1. Tìm hiểu ưu-nhược điểm của vay thế chấp có tài sản bảo đảm
1.1 Ưu điểm
Tài sản thế chấp có thể linh hoạt: Bên cạnh các loại tài sản bảo đảm được biết tới phổ biến là bất động sản đã có giấy chứng nhận (nhà đất, căn hộ đã có sổ đỏ/hồng) hay ô tô, nhiều ngân hàng cung cấp giải pháp vay chấp nhận tài sản bảo đảm là tiền gửi, tài sản hình thành từ chính khoản vay… Chính sách này giúp nhiều người có cơ hội tiếp cận các khoản vay có hạn mức cao của ngân hàng
Lãi suất hấp dẫn: Giải pháp vay có tài sản bảo đảm thuộc nhóm vay thế chấp, do đó, mức lãi suất ưu đãi thường sẽ ưu đãi hơn so với vay tín chấp. Điều này là nhờ vào tài sản thế chấp là cơ sở đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng.
Hạn mức vay cao: Với tài sản bảo đảm, bạn có thể vay một số tiền cao hơn so với vay tín chấp. Ngân hàng sẽ đưa ra hạn mức vay dựa trên một tỷ lệ nhất định so với giá trị tài sản thế chấp và một số yếu tố khác liên quan tới khả năng tài chính của khách hàng. Thông thường, hạn mức vay tối đa từ 70 - 100% giá trị tài sản đảm bảo.
Thời gian vay dài: Thời gian vay của các khoản vay có tài sản bảo đảm có thể lên đến 35 năm. Nhờ đó, bạn có thể chia nhỏ khoản vay thành nhiều kỳ hạn để vừa đảm bảo khả năng trả nợ vừa giảm được áp lực tài chính.
Thủ tục đơn giản: Hiện nay, nhiều ngân hàng có thủ tục vay rõ ràng và đơn giản nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện pháp lý. Ví dụ: Thủ tục vay mua nhà yêu cầu hồ sơ với các loại giấy tờ cần thiết đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bên vay như:
- Mẫu đơn đề nghị vay thế chấp của ngân hàng
- CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực pháp lý
- Hộ khẩu thường trú/KT3/Sổ tạm trú còn thời hạn
- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính như: Bảng lương/Nguồn thu nhập từ các nguồn khác (cho thuê tài sản/hoạt động kinh doanh/cổ tức...)
- Giấy tờ liên quan tài sản bảo đảm
- Bản phương án sử dụng khoản vốn vay hợp pháp
1.2 Nhược điểm
Người vay cần chuẩn kế hoạch và phương án sử dụng vốn khi vay thế chấp
Bên cạnh giá trị của tài sản bảo đảm, kế hoạch và phương án sử dụng nguồn vốn cũng là yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định phê duyệt khoản vay và hạn mức vay. Đây là điều cần thiết để người vay chủ động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả để đạt được mục tiêu và tránh được rủi ro không mong muốn.
Mặc dù, người vay sẽ mất thời gian chuẩn bị hồ sơ vay hơn so với lựa chọn vay tín chấp, tuy nhiên họ sẽ nhận được hỗ trợ tài chính đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Người vay có thể bị thu hồi tài sản khi vi phạm điều khoản vay
Nếu bên vay vi phạm các điều khoản của hợp đồng thế chấp với ngân hàng (cụ thể là trả nợ không đúng kỳ hạn), ngân hàng được quyền thu hồi nợ vay theo các điều khoản điều kiện đã ký kết. Khi đó, người vay không có quyền sở hữu đối với tài sản được sử dụng để thế chấp vay ngân hàng.
2. Khi nào nên chọn vay có tài sản bảo đảm?
Giải pháp vay có tài sản bảo đảm ra đời nhằm phục vụ cho những người có nhu cầu sử dụng nguồn vốn lớn, thời gian vay dài, lãi suất ưu đãi. Bạn nên lựa chọn các hình thức vay có tài sản bảo đảm chuyên biệt của ngân hàng như: vay mua nhà, vay mua ô tô… để có thể mua được nhà ở hay ô tô để phục vụ cuộc sống.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn giải pháp vay thấu chi có tài sản bảo đảm để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống như: xây/sửa nhà, chăm sóc sức khỏe, mua sắm trang thiết bị nội thất…
Vay có tài sản bảo đảm là một giải pháp tài chính hữu ích giúp bạn thực hiện được nhiều mục tiêu lớn trong cuộc sống. Bạn nên tìm hiểu chi tiết từng giải pháp vay thế chấp có tài sản bảo đảm của ngân hàng và lập kế hoạch tài chính cá nhân kỹ lưỡng để có trải nghiệm vay như mong muốn.