Đóng góp giải quyết khủng hoảng và xây dựng khả năng thích ứng của nền kinh tế khu vực

Sau đại dịch Covid-19 bùng nổ, hầu hết các quốc gia đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương (ĐA-TBD) đã phục hồi. Theo nhiều dự báo, thời gian tới, kinh tế khu vực có thể bị ảnh hưởng do nhu cầu thế giới chững lại, nợ gia tăng, và tình trạng lệ thuộc vào các biện pháp xử lý ngắn hạn nhằm chống đỡ với giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu tăng cao.

Với cam kết đạt tới một khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực; năm 2022, mặc dù có nhiều bất lợi về kinh tế và khủng hoảng nảy sinh, song Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã dành 20,5 tỉ USD để giúp các nền kinh tế khu vực CA-TBD tiếp tục phục hồi sau đại dịch..

anh-chup-man-hinh-2023-04-26-luc-140048-1682492495.png

                             Châu Á-Thái  Bình Dương trong nền kinh tế toàn cầu               Ảnh Internet

Trong thông cáo báo chí phát đi từ Manila (Philippine) ngày 24 tháng 4 năm 2023 về kết quả hoạt động của năm 2022, ADB đã tóm tắt Báo cáo thường niên được công bố. Theo đó, đã nêu rõ cách thức Ngân ngân hàng đã kết hợp giữa tài chính và tri thức, đồng thời phát huy các mối quan hệ đối tác để giúp khu vực ứng phó với những cú sốc kinh tế trầm trọng do cuộc xung đột Nga-U-crai-na, khủng hoảng lương thực xấu đi và những hiện tượng thời tiết cực đoan.

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Masatsugu Asakawa, cho biết, hỗ trợ của ADB trong năm đã giúp các quốc gia thành viên đang phát triển khu vực vượt qua tác động của khủng hoảng và củng cố khả năng thích ứng dài hạn trong các lĩnh vực chủ yếu như biến đổi khí hậu (BĐKH) và an ninh lương thực (ANLT).

Ngoài 20,5 tỉ USD cam kết, bao gồm các khoản vay và bảo lãnh, viện trợ không hoàn lại, đầu tư cổ phần và hỗ trợ kỹ thuật, được cung cấp cho các chính phủ và khu vực tư nhân; Ngâm hàng Phát triển châu Á đã huy động thêm 11,4 tỉ USD vốn đồng tài trợ. Riêng ADB đã cam kết dành 6,7 tỉ USD tài trợ cho lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng khí hậu trong năm 2022, nhằm đạt được tiến trình hướng tới cung cấp 100 tỉ USD tài trợ khí hậu lũy kế trong giai đoạn 2019–2030.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng, ADB cung cấp 3,7 tỉ USD trong khuôn khổ chương trình an ninh lương thực trị giá 14 tỉ USD của mình nhằm cung cấp lương thực cứu trợ thiết yếu cho những người cần hỗ trợ và tăng cường hệ thống sản xuất lương thực.

anh-chup-man-hinh-2023-04-26-luc-140104-1682492495.png

                                                                            Trụ sở ADB                                                    Ành Internet

Để hỗ trợ phục hồi kinh tế, ADB đã tài trợ cho các hoạt động cải cách thể chế, tăng cường cung cấp dịch vụ công và tạo đà tăng trưởng cho những ngành kinh tế then chốt.  Cam kết trị giá 3,9 tỉ USD của ADB đã dành cho khu vực tư nhân, bao gồm những hỗ trợ thanh khoản thiết yếu cho doanh nghiệp đang phải đối mặt với môi trường kinh doanh khó khăn. Đồng thời, ADB cũng đã đầu tư trên diện rộng vào cơ sở hạ tầng chất lượng cũng như giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác, hướng tới xây dựng khả năng thích ứng toàn diện của nền kinh tế.

Bình đẳng giới là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của ADB với 97%  số hoạt động trong năm 2022 có đóng góp cho chương trình nghị sự này. Các hoạt động bao gồm những sáng kiến tăng cường khả năng tiếp cận việc làm có chất lượng của phụ nữ; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và xây dựng khả năng chống chịu của phụ nữ trước biến đổi khí hậu.

Báo cáo thường niên 2022 đã cung cấp thông tin chi tiết về việc ADB đang chuyển hóa, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phức tạp và đang thay đổi của các quốc gia thành viên đang phát triển. Hoạt động này bao gồm các biện pháp nhằm khai mở những nguồn lực lớn hơn để hỗ trợ sự phát triển thông qua đánh giá các dự án đang được triển khai nhằm rà soát khuôn khổ an toàn vốn của ngân hàng, cũng như những cải cách tổ chức mang tính cấu trúc và phi cấu trúc, được định hướng bởi một mô hình hoạt động mới.

Chia sẻ trong lễ công bố Báo cáo thường niên 2022 Chu tich ADB Asakawa nhấn mạnh“Tôi tin tưởng rằng những cải cách này sẽ bảo đảm ADB mang lại tác động lớn hơn cho khu vực, thông qua việc mở rộng quy mô tài trợ khí hậu, huy động đầu tư tư nhân lớn hơn, và cung cấp các giải pháp phát triển với phạm vi rộng lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.”

Là một định chế tài chính khu vực, được thành lập từ năm 1966. Đến nay, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực. Từ lợi ích phát triển toàn diện khu vực, hy vọng cam kết đạt tới một khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều thích ứng và bền vững cuả ADB sớm trở thành hiện thực./.