TƯ - TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. Nguồn lực để thực hiện hiện đề án
Nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ của Đề án bao gồm:
a. Vốn trong nước
- Ngân sách thành phố Hà Nội và vốn lồng ghép với các chương trình kế hoạch liên quan đến phát triển nông nghiệp đang thực hiện trong giai đoạn 2021-2030. Hàng năm các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch vốn thực hiện đề án trình Thành phố phê duyệt.
- Nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân: tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp;
- Nguồn vốn cộng đồng và xã hội khác: vốn huy động công - tư cho các dự án, vốn xã hội hoá và vốn từ các quỹ trong nước.
b. Vốn ngoài nước
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
- Vốn vay ưu đãi;
- Các nguồn vốn huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các quỹ và các định chế tài chính quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
II. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực; Văn phòng Điều phối nông thôn mới Thành phố là cơ quan đầu mối thực hiện, tổng hợp, báo cáo kết quả đề án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch, dự án,... trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
3. UBND các quận/huyện, thị xã căn cứ đề án được duyệt, chủ động xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch,… và bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo quy định; đề xuất Thành phố bố trí nguồn vốn, cơ chế, chính sách để thực hiện đề án (nếu có).
4. Khuyến khích các hội, hiệp hội chuyên ngành (như Hội SVC, Hội làm vườn Việt nam, Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam…); các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, đầu tư, liên kết, hợp tác hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ phối hợp thực hiện đề án theo quy định.
Còn tiếp...!