Tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương

Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development Bank (ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội bền vững. ADB cam kết duy trì những nỗ lực để xóa nghèo cùng cực, đạt tới một khu vực thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên ở khu vực.

tang-truong-kinh-te-1727748287.png

Đảo Ngọc hòn đảo đẹp của CA_TBD (Ảnh: nguoiquansat.vn/2024)

Trong bối cảnh nhu cầu nội địa được cải thiện và xuất khẩu tiếp tục gia tăng của nhiều nền kinh tế, cuối Quý 3 năm 2024, Ngân hàng ADB đã nâng mức tăng trưởng và hạ dự báo lạm phát của các nền kinh tế khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương.

Thông cáo báo chí phát đi từ Malina (Philippine) ngày 25 tháng 9 năm 2024 của ADB cho bết, theo báo cáo cập nhật kinh tế (ODA) công bố cùng ngày, nền kinh tế khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương được dự báo tăng trưởng 5,0% trong năm 2024 cao hơn so với mức dự báo 4,9% công bố vào tháng 4 năm nay và tăng trưởng cho năm 2025 được duy trì ở mức 4,9% với lạm phát được kỳ vọng giảm xuống 2,8% trong năm 2024, so với dự báo trước đó là 3,2%.

Theo ADB, trong xu thế nhu cầu Thế giới gia tăng, triển vọng kinh tế khu vực được cải thiện đã phản ánh qua mức tăng trưởng cao ở các khu vực Đông Á, Cáp-ca-dơ Trung Á và Thái Bình Dương. Do sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, xuất khẩu được thúc đẩy mạnh, trong khi giá lương thực toàn cầu giảm làm chậm lại việc thắt chặt chính sách tiền tệ và đưa lạm phát theo chiều suy giảm, hạ xuống gần mức trước đại dịch.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, Albert Park, nhận định: “Nền tảng kinh tế mạnh sẽ tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng trong năm nay và những năm sau. Điều kiện tài chính được cải thiện khi lạm phát tiếp tục giảm và Hoa Kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, sẽ hỗ trợ tích cực cho triển vọng của kinh tế khu vực”.

Những rủi ro đối với triển vọng bao gồm căng thẳng thương mại trầm trọng hơn giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; sự xói mòn hơn của thị trường bất động sản ở Trung Quốc; căng thẳng địa chính trị tồi tệ và những tác động của BĐKH và thời tiết bất lợi tới giá cả hàng hóa cũng như an ninh lương thực và năng lượng.

tang-truong-kinh-te-1-1727748353.png

Cảnh đẹp châu Á Vạn lý trường thành (Ảnh: vov.vn)

Dự báo về Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực được giữ nguyên ở mức 4,8% trong năm nay và 4,5% vào năm sau. Những suy giảm kéo dài về bất động sản của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu của hộ gia đình trong năm.

Đối với Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực, được ADB dự báo không thay đổi so với dự báo của tháng 4, tăng trưởng 7,0% với bối cảnh nhu cầu nội địa, bao gồm cả chi tiêu chính phủ gia tăng.

Nhờ nhu cầu trong nước được cải thiện với sự thúc đẩy của lượng kiều hối gia tăng Khu vực Cáp-ca-dơ và Trung Á, tăng trưởng cả năm được dự báo được nâng lên 4,7% trong năm nay, so với mức 4,3% trong tháng 4/2024. Do đầu tư công giảm và xuất khẩu phục hồi chậm hơn kỳ vọng nên tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ giảm 0,1 %, xuống còn 4,5%. Nhìn chung, dự báo tăng trưởng cho khu vực được điều chỉnh tăng lên 3,4% so với mức 3,3% được dự báo trước đó./.