nền kinh tế
Thích ứng biến đổi khí hậu đồng thời triển khai chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng
Tại COP 26 và COP28, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ về đưa mức phát
thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ này. Đây là cam kết phù hợp với xu thế thời đại và xác định chiến lược
phát triển dài hạn của Việt Nam. Tuy nhiên, con đường cụ thể thực hiện cam kết còn nhiều chông gai vớí những thách thức lớn, bao gồm cả về hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh, công nghệ chưa bắt kịp yêu cầu đến thói quen sản xuất, tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp. Để giải quyết những thách thức này trong năm 2024 là điều không dễ. Do vậy, cần có những chiến lược, chính sách, kế hoạch cụ thể để vừa đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của nền kinh tế, vừa từng bước chuyển đổi thành công sang nguồn năng lượng sạch và bền vững.
Đóng góp giải quyết khủng hoảng và xây dựng khả năng thích ứng của nền kinh tế khu vực
Sau đại dịch Covid-19 bùng nổ, hầu hết các quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương (ĐA-TBD) đã phục hồi. Theo nhiều dự báo, thời gian tới, kinh tế khu vực có thể bị ảnh hưởng do nhu cầu thế giới chững lại, nợ gia tăng, và tình trạng lệ thuộc vào các biện pháp xử lý ngắn hạn nhằm chống đỡ với giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu tăng cao.