Chương trình quốc gia giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng carbon (REDĐ+) từ góc nhìn Ngân hàng Thế giới

Là quốc gia có thể bán khối lượng giảm phát thải vượt trội cho bên thứ ba thông qua hiệp định song phương hoặc thị trường các-bon; Việt Nam có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải do quốc gia tự quyết định (NDC) hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu.

Chương trình giảm phát thải nhà kính, bảo tồn trữ lượng Carbon REDD+ đến năm 2030

Nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng cần gắn và lồng ghép việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, tiếp cận thị trường tín chỉ các-bon với phát triển bền vững đất nước; ngày 05 tháng 04 năm 2017 Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam đã có Quyết định số: 419/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất mát và suy thoái rừng, bảo tồn nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030 (REDD+) với những mục tiêu cụ thể cho các giai đoạn 2017-2020 và 2021-2030.

Theo đó, đến năm 2020, sẽ nâng độ che phủ rừng toàn quốc lên 42% và diện tích các loại rừng đạt 14,4 triệu ha; giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng nhằm gia tăng tích lũy các-bon và dịch vụ môi trường rừng; nhân rộng các mô hình; quản lý, bảo vệ và bảo tồn rừng bền vững.

Đến năm 2030 sẽ ổn định diện tích rừng tự nhiên ít nhất bằng diện tích đạt được của năm 2020, tăng độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%, giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (BĐKH) với mức đóng góp có thể tăng thêm 25% nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế. Chương trình nhấn mạnh việc nhân rộng các mô hình hiệu quả cao, lồng ghép REDD+ với các chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Hoàn thiện chính sách, pháp luật, khung hành động của REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính dựa trên kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

Hướng đến giảm mất và suy thoái rừng, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng, đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp vào hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững không làm mất hoặc suy thoái rừng; cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng; tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp. Ngoài ra, chương trình sẽ đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn; thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững, bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng; cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp.

redd-1711458984.png
Rừng Việt Nam (Ảnh minh họa)

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia REDD+ đến năm 2030

Chương trình REDD+ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm 2017 đến 2030, ưu tiên vào những khu vực là điểm nóng về mất rừng và suy thoái rừng, vùng chịu tác động của BĐKH và có tiềm năng trữ lượng các-bon cao.

Từ năm 2017- 2030, Chương trình REDD+ đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc ưu tiên vào các khu vực là điểm nóng về mất rừng và suy thoái rừng, vùng chịu tác động của BĐKH và có tiềm năng trữ lượng các-bon cao. Theo đó, kế hoạch sử dụng rừng và đất rừng đã hướng vào đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp vào năm 2020; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng; cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng; tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp.

Chương trình đã đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn; thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng; cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp.

Tại các địa phương, nhiều Tỉnh đã có cách làn sang tạo để thực hiện mục tiêu đề ra.

Tại Hà Giang, UBND tỉnh đã có kế hoạch “Giảm phát thải khí nhà kính” thôngg qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng; đã khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, tăng khả năng hấp thụ CO2.

Thực hiện mục tiêu Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020; tỉnh đã phát huy được giá trị của đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, nâng cao giá trị lâm sản, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và những hộ nghèo sống ở gần rừng; nâng cao giá trị phòng hộ giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn sạt lở đất và bảo vệ nguồn nước Trong giai đoạn 2017 – 2020. Tỉnh đã giảm được lượng phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động REDD+, đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng, trồng lại và khoanh nuôi bảo vệ rừng, nâng độ che phủ từ 55,1% lên 58%. Nhờ đó, chất lượng rừng tự nhiên được nâng cao với diện tích 368.802,2 ha và 68.066,1 ha rừng trồng; khai thác có hiệu quả du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các khu rừng đặc dụng.

Trong giai đoạn 2021 – 2030, Hà Giang sẽ ổn định diện tích rừng tự nhiên đến năm 2030 ít nhất bằng diện tích đạt được tại năm 2020, góp phần định hướng tăng trưởng xanh; nhân rộng các mô hình hiệu quả cao về REDD+ và quản lý rừng bền vững, lồng ghép REDD+ với trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Hoàn thiện khung hành động của Chương trình REDD+ và tiếp cận các nguồn tài chính chi trả dựa vào kết quả phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

Tại Bắc Trung Bộ, Chính sách chi trả giảm phát thải của vùng (ERPA) dự kiến sẽ tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế BĐKH toàn cầu. Việc thực hiện thành công thí điểm ERPA sẽ làm tiền đề để Chính phủ và các bộ, ngành triển khai thực hiện chi trả trên toàn quốc.

Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh thực hiện Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (Thỏa thuận ERPA).

Thực hiện Nghị định 107/NĐ-CP, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 178/QĐ-UBND ngày 16/01/2024 về phê duyệt kế hoạch tài chính tổng thể từ nguồn ERPA. Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 đã phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2023 với nguồn thu từ thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Theo đó, Hà Tĩnh được nhận được trên 1,776.triệu USD (hơn 122 tỷ đồng) từ kết quả giảm phát thải và được phân bổ 3 kỳ trong các năm 2023-2025 để chi trả cho hơn 201.703 ha rừng tự nhiên.

Các chủ rừng đã được đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị: Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm phổ biến những thông tin chung về ERPA, kế hoạch chia sẻ lợi ích nguồn ERPA, các hoạt động chi trả nguồn ERPA, cơ sở pháp lý đối với chủ rừng là các tổ chức, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức liên quan.

Những trao đổi, thảo luận của người dân tham gia đã được giải đáp về nội dung trong quá trình triển khai thực hiện chính sách chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ đã mở ra những triển vọng mới trong thực hiện chương trình trình REDD+ đến 2030 tại Việt Nam.

Thực hiện chương trình REDD+ theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới

Với cách nhìn khách quan của một định chế tài chính toàn cầu, nhiều chuyên gia của Ngân hàng thế giới cho rằng, Việt Nam là  quốc gia có thể bán khối lượng giảm phát thải vượt trội cho bên thứ ba thông qua hiệp định song phương hoặc thị trường các-bon. Từ đây, có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải vượt trội do quốc gia tự quyết định (NDC) hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu lâu dài. Số liệu tổng hợp của W.B cho thấy Việt Nam đã thu được kết quả giảm phát thải vượt quá khối lượng đã ký hợp đồng với Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF )và có thể bán khối lượng giảm phát thải vượt trội này cho bên thứ ba thông qua các hiệp định song phương hoặc thị trường các-bon.; có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải vượt trội này cho đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu.

Theo Thông cáo báo chí số 2024/048/EAP ngày 21 tháng 3 năm 2024 của W.B, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh qua "tín chỉ các-bon" nhờ hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ các-bon thông qua trồng và tái tạo rừng. Khoản chi trả này đã được chuyển cho Việt Nam do giảm được 10,3 triệu tấn phát thải các-bon cho giai đoạn từ ngày 1 tháng 2 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019. Đây là khoản chi trả lớn nhất chưa từng có từ Quỹ FCPF cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh với chất lượng cao. Khoản tiền này sẽ mang lại lợi ích cho 70.555 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, được chia theo kế hoạch chia sẻ lợi ích rộng rãi được xây dựng qua quá trình tham vấn minh bạch với nhiều bên tham gia.

Là quốc gia có thể bán khối lượng giảm phát thải vượt trội cho bên thứ ba thông qua hiệp định song phương hoặc thị trường các-bon; Việt Nam có thể sử dụng các kết quả giảm phát thải vượt trội do quốc gia tự quyết định (NDC) hoặc giữ lại cho các mục tiêu về khí hậu. Viêt Nam đã thu được kết quả giảm phát thải vượt quá khối lượng đã ký hợp đồng với Quỹ FCPF.

W.B cho biết, trên Thế giới, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải từ Quỹ Đối tác Các-bon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới. Đây là khoản chi trả đơn lẻ lớn nhất chưa từng có từ Quỹ FCPF cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh có chất lượng cao.

Ý kiến của nhà quản lý và chính khách

Bình luận về những sự kiện diễn ra, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk cho rằng"Khoản chi trả mang tính bước ngoặt này đánh dấu thêm một bước để khẳng định Việt Nam có thể tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon toàn cầu và mở ra một cơ hội mới để tài trợ cho các cam kết và mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của các quốc gia", 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Thành công của chương trình REDD+ đưa Việt Nam đến gần hơn với việc thực hiện các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đầy tham vọng theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đồng thời bảo vệ các khu vực quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học”.

Hy vọng nhận xét của Ngân hàng thế giơi và các nhà quản lý sẽ là những tiền đề tốt dẹp để thực thi hiệu quả chương trình REDD+ ở nước ta./.