Sau những chuẩn bị bận rộn từ đầu tháng Chạp, không khí chào đón năm mới càng sôi động hơn sau ngày Táo Quân về chầu Trời (23 tháng Chạp), để mọi công việc có thể hoàn tất trước lúc Giao thừa. Từ xa xưa, người Trung Hoa đã coi Giao thừa là thời điểm quan trọng nhất trong năm, để nhìn lại năm cũ đã qua và chào đón một năm mới với những những ngày đầy hy vọng của một năm nhiều sự tốt lành.
Theo tục lệ, ngày cuối năm, mỗi người trong nhà đều phải hoàn tất mọi việc mang tính kiêng kỵ như dọn dẹp nhà cửa,thay thế đồ cũ, giết mổ gia súc,gia cầm và những công việc làm bằng dao, kéo và quan trọng là chuẩn bị tốt bữa ăn xum họp gia đình. Bữa ăn tất niên là một bữa cơm thịnh soạn, tốn kém; biểu thị cho sự no đủ, có dư thực phẩm nên được chuẩn bị rất công phu. Trong bữa ăn này, thường có bánh bao (Jiaozi) là biểu tượng của năm mới thay thế năm cũ.
Đêm Giao thừa, mỗi gia dình đều hấp Jiaozi. Ánh lửa hồng của bếp lò tỏa sáng càng làm tăng thêm sự sôi động, ấm cúng của không khí chào đón năm mới trong nhà. Người Trung Hoa cọi Jiaozi đồng nghĩa với Giao thừa diễn ra từ 11 giờ đêm hôm trước đến 1 giờ sáng ngày sau,
Trong đêm Tất niên, mọi thành viên trong gia đình thường ngồi quây quần bên bếp lửa ấm, cùng uống rượu Trường sinh (Tusu) để tiễn năm cũ và cùng chào đón năm mới.Theo tục lệ, rượu Tusu giành cho người ít tuổi nhất uống trước rồi mới đến người già với quan niệm lớp trẻ thêm tuổi trưởng thành và người già thêm một năm xế bóng. Tusu có thể là rượu vang, cũng có thể là nước pha từ thảo dược Trường sinh. Truyền thuyết cho biết, từ xa xưa có một người kỳ lạ sống trong một túp lều cỏ gọi là Tusu. Ngày cuối năm, ông thường mang những gói cỏ thuốc biếu láng giềng và bảo họ đặt vào nơi tốt nhất để ngày đầu năm đun nước uống. Những người uống nước Trường sinh không hề bị ốm đau trong năm. Nhớ ơn, người dân gọi người cho cỏ thuốc là Tusu và từ đó,rượu Tusu đã trở tành biểủ tượng của thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Đêm Giao thừa, sau những lời chúc mừng tốt đẹp,mỗi gia đình thường đốt pháo và mọi người chào đón bằng những lời chúc phúc. Ngày đầu tiên trong năm mới thường là một ngày yên tĩnh nhất, được thể hiện bằng sự thận trọng cả trong lời nói và việc làm.
Do mọi việc cần làm được hoàn tất từ trong năm.nên đến Giao thừa mọi người đều an tâm, thư thái; với tinh thần thanh thản, sảng khoái người đón tết bắt đầu vui chơi, chào đón xuân về. Tuy nhiên, vào những ngày này, người Trung Hoa vẫn còn nhiều điều kiêng kỵ.
Phong tục có sự khác biệt giữa từng địa phương, song điểm chung đều nhằm đạt được sự khởi đầu tốt đẹp trong năm. Những điều kiêng kỵ phổ biến là không quét nhà, đổ nước. Từ ngày mồng một đến mồng năm tháng Giêng, không ai được đổ rác và vật bỏ đi ra khỏi nhà. Cũng trong thời gian này, không được động đến kim, chỉ, dao, kéo; không được nói những điều không hay, điều gở. Mỗi người trong từng gia đình đều phải duy trì mối quan hệ tốt với mọi người, không được đánh đập, chửi rủa bất cứ ai; không được phép sát sinh. Nếu thấy cáo phó phải chuyển đến nơi khác kín đáo hơn để tránh rủi ro, Nếu biết ai chết hoặc bị ốm đau cũng cần nói là họ ốm hoặc mất vào những ngày sau đầu năm mới.
Ở Trung Hoa, người ta đều mong muốn không khí hạnh phúc, vui vẻ được duy trì trong những ngày lễ hội. Nhờ vào những điều kiêng kỵ, các bà nội trợ quanh năm luôn phải bận rộn với những công việc lặt vặt hàng ngày mới có được thời gian nghỉ ngơi, vui Tết kéo dài./.