Trên tường phòng khách, bên cạnh ảnh chân dung vợ chồng cố Đại tá Lê Lâm là bức ảnh đen trắng phóng to có chú thích “Thái Văn A vững vàng trong lửa đạn cảnh giới máy bay Mỹ trên đảo Cồn Cỏ” do ông chụp năm 1965, cách nay vừa tròn 60 năm.

Cố Đại tá Lê Lâm (ảnh trên) chụp ảnh “Thái Văn A hiên ngang ...trên đảo Cồn Cỏ” khi là Biên kịch kiêm Đạo diễn phim Tài liệu "Cồn Cỏ anh hùng" - 1965. Bộ phim này được Giải đặc biệt LHP Leipzip (Đức) 1967, đoạt giải Bông sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ Nhất.
Đảo Cồn Cỏ nằm cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, gần 30km, còn có tên gọi khác là Hòn Cỏ, Con Hổ, hay Hòn Mệ. Đảo Cồn Cỏ có vị trí chiến lược quan trọng án ngữ cửa ngõ phía Nam Vịnh Bắc Bộ. Trong những năm chiến tranh, Cồn Cỏ được xem là “con mắt thần," “vọng gác tiền tiêu” của miền Bắc, bị địch đánh phá ác liệt.
Sau khi xác minh chính chủ tác giả bức ảnh "Thái Văn A đứng đó", Ban biên tập ảnh báo chí triển lãm đã tặng bức ảnh trên cho tác giả và gia đình Đạo diễn, NSUT, Đại tá Lê Lâm. Ảnh do gia đình cung cấp.
Thế nhưng trong một lần triểm ảnh thời sự, bức ảnh “Thái Văn A vững vàng trong lửa đạn cảnh giới máy bay Mỹ trên đảo Cồn Cỏ” lại đề tên “Lâm” nhưng họ khác, không phải là “Lê Lâm”. Con gái Đại tá Lê Lâm là Lê Thị Yến đến xem triển lãm ngạc nhiên, thắc mắc và đề nghị xác minh lại họ tên tác giả bức ảnh “Thái Văn A vững vàng trong lửa đạn cảnh giới máy bay Mỹ trên đảo Cồn Cỏ”. Báo ảnh Việt Nam đã cẩn thận xác minh, xác định lại bức ảnh “Thái Văn A vững vàng trong lửa đạn cảnh giới máy bay Mỹ trên đảo Cồn Cỏ” là của Đại tá, đạo diễn Điện ảnh quân đội, Nghệ sĩ ư tú Lê Lâm.
Bức ảnh do Đại Tá Lê Lâm chụp về Thái Văn A sừng sững trên đài quan sát bị bom xô nghiêng, ánh mắt vẫn dõi theo đường đi của máy bay địch kịp thời báo cho đảo, cho đất liền đánh trả đã nêu một tấm gương quả cảm, động viên quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh Anh hùng Thái Văn A là nguồn cảm hứng cho Nhạc sĩ Văn An sang tác ca khúc "Thái Văn A đứng đó" với giai điệu hùng tráng “Sừng sững chòi cao trên hòn đảo nhỏ/ Như ngọn hải đăng bốn mùa sóng gió/ Thái Văn A đứng đó/Yêu đảo như quê giây phút chẳng rời/Mắt dõi tầm xa canh giữ biển trời...” trước bom đạn của kẻ thù, tạc vào niềm tin, vào tấm lòng của những người con huyện đảo, yêu đảo như yêu điều quý giá nhất đời mình.
Ngày 19/5/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao Giải thưởng Nhà nước cho con thân nhân Cố Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn, biên kịch Đại tá Lê Đình Lâm là con gái Lê Thị Yến.
Niềm vui của con gái Cố Nghệ sĩ, đạo diễn, Đại tá Lê Đình Lâm là Lê Thị Yến (bên trái) cùng cháu ngoại Lê Yến Vy nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật sáng 19/5/2023 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Anh hùng Thái Văn A, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở thôn Liên Hóa, xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ năm 1962. Ngày 1/1/1967, Thái Văn A được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, là Thượng sĩ, quan sát viên đảo Cồn Cỏ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thái Văn A là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Ông làm nhiệm vụ quan sát tại đỉnh 63 trên đồi cao nhất đảo để xác định vị trí máy bay hay tàu chiến đối phương, rồi thông báo cho các đơn vị pháo cao xạ bắn vào mục tiêu. Dù có lúc chân đài quan sát bị gãy, đài bị nghiêng, bản thân nhiều lần bị thương, Thái Văn A vẫn không rời vị trí. Trong ba năm làm nhiệm vụ trên đảo, Thái Văn A đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mỹ (riêng tổ trinh sát trực tiếp bắn rơi một chiếc) và xác định các vị trí có bom địch chưa nổ để công binh xử lý (máy bay địch thường trút bom ở đây trước khi về hạ cánh trên tàu sân bay). Tên tuổi của ông gắn liền với hòn đảo Cồn Cỏ từ xưa đến nay.
Đại tá Lê Lâm không chỉ nổi danh với bức ảnh về Thái Văn A đứng gác trên đảo Cồn Cỏ mà còn nổi tiếng với phim phóng sự tài liệu “Người Hàm Rồng” (Thanh Hoá) của biên kịch Hoàng Văn Bổn (nhà văn), đạo diễn: Lê Lâm, quay phim: Lê Văn Bằng, Vương Đức Cừ được đón nhận nồng nhiệt với những thước phim chân thật, xúc động nóng bỏng quay từ cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng - Thanh Hóa đánh trả máy bay giặc Mỹ vào các ngày 3-4/4/1965. Bốn người của tập thể làm phim nói trên đều về tiên tổ. Trong đó, Đại tá, Đạo diễn, Nghệ sĩ Ưu tú Lê Lâm đã trút hơ thở cuối cùng vào hồi15 giờ 35 phút ngày 04 tháng 08 năm 2021 tức ngày 26 tháng 06 năm Tân Sửu, hưởng thọ 93 tuổi.
Đáng chú ý trong số những tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật diễn ra ngày 19/5/2023 có cố Đạo diễn phim tài liệu Quân đội, Đại tá NSUT Lê Đình Lâm (thường hay gọi là Lê Lâm).
Phim tài liệu thời sự nổi bật nhất của cố Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn, biên kịch Đại tá Lê Đình Lâm được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2023 là "Người Hàm Rồng" (1965) - một bộ phim đã gặt hái nhiều thành công trong lịch sử Phát triển phim tài liệu chiến trường Việt Nam không chỉ đoạt Giải Nhất “Bông Sen Vàng” trong liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất năm 1970 mà còn đoạt Giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Giô-rít I-ven (CHDC Đức) năm 1967 đã gây một tiếng vang lớn dư luận trong nước và quốc tế. Di sản mà cố đạo diễn, biên kịch Đại tá Lê Đình Lâm để lại là Hai mươi bộ phim là con số không nhiều, nhưng tên tuổi ông đã gắn với các giải thưởng Bông sen vàng, bạc với “Quanh địa ngục Cồn Tiên", "Năm 1972 lịch sử", “Cồn Cỏ Anh hùng”; “Chặng đường tới Điện Biên”...
V.X.B