Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ tầm nhìn, sự hợp tác và hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank, viết tắt: ADB) là một định chế tài chính đa phương, chịu trách nhiệm cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á hợp tác, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Sư hợp tác hỗ trợ của ADB cho Việt Nam đã tâp trung vào chuyển dịch sang nền kinh tế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), đồng thời tiếp tục cải cách chính sách hiện hành. Bài viết tổng hợp những vấn đề cơ bản về tổ chức ADB với tầm nhìn, sự hợp tác và hỗ trợ đối với Việt Nam của tổ chức này.

phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-1717751733.png
ADB lạc quan về kinh tế Việt Nam (Ảnh minh họa)

Tổng quan về ADB

Vào năm 1963, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UN) đã quyết định thiết lập một thể chế tài chính để tăng cường sự phát triển kinh tế và hợp tác trong khu vực. Năm 1965, Tổng thống Diosdado Macapagal (Philippines) mở bước khai phá, bằng cách vận động đặt trụ sở chính ở Manila. Ngày 12 tháng 12 năm 1966 ADB chính thức thành lập ở Malina với 31 thành viên, phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nông thôn Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài gòn cũ} đã đóng góp 6,6 triệu trong tổng số vốn nguyên thủy một tỷ USD. Dự án hỗ trợ kỹ thuật đầu tiên được ADB phê duyêt thuộc ngành nông nghiệp, nhằm hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất ngũ cốc.

phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-1-1717751733.png
Trụ sở chính tại Manila của ADB (Ảnh: Bloomberg)

Với mục đích mở rộng hoạt động vào thập niên 1970, ADB đã thúc đẩy sử dụng thêm các nguòn tài nguyên từ các tổ chức song phương và đa phương khác. Theo đó, năm 1974 đã thành lập Quỹ phát triển châu Á với mục tiêu, tập trung cải thiện hạ tầng đường sá, mạng lưới điện và cung cấp thêm các khoản vay ưu đãi cho các thành viên nghèo nhất.

Sang thập niên1980, hoạt động của ADB đã hướng đến các vấn đề xã hội như giới tính, môi trường, giáo dục và sức khoẻ. Ý thức được cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ 2, ADB tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án năng lượng. Chính sách mới đã chú ý đến nhu cầu liên quan đến phụ nữ và tích cực hơn trong hội nhập, đẩy mạnh hỗ trợ khu vực tư với những khoản vay đầu tiên không có sự đảm bảo của các Chính phủ.

Vào thập niên 1990, ADB đã xúc tác hợp tác khu vực, tiến đến liên kết các nước trong tiểu vùng Sông Mekong; chấp nhận giảm đói nghèo và phê duyệt một số chính sách đột phá.

Thập niên 2000, đã đẩy mạnh xây dựng chiến lược cơ cấu xã hội dài hạn hướng dẫn hoạt động thường xuyên, giúp các nước tái thiết sau hậu chiến, hỗ trợ tăng trưởng bền vững công bằng hướng tới phát triển xã hội quản lý kinh tế tốt hơn.

Với quan niệm, tăng trưởng kinh tế không tự nhiên có tính bền vững. Để tăng trưởng bền vững và đảm bảo công bằng,cần phát triển thân thiện với môi trường, ADB xác định, phải giúp đỡ cả cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu rủi ro phát triển. Theo đó, đã thực hiện chính sách kinh tế có trách nhiệm với sự tham gia bằng khả năng dự đoán, minh bạch và chống tham nhũng của các thành phần kinh tế khác nhau.

Để thực hiện những chức năng nêu ra, ADB xác định rõ mục tiêu hoạt động bao gồm: cả bảo vệ môi trường, hỗ trợ giới, phát triển kinh tế tư nhân và, hỗ trợ hợp tác khu vực.

Giới phân tích cho rằng, Người nghèo thường sống ở những khu vực có điều kiện môi trường bất lợi, muốn xóa nghèo, phải bảo vệ môi trường. Phần lớn người nghèo là phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển được coi là biện pháp xóa nghèo.

Về tổ chức, cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc, do mỗi quốc gia thành viên phải cử một đại diện. Ban Thống đốc bầu 12 thành viên vào Ban Giám đốc trên nguyên tắc 8 trong số 12 thành viên này phải là đại diện của các quốc gia thành viên trong khu vực. Ban Thống đốc bầu chủ tịch Ngân hàng, Chủ tịch là người đứng đầu Ban Giám đốc, giữ cương vị điều hành Ban Giám đốc trong nhiệm kì 5 năm. Theo truyền thống và vì Nhật Bản là một trong những cổ đông lớn nhất nên Chủ tịch ADB thường là người Nhật. Hiện ADB có 2400 nhân viên, đến từ 53 trên 67 quốc gia thành viên. Trong số này, gần 1/2 là người Philippine.

Việt Nam với nhận xét và những hỗ trợ cụ thể của ADB

Hỗ trợ của ADB đối với VN đã tâp trung vào chuyển dịch sang nền kinh tế bền vững, thích ứng với BĐKH, đồng thời với hỗ trợ khu vực tư và cải cách chính sách kinh tế.

Phân tích sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam gần đây, các chuyên gia phân tích tổng hợp của AĐB đã rút ra nhận xét: Những trở ngại từ suy thoái kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm đáng kể nhu cầu bên ngoài đã làm giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2023. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó bằng các chính sách duy trì ổn định vĩ mô và hỗ trợ phục hồi cụ thể từng ngành kinh tế. Nhờ lạm phát thấp và tiêu dùng trong nước được cải thiện;triển vọng kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam mang nhiều hứa hẹn,

Được hỗ trợ bởi nền tảng kinh tế vững chắc, tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng cùng với tiếp cận thị trường mở rộng, thông qua các hiệp định thương mại tự do và quan hệ đối tác phát triển dài hạn, khả năng hồi phục của Việt Nam có nhiều triển vọng tốt đẹp.

ADB đang hỗ trợ Việt Nam tăng cường hệ thống giao thông vận tải có khả năng chống chịu với BĐKH, thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, cải thiện kết nối nông thôn và giảm nghèo khổ ở vùng sâu, vùng xa. Danh mục hỗ trợ của ADB dành cho Việt Nam đã tập trung vào hỗ trợ năng lực quản trị và thể chế quốc gia, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới, phù hợp với hai trụ cột là: (i) chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và (ii) khai thác tiềm năng của khu vực tư để thúc đẩy công bằng xã hội. Những nội dung này cũng được xác định, trong chiến lược đối tác quốc gia giai đoạn 2023–2026.

phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-2-1717751734.png
Kinh tế Việt Nam: Những điểm sang tích cực (Ảnh VNMedia.vn)

Tính dễ tổn thương thiên tai là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước. Giải quyết vấn đề BĐKH tiếp tục là một trọng tâm của chương trình hỗ trợ của ADB dành cho Việt Nam với mục tiêu đáp ứng bền vững về môi trường, phát triển xanh, chuyển đổi số, hợp tác và hội nhập khu vực.

Trong năm 2023, ADB đã phê duyệt 1 dự án hỗ trợ kỹ thuật bổ sung trị giá 1 triệu USD nhằm giúp xác định các dự án có khả năng chống chịu với thiên tai và BĐKH mà ADB có khả năng tài trợ, đồng thời với xây dựng năng lực chuẩn bị và xử lý dự án cho các tỉnh được lựa chọn.

Nhằm tăng cường năng lực quản lý Quốc gia, ADB cung cấp gói hỗ trợ kỹ thuật khác trị giá 1 triệu USD cho giám sát kinh tế vĩ mô, lập kế hoạch, triển khai đầu tư công, sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ từ bên ngoài và (iii) xây dựng chính sách phát triển.

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero) vào năm 2050, tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) tại Glasgow, ADB đã thông qua 1 dự án hỗ trợ kỹ thuật trị giá 7 triệu USD, nhằm cung cấp tư vấn chính sách và xây dựng năng lực để nuôi dưỡng những công nghệ tài chính, giúp giải quyết những thách thức tài chính toàn diện còn tồn tại và cải thiện hoạt động của các Ngân hàng xanh.

Tính tới 31 tháng 12 năm 2023, ADB đã cam kết 458 khoản vay, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cho khu vực công của Việt Nam với tổng giá trị là 16,5 tỉ USD. Danh mục theo kênh Chính phủ của ADB ở Việt Nam hiện bao gồm 28 khoản vay và hai khoản viện trợ không hoàn lại, với tổng giá trị là 2,95 tỉ USD.

Tổng giá trị giải ngân lũy kế các khoản vay và viện trợ không hoàn lại ở cả khu vực công và tư tại Việt Nam lên tới12,79 tỉ USD,. Khoản tài trợ này đến từ các nguồn vốn thông thường và ưu đãi của Quỹ Phát triển Châu Á và các quỹ đặc biệt khác.

Với những nhận xét khách quan của ADB và từ quan hệ hợp tác bền chặt và sự hỗ trợ có hiệu quả của tổ chức này, chúng ta có niềm tin về thành công của các chu trương lớn của lãnh đạo nhà nươc với mục tiêu đưa đất nước trở thành một nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2045./