Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" giúp người ngèo vùng đặc biệt khó khăn tự đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" đã đạt được nhiều mục tiêu trong đó không chỉ đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho người dân những vùng khó khăn mà còn đáp ứng đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao tầm vóc, trí tuệ; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hợp quốc.

Từ năm 2021, Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đã chuyển sang pha 2 (2021-2025) và dự kiến sẽ mở rộng thực hiện trên địa bàn 40 tỉnh.

Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" là một chương trình rất là nhân văn và là một trong những cam kết của của Chính phủ với quốc tế trong việc phát triển lương thực, chống suy dinh dưỡng và đặc biệt là phát triển tầm vóc con người. Đây cũng là một trong những chương trình đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ của của thế giới. Trong các nước Asian, chỉ có Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết  chương trình "Không có nạn đói".

t1-1671067770.jpg  

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" được triển khai từ năm 2018- 2025 (chia ra làm hai giai đoạn: 2018-2021 và 2021-2025), với tính nhân văn là đảm bảo tất cả mọi người có thể tiếp cận được thực phẩm lương thực thực phẩm một cách dễ dàng; chống suy dinh dưỡng ở các vùng đặc biệt khó khăn nhất là những vùng mà có cái tỷ lệ suy dinh dưỡng cao; đảm bảo đặc biệt an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; đảm bảo nâng cao được thu nhập cho người sản xuất nhỏ nhất là các hộ nông dân ở các vùng miền núi khó khăn. Mục tiêu cuối cùng nữa là phải thúc đẩy giảm tổn thất hoặc là lãng phí về lương thực và thực phẩm.

Thực tế triển khai cho thấy, Chương trình đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ giảm nghèo đã đạt được những thành tích rất là ngoạn mục, chỉ còn hơn 2% trên cả nước. Tuy nhiên, ở những  vùng miền núi nơi đồng bào dân tộc sinh sống thì tỷ lệ này vẫn còn rất cao lên đến 7 thậm chí là trên 10%. Và đặc biệt, những khu vực này thường đi kèm với tỷ lệ  hộ nghèo đói còn cao và liên quan đến câu chuyện về dinh dưỡng cho trẻ em. Trong khi đó, dinh dưỡng cho trẻ quyết định các vấn đề liên quan đến thể lực, thể trạng và chất lượng về lao động về mặt lâu dài.

Chính vì lẽ đó, chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" không chỉ đơn thuần là giảm nghèo mà còn giúp cho bà con có thể tạo ra được những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đây là mục tiêu nhưng cũng là thách thức cần phải có sự đồng hành giữa các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp và ngành y tế cũng như là ngành công thương để giải quyết vấn đề về dinh dưỡng chứ cũng không phải việc riêng của ngành y tế. Đối với ngành nông nghiệp, trong chương trình này không chỉ phát triển nông nghiệp và mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng bằng cách đồng hành giữa cán bộ nông nghiệp và cán bộ dinh dưỡng của bên y tế cùng xuống tập huấn rồi cho bà con về phương thức nấu ăn dinh dưỡng, sử dụng các nguồn thực phẩm ở địa phương. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp còn đào tạo cho bà con về các thực phẩm sản xuất tại địa phương.

Trước đây, các chương trình dinh dưỡng chủ yếu là bổ sung ở bên ngoài vào rồi đào tạo tập huấn thì hiện nay, các bộ ngành đã kết hợp bổ sung dinh dưỡng của bên y tế cùng với là sản xuất thực phẩm bổ dưỡng dinh dưỡng tại chỗ và hướng dẫn cách sử dụng cho các bà mẹ ở những vùng khó khăn.

Tại hội nghị sơ kết thực hiện chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói", đại diện Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn và các tổ chức quốc tế cho rằng qua hơn 3 năm thực hiện chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp, trong đó có việc đảm bảo dinh dưỡng và nhận thức về việc sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi; giúp các vùng sâu vùng xa không còn nạn đói đảm bảo đủ lương thực thực phẩm; đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng trí tuệ tầm vóc con người Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với tổ chức liên hợp quốc kể từ năm 2019.

Để đạt được mục tiêu này, các bộ ngành đã có sự phối hợp, hỗ trợ trong đó bắt đầu bằng những bước đầu tiên xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, tổ chức liên minh tiếp tục đồng hành trong việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn mang tính kỹ thuật, đảm bảo sự gắn kết giữa nông nghiệp và dinh dưỡng để đạt được đầu ra cho chương trình "Không còn nạn đói". Các hộ nông dân nghèo đã nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ con giống đến thức ăn cũng như được hướng dẫn cách làm chuồng trại...