Bài viết mới nhất từ Trung Đức
Ai được lợi từ những con đường nông thôn mới ở Việt Nam?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đều dẫn đến phát triển kinh tế -xã hội, nhưng điều này lại chưa đủ để cải thiện sinh kế cho tất cả mọi người dân ở nông thôn. Ai là người được hưởng lợi nhiều từ những con đường nông thôn mới ở Việt Nam là chủ đề của nhóm nghiên cứu Elizaveta Perova, Phương Thị Minh… công bố gần đây trên phương tiện truyền thông của Ngân hàng Thế giới. Bài viết giới thiệu tóm lược về những nghiên cứu này.
Biến đổi khí hậu làm giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển
Nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã xác định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070. Theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, tăng lên 41% vào năm 2100, mức nước biển dâng cao và năng suất lao động giảm thấp sẽ gây ra thiệt hại lớn và những nền kinh tế thu nhập thấp, dễ bị đổ vỡ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Tăng trưởng Xanh và Bền vững tại các Đô thị lớn là xu thế tất yếu trong phát triển của cac nền kinh tế trong qúa trình hội nhập toàn cầu. Hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững là nhiệm vụ của các định chế tài chính toàn cầu và những nền kinh tế phát triển, là nhiệm vụ cần thiết đã được tổ chức Liên Hợp Quốc khẳng định trong nhiều Hiến chương. Theo đó, mới đây Ngân hàng Thế giới (W.B) và Chính phủ Thụy Sĩ đã ký kết một thỏa thuận thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại các đô thị lớn ở Việt Nam. Quỹ tín thác này, trị giá 5 triệu USD do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ. Nguồn vốn này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho những hoạt động thích ứng với BĐKH trong tương lai.
Ngân hàng phát triển Châu Á hỗ trợ Việt Nam ứng phó với thiên tai do bão yagi
Bão Yagi là cơn bão siêu mạnh đổ bộ vào Việt Nam. Cơn bão đã tàn phá nhiều tỉnh ở phía phía Bắc đất nước từ ngày 7 tháng 9 năm 2024. Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, siêu bão đã làm 329 người thiệt mạng và mất tích, cùng 1.922 người bị thương và 235424 ngôi nhà bị hư hại. Bão đi cùng lũ và sạt lở đất đã gây tổn thất nghiêm trọng trên diện rộng tại 26 tỉnh thành với khoảng 37 triệu người dân sinh sống. Thiệt hại kinh tế ban đầu ước tính lên tới 2,6 tỉ USD.
Tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương
Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development Bank (ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội bền vững. ADB cam kết duy trì những nỗ lực để xóa nghèo cùng cực, đạt tới một khu vực thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên ở khu vực.
Quan hệ đối tác EU - Việt Nam vì một tương lai xanh hơn
Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế Xanh năm 2024 (GEFE 2024) nơi quy tụ tụ các quan chức cấp cao cùng các giám đốc điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp đến từ các nước EU và Việt Nam. Là sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia. Sự kiện kéo dài 3 ngày này, do 𝗘𝘂𝗿𝗼𝗖h𝗮𝗺 và 𝗩𝗜𝗘𝗧𝗥𝗔𝗗𝗘 đồng tổ chức, là nền tảng sôi động cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng, tích cực hỗ trợ phát triển xanh, trong bối cảnh phát triển độc đáo cũng sẽ tạo không gian năng động để chia sẻ kiến thức, xây dựng kết nối và thúc đẩy các giải pháp bền vững. Đây cũng là nền tảng độc đáo để gắn kết với các tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp.
Làm sâu sắc hơn trọng tâm chiến lược, tăng cường hỗ trợ của ngân hàng phát triển Châu Á đối với các Quốc gia trong khu vực
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm định hướng quá trình phát triển và tăng cường hỗ trợ trước những thách thức phải đối mặt của các nước Châu Á và Thái Bình Dương, mới đây ADB đã phê duyệt một lộ trình triển vọng. Theo đó, sẽ thúc đẩy nhanh những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và mở rộng phát triển khu vực tư nhân.
Kinh tế Việt Nam với dự báo lạc quan của Ngân hàng Thế giới
Hạ tuần tháng 8 năm 2024, Ngân hàng Thế giới (W.B) đã công bố báo cáo Điểm lại bán thường niên của năm 2024. Trong cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam gần đây, nhờ phục hồi xuất khẩu mạnh các mặt hàng chế biến,chế tạo, du lịch, tiêu dùng và đầù tư, tiếp tục gia tăng. Báp cáo lạc quan nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ cao hơn trong năm 2024, đạt mức tăng 6,1% (cao hơn 5 05%% của năm 2023). Với đà tăng trưởng này, nhiều khả năng sẽ lên 6,5% trong hai năm 2025 và 2026.
Châu Á - Thái Bình Dương với trở ngại ứng phó biến đổi khí hậu
Các nhà hoạch định chính sách ở Châu Á - Thái Bình Dương đang chật vật để thu thập và phân tích dữ liệu cần thiết nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu đang gây cản trở trong nỗ lực của khu vực được xem là dễ bị tổn thương nhất trước tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu, nhiều cơ quan thống kê khu vực cho rằng, họ không đủ người làm việc về dữ liệu khí hậu.
Khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp chống vi khuẩn gây hoại tử gan, tuỵ cấp trên tôm thẻ chân trắng
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, Tôm thẻ Chân trắng (TCT) được nhập nội từ Nam Mỹ về vào năm 2001, đã được nuôi rộng rãi tại các tỉnh ven biển trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2009 với diện tích nuôi trong cả nước tăng từ 4.002 ha lên 16.611 ha. Gần đây, nuôi TCT ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do diện tích nuôi mở rộng thiếu quy hoạch, con giống kém, ô nhiễm môi trường và dịch gây nhiều bệnh như virus, nấm, ký sinh trùng, bệnh dinh dưỡng và nhất là vi khuẩn với hội chứng hoại tử gan, tụy cấp (Acute haepatopancreatic necrosis syndrome AHPNS) làm chết hàng loạt cả tôm sú và TCT. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây hội chứng này chưa có thuốc đặc trị do vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao. Mặc khác, ngành thủy sản chưa có kháng sinh đặc dụng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở tôm và thủy sản khác.
Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam(EVFTA) thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Âu
Là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có thỏa thuận toàn diện với EU, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước láng giềng đang trong giai đoạn đàm phán. Hiệp định thương mại tự do EVFTA là một hiệp định mang tính bước ngoặt, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020, đã trở thành chất xúc tác quan trọng cho thương mại và đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Những mục tiêu mong muốn của EVFTA hướng vào xóa bỏ gần như tất cả các loại thuế quan, giảm rào cản pháp lý và cắt giảm thủ tục hành chính để tăng cường thương mại và đầu tư song phương. Tuy nhiên, tiềm năng đầy đủ của thỏa thuận mới dần được phát huy khi mà các doanh nghiệp và cơ quan chức năng đang phải giải quyết những phức tạp trong quá trình thích ứng.
Tăng trưởng kinh tế Châu Á và Thái Bình Dương trong năm 2024
Là một thể chế tài chính đa phương, cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. Với cam kết đạt tới một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững hằng năm. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều công bố những báo cáo định kỳ về dự báo tình hình phát triển của các nền kinh tế trong khu vực.
Thúc đẩy phát triển bền vững giao thông đường thủy nội địa Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lớn phục vụ nhu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của Việt Nam. Phát triển hành lang đường thủy và logistics nhằm gia tăng lưu lượng hàng hóa và giảm thời gian lưu thông trên những tuyến vận tải huyết mạch Đông -Tây và Bắc - Nam sẽ kết nối được các trung tâm sản xuất với cảng nước sâu quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản trong tiêu dùng và xuất khẩu.
Phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ tầm nhìn, sự hợp tác và hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á
Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank, viết tắt: ADB) là một định chế tài chính đa phương, chịu trách nhiệm cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á hợp tác, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Quỹ Tài chính Đổi mới vì Khí hậu Châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP) – Hành động thiết thực của Ngân hàng Phát triển châu Á trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu
Với cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững trong những nỗ lực xóa nghèo cùng cực, tại kỳ họp thường niên lần thứ 56 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở Incheon (Hàn Quốc), ADB đã công bố ra mắt Quỹ Tài chính Đổi mới cho Khí hậu ở Châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP), một chương trình bước ngoặt nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ cho toàn khu vực trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, Đông Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Nền kinh tế quốc dân (KTQD) là tất cả những gì diễn ra trong kinh tế của một đất nước, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động khác nhau được kết nối bằng thương mại, giao dịch kinh doanh và phân công lao động. Nền kinh tế ĐA-TBD bao gồm KTQD của tất cả những nước phát triển và đang phát triển trong khu vực.
Tìm ra những tài năng sáng tạo robot đại diện của Việt Nam tham dự vòng Chung kết thế giới vào tháng 04/2024
Cuộc thi robot lớn nhất thế giới FIRST® LEGO® LEAGUE với hơn 110 quốc gia và hơn 500.000 thí sinh đam mê STEM robot tham gia hàng năm.
Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến các nước đang phát triển và Đông Á - Thái BÌnh Dương
Trong thông cáo báo chí phát đi từ WASHINGTON, ngày 10 tháng 1 năm 2023 Ngân hàng Thế giới (W.B) cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại do lạm phát tăng cao, lãi suất gia tăng, đầu tư suy giảm và gián đoạn do xung đột kéo dài. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố mới đây, tăng trưởng toàn cầu năm 2023 sẽ giảm từ mức dự kiến 3% vào 6 tháng trước xuống còn 1,7%.
Chùa Tây Phương
Tây Phương - Cực Lạc là địa danh của miền đất cổ được hình thành từ buổi ban đầu dựng nước, gắn với chứng tích của Cụ Nữ Oa đội đá vá trời và Bàn Cổ dậy dân sống có đạo lý làm người. Miền đất này hiện còn chứng tích của Địa Mẫu và họ Phục Hy thời tiền dựng nước với các ngôi chùa Tây Phương và Cực Lạc, Nhân Xuân Quý Mão 2023 xin được ghi lại đôi nét về chùa Tây Phương.