Phú Xuyên - Hà Nội: Sản phẩm OCOP phát huy các giá trị làng nghề gắn với định hướng xuất khẩu và mở rộng thị trường

10/05/2023 06:44

Trong thời gian qua, huyện Phú Xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề ở các xã; tiếp tục phát triển sản phẩm và địa điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP ở 7 xã. Đồng thời, đẩy nhanh việc hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể; triển khai công tác bảo tồn, đào tạo, nhân cấy nghề, công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và nghệ nhân; phát triển thương mại điện tử cho làng nghề; hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất.

Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 06/01/2023 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2023; Chương trình số 02-CTr/HU ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Huyện ủy về “Đây mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025”, UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) năm 2023.

px123-1685662406.JPGPhú Xuyên - Hà Nội: Sản phẩm OCOP phát huy các giá trị làng nghề gắn với định hướng xuất khẩu và mở rộng thị trường

Theo kế hoạch Chương trình OCOP, huyện Phú Xuyên đặt ra các mục tiêu bao gồm: Thực hiện và hoàn thành mục tiêu đề ra của Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2025 của Huyện và Thành phố theo Chương trình số 02- CTr/HU của Huyện ủy; Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP theo đúng quy định, phấn đấu từ 45 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, tập trung các sản phẩm chế biến, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm làng nghề nổi bật của các xã, thị trấn; Tham gia chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP do Thành phố, các địa phương lân cận tổ chức. Phấn đấu phát triển 01 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

Qua đó, huyện chọn 6 nhóm nghề ở 7 xã để đầu tư phát triển thành sản phẩm chủ lực, có thương hiệu đến năm 2025, như: Nghề nặn Tò he thôn Xuân La xã Phượng Dực, nghề khảm trai sơn mài xã Chuyên Mỹ, đan cỏ tế xã Phú Túc, giầy da xã Phú Yên, may Comple xã Vân Từ, mộc xã Tân Dân và Nam Tiến.

Cùng với tăng cường công tác tuyên truyền, huyện cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề ở các xã; tiếp tục phát triển sản phẩm và địa điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP ở 7 xã nêu trên.

Đồng thời, đẩy nhanh việc hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể; triển khai công tác bảo tồn, đào tạo, nhân cấy nghề, công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống và nghệ nhân; phát triển thương mại điện tử cho làng nghề; hỗ trợ vốn, mặt bằng sản xuất.

Về xây dựng các điểm du lịch làng nghề, ngoài 2 điểm Vân Từ và Chuyên Mỹ đã được TP công nhận, huyện Phú Xuyên phấn đấu đến năm 2025 phát triển thêm ít nhất 2 điểm du lịch làng nghề nữa được TP công nhận. Cùng với đó, dự kiến tuyến du lịch trên địa bàn theo 2 phương án kết hợp giữa du lịch tâm linh và làng nghề truyền thống.

px3-1685662671.JPG
Sản phẩm OCOP của huyện Phú Xuyên gắn với phát huy giá trị làng nghề

Còn đối với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2023, qua tổng hợp đến nay toàn huyện có 45 sản phẩm của các chủ thể ở 15 xã, thị trấn đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng.

Đại diện phía UBND các xã có nghề truyền thống phát triển đề nghị huyện quan tâm hỗ trợ xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xã xây dựng nhãn hiệu tập thể.

Trong đó, đại diện UBND xã Phượng Dực và Phú Túc mong muốn UBND huyện nghiên cứu, kết nối làng nghề nặn Tò he thôn Xuân La và làng nghề đan cỏ tế xã Phú Túc vào tuyến du lịch của huyện.

Đại diện UBND xã Vân Từ, Chuyên Mỹ kiến nghị huyện quan tâm hỗ trợ 2 xã triển khai một số hạng mục như xây dựng bãi đỗ xe, điểm giới thiệu sản phẩm làng nghề xã Chuyên Mỹ, trùng tu tôn tạo một số ngôi nhà cổ đã xuống cấp…nhằm phục vụ du khách tới thăm quan.

Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh khẳng định: Để hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng điểm du lịch làng nghề đã đề ra, trong năm 2023, các cơ quan cần quyết liệt trong tổ chức thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị,  trong thời gian tới, huyện Phú Xuyên cũng đưa ra các nội dung cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kiến thức về Chương trình OCOP đối với các cá nhân, tổ chức, tri thức trẻ; Tích cực triển khai thực hiện một số mô hình về bảo tồn và phát huy vai trò của làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP và điểm du lịch, phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn nhằm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với Chương trình OCOP của huyện Phú Xuyên.

"Báo cáo của huyện Phú Xuyên cho thấy, huyện đã tích cực tổ chức hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các chủ thể có sẵn sản phẩm tham gia Chương trình OCOP về: xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm, in tem OCOP nhằm đảm bảo quy định pháp luật, gia tăng giá trị sản phẩm và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước, xuất khẩu. Với các đường lối, chính sách và kế hoạch triển khai rõ ràng, qua Quý I/2023, công tác thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã thu được những trái ngọt đáng kể. Cụ thể, theo nội dung buổi nghe báo cáo một số nội dung kế hoạch triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề đặc trưng của huyện và kế hoạch xây dựng điểm đến du lịch làng nghề gắn trải nghiệm trên địa bàn năm 2023 do UBND huyện Phú Xuyên tổ chức, đối với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2023, qua tổng hợp đến nay toàn huyện có 45 sản phẩm của các chủ thể ở 15 xã, thị trấn đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng...", ông Nguyễn Văn Chí chia sẻ.

6-3-3-2-1685663026.jpg
Nhiều sản phẩm da giày của huyện Phú Xuyên đã đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương

Ngoài ra, huyện Phú Xuyên cũng sẽ tập trung phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn nhằm tạo điều kiện giúp các chủ thể không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP của Thành phố các kênh phân phối truyền thống, các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, UBND huyện Phú Xuyên cũng tiếp tục thực hiện tổ chức Đoàn liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát về việc duy trì, phát triển sản phẩm OCOP đã được công nhận về sự tuân thủ các quy định chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, sử dụng bao bì, tem, nhãn hàng hóa, bảo vệ môi trường và các quy định khác của Nhà nước có liên quan.

Huyện Phú Xuyên là địa phương có nhiều làng nghề, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực để các địa phương, cơ sở sản xuất nâng tầm thương hiệu sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống. Sau hội nghị, đề nghị các chủ thể sản phẩm OCOP trong huyện cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, mở rộng phát triển sản xuất sản phẩm OCOP, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Sản phẩm OCOP của Phú Xuyên đã phát huy các giá trị làng nghề gắn với định hướng xuất khẩu và mở rộng thị trường./.

---

BÀI VIẾT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI TP. HÀ NỘI