Quỹ Tài chính Đổi mới vì Khí hậu Châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP) – Hành động thiết thực của Ngân hàng Phát triển châu Á trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu

Với cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững trong những nỗ lực xóa nghèo cùng cực, tại kỳ họp thường niên lần thứ 56 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở Incheon (Hàn Quốc), ADB đã công bố ra mắt Quỹ Tài chính Đổi mới cho Khí hậu ở Châu Á và Thái Bình Dương (IF-CAP), một chương trình bước ngoặt nhằm tăng cường khả năng hỗ trợ cho toàn khu vực trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
bien-doi-khi-hau-1717473028.png

Biến đổi khí hậu gây hậu quả tàn khốc đối với các quốc gia châu Á và Thái Bình Dương.
 (Ảnh moitruong.com.vn)

Theo nguồn tin được phát đi trong ngày từ Icheon, Chủ tịch ADB Masatsugu cho biết: “Tại châu Á và Thái Bình Dương, chúng ta đang ở tuyến đầu của trận chiến, những sự kiện khí hậu trải qua trong 12 tháng gần đây đã gia tăng cả về cường độ và tần suất. Do vậy, chúng ta phải hành động mạnh mẽ ngay từ bây giờ. IF-CAP là một chương trình sáng tạo đầy hứng khởi và sẽ có tác động thật sự. Đó là một ví dụ về cam kết của chúng ta trong việc phục vụ với vai trò là Ngân hàng khí hậu của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.

bien-doi-khi-hau-1-1717473029.png
ADB với phát triển bền vững kinh tế Việt Nam        (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thông cáo báo chí của ADB cho biết, những đối tác ban đầu của IF-CAP là Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, những đối tác này đang thảo luận với ADB về việc cung cấp hàng loạt khoản viện trợ không hoàn lại để chuẩn bị các dự án cùng với bảo lãnh cho danh mục các khoản vay chính phủ của ADB. Rủi ro được giảm bớt là do các khoản bảo lãnh tạo ra sẽ cho phép ADB giải phóng vốn để đẩy nhanh các khoản vay mới cho những dự án khí hậu khác. Từ mô hình‘1 đô-la vào, 5 đô-la ra’, tham vọng ban đầu của các nhà hoạch định chính sách là với 3 tỷ đô la bảo lãnh có thể tạo ra những khoản vay mới lên tới 15 tỷ đô-la cho các dự án khí hậu cấp bách ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Theo đó, khoản tài trợ của Qũy IF-CAP sẽ góp phần thực hiện tham vọng đề ra của ADB về 100 tỷ đô-la từ nguồn lực của mình để chống lại biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2019-2030. ADB đang thảo luận với những đối tác tiềm năng như các nguồn từ, quỹ song phương và đa phương, khu vực tư nhân và các tổ chức từ thiện, bao gồm cả Liên minh Năng lượng Toàn cầu vì Con người và Hành tinh để thúc đẩy đầu tư khí hậu.

Với việc hình thành Quỹ IF-CAP, một cơ chế đảm bảo đòn bẩy cho tài trợ khí hậu chưa được một ngân hàng triển đa phương phát nào áp dụng, từ hành động thiết thực của ADB, chúng ta hy vọng Quỹ IF-CAP sẽ thực hiện tốt nhất vai trò và sứ mạng của Ngân hàng Phát triển châu Á trong khu vực./.