Bài viết mới nhất từ Thành Ý
Kinh tế xã hội Việt Nam từ góc nhìn ngân hàng thế giới
Trong cập nhật tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tháng 4 năm 2024, Ngân hàng Thế giới (W.B) nhận xét, Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp cùng xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng phát triển từ một nước nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình vơi GDP bình quân đầu người tăng gấp 6 lần trong chưa đầy 40 năm và tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD /người /ngày năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 4,2% trong năm 2020.
Nhờ nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khó khăn. Dựa vào nhu cầu toàn cầu gia tăng và niềm tin của người tiêu dùng (NTD), tăng trưởng GDP được dự báo sẽ phục hồi đạt mức trung bình trước đại dịch vào năm 2026. Bài viết đề cập đến diễn biến và triển vọng của nền kinh tế từ tầm nhìn của một định chế tài chính toàn cầu - Ngân hàng Thế giới (W.B).
Nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến Quốc gia từ góc nhìn chuyên gia qua toạ đàm đánh giá 63 cổng dịch vụ cấp tỉnh
Kỳ một
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN QUỐC GIA TIẾNG NÓI TỪ CÁC ĐIẠ PHƯƠNG
Cung cấp dich vụ công trực tuyến (DVCTT) là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược chuyển đổi số, kinh tế xã hội...
Rùa hồ Gươm với tình yêu say đắm của Người Hà Nội
Cứ mỗi độ gió heo may về, người Hà Nội thường nhớ về mùa thu Cách nạng với những chiến công trấn động địa cầu và Rùa hồ Hoàn Kiếm lại nổi cùng với truyền thuyết trả lại Gươm thiêng.
Chế phẩm sinh học diệt côn trùng hại rau hiệu quả
Nhu cầu sản xuất rau an toàn đòi hỏi sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế các chất hóa học độc hại trong phòng trừ sâu hại. Chế phẩm sinh học được phát triển chủ yếu dựa vào hoạt tính đơn chủng nên tác dụng còn hạn chế, việc thử nghiệm hỗn hợp chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis PAM32 (Bt) và các loại nấm như Metarhizium anisopliae PAM23, Heauveria bassiana PAM21 có khả năng diệt sâu hại cao. Nghiên cứu tác dụng tổng hợp của các chủng vi sinh vật là việc làm cần thiết để mở rộng trồng rau củ quả an toàn.
Hộ nông dân ở Việt Nam - Vấn đề trao đổi
Trong lịch sử phát triển kinh tế nước ta, dù ở thời kỳ nào vai trò của hộ nông dân đều rất quan trọng, bởi đó không chỉ là những “tế bào” trong xã hội mà còn là những đơn vị sản xuất đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình và toàn xã hội. Hộ nông dân là những chủ thể tiêu dùng đa dạng của nền kinh tế. Trước xu thế biến động nhanh chóng của kinh tế toàn cầu, cần nhận rõ những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất kinh doanh để có giải pháp mang tính đột phá, nhằm tạo động lực mới, cho kinh tế hộ nông dân phát triển. Trên cơ sở phân tích kiến giải của các nhà nghiên cứu thế giới, từ thực trạng kinh tế hộ nông dân nước ta và những chủ trương phát triển của Đảng và lãnh đạo Nhà nước. Bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản về hộ nông dân để trao đổi cùng bạn đọc.
Nông nghiệp đô thị Hà Nội trong xây dựng thành phố thông minh
Với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần của 2 tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc vào Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố lên tới trên 197.793 ha, chiếm 58,9% diện tích tự nhiên, dân số nông thôn có 4,3 triệu người với lực lượng lao động chiếm trên 56% tổng số lao động, đã đưa Thủ đô trở thành một địa phương sản xuất nông nghiệp lớn ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp mới chiếm 2,3% tổng sản phẩm (GRDP) và đáp ứng được từ 30% đến 65% nhu cầu của nhân dân Thành phố.
Triển vọng Năng lượng Đường đến phát thải ròng bằng không ở Việt Nam
Năm 2020, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam được bổ nhiệm làm phái bộ tiền tuyến xanh, phái bộ này đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ và Quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã phác họa hướng tương lai của Đan Mạch với tư cách là đối tác tích cực trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.
Niềm tin của doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam và vấn đề cần tháo gỡ
Được thành lập vào năm 1998, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là tiếng nói hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. EuroCham đại diện cho nhiều loại hình doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia, đóng vai trò chủ chốt trong việc định hình các cuộc thảo luận về chính sách, thúc đẩy thương mại và đầu tư, đồng thời củng cố quan hệ kinh tế giữa châu Âu và Việt Nam. Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EuroCham là một hiệp hội thương mại nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 1.400 công ty thành viên hoạt động như một ”hiệp hội của các hiệp hội", gồm chín Hiệp hội Doanh nghiệp Quốc gia Châu Âu.
Kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và triển vọng của năm 2024
Là nền kinh mở với tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trên GDP cao gấp gần 2 lần, sự phát triển của Việt Nam chịu ảnh hưởng bất lợi từ những biến động của kinh tế thế giới. Vào đầu tháng 7, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, tổng sản phẩm xã hội (GDP) của Việt Nam vẫn gia tăng trên 6,4%, tiếp tục là điểm sáng của kinh tế khu vực và thế giới. Bài viết tổng hợp những nét nổi bật trong xu thế phát triển này.
Chiến dịch biên giới chiến thắng lừng lẫy của quân đội nhân dân
Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950, còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, là một chiến dịch lớn trong Chiến tranh Đông Dương do Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện. Trên 74 năm đã trôi qua nhưng dấu ấn về chiến dịch đã mãi mãi không quên trong tâm trí của mỗi người dân đất Việt. Chiến dịch thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt-Trung đồng thời tiêu diệt sinh lực quân đồn trú Pháp, mở rộng căn cứ địa cách mạng và thử nghiệm chiến thuật đánh lớn. Bài viết tổng hợp những nội dung cơ bản của chiến dịch này.
Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3, một tổ chức tạo khả năng phục hồi và ổn định kinh tế của các quốc gia thành viên
Trong thông điệp đầu năm, Giám đốc Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3(AMRO) tiến sỹ Kouqing Li nhấn mạnh “Năm 2023 là năm đánh dấu bằng những thách thức đáng kể của kinh tế toàn cầu, bao gồm các điều kiện tiền tệ thắt chặt hơn, suy thoái thương mại toàn cầu và giá cả hàng hóa leo thang trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng. AMRO đã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khả năng phục hồi kinh tế, tài chính và sự ổn định của khu vực ASEAN+3”. Nhiều vấn đề về kinh tế xã hội khu vực đã được đặt ra, từ góc nhìn nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số nét cơ bản về tổ chức AMRO với hy vọng được trao đổi cùng bạn đọc.
Kinh tế vĩ mô Việt Nam giữa quý II năm 2024 - Những chuyển biến mới dưới góc nhìn của định chế tài chính toàn cầu
Bước vào năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn với tổng cầu suy giảm, đã tác động trực tiếp tới nhiều nền kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm; sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ cùng với sự chỉ đạo tập trung của các cấp, các ngành; sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi ổn định; lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều lĩnh vực quan trọng đều đạt mục tiêu đề ra.
Năng lượng tái tạo con đường ngắn nhất đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) ở Việt Nam
Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam - Đan Mạch (DEPP) là một chương trình hợp tác giữa Cục Năng lượng Đan Mạch và Bộ Công Thương Việt Nam, tiến hành từ năm 2013 giai đoạn một của chương trình thực hiện đến năm 2017 đã tập trung vào phát triển carbon thấp trong công nghiệp và toà nhà; giai đoạn hai triển khai từ năm 2017 đến năm 2020 hướng vào tiết kiệm năng lượng và tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện nhằm thiết lập mô hình dài hạn cho ngành năng lượng. Giai đoạn ba hiện tại của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Đan Mạch (DEPP III) được triển khai từ năm 2021 đến 2025 bao gồm hoạt động thúc đẩy điện gió ngoài khơi và hoạt động xây dựng các cơ chế khuyến khích nhằm tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp tại Việt Nam. DEPP III tiếp tục tập trung vào mô hình hóa các kịch bản năng lượng dài hạn với việc hình thành ấn phẩm Báo cáo Triển vọng Năng lượng được xuất bản định kỳ hai năm một lần.
Báo chí truyền thông Việt Nam trong phát triển kinh tế số
Trong khuôn khổ sự kiện thường niên của cộng đồng báo chí Việt Nam mang tên “Diễn đàn báo chí tháng 6 năm 2024” do Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Báo Vietnamnet và Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì, ngày 14/6/2024 tại Khách sạn Quân đội trên đường Đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế số”.
Ngân hàng phát triển Châu Á và Liên Việt Post Bank(LP bank) hỗ trợ phụ nữ trong hoạt động doanh nghiệp
Là một định chế tài chính đa phương, chịu trách nhiệm cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á hợp tác, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội bền vững, Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank: ADB) xác định phần lớn người nghèo là phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ phát triển được coi là biện pháp xóa nghèo.
Báo chí Việt Nam trong phát triển kinh tế số
Hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí đa phương tiện, 127 tờ báo, 670 tạp chí và 72 cơ quan phát thanh, truyền hình. Tuy khác nhau về loại hình nhưng phần lớn cơ quan báo chí đang sụt giảm về nguồn thu, nhất là các đài truyền hình và cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Nông nghiệp đô thị giải pháp xây dựng thành phố thông minh
Với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần của 2 tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc, diện tích đất nông nghiệp Hà Nội đã lên trên 197.790 ha, chiếm 58,9% diện tích tự nhiên và dân số nông thôn với trên 2,27 triệu lao động chiếm 56% lực lượng lao động toàn thành phố, giúp Hà Nội trở thành một địa phương có nền sản xuất nông nghiệp lớn ở đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp mới chiếm 2,3% tổng sản phẩm xã hội (GRDP) đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi về nông nghiệp trong xây dựng Thủ đô. Bài viết đề cập đến vấn đề đặt ra và giải pháp mở mang nông nghiệp đô thị của Thủ đô.
Diễn đàn Kinh tế Xanh Hà Nội 2023 – Tương lai phát triển bền vững ở Việt Nam
Giữ vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp châu Âu quan tâm đến thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn mở rộng hoạt động thị trường tại Châu Âu. EuroCham, là cầu nối lợi ích theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA). Với trên 1.400 thành viên, EuroCham là “hiệp hội của các hiệp hội” nước ngoài tiêu biểu, đại diện cho các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến các công ty đa quốc gia với trên 150.000 lao động. Tổ chức này giữ vai trò như một hiệp hội “bảo trợ”, 9 hiệp hội doanh nghiệp và các Phòng Thương mại và Công nghiệp của các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu ở Việt Nam. Sự đa dạng về tổ chức giúp EuroCham bảo vệ được lợi ích của nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp, đưa tiếng nói và tầm ảnh hưởng của họ lên cao.
Diễn đàn Toà nhà cao tầng của EuroCham Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi thảo luận về cuộc sống đô thị tương lai
Ngày 28 tháng 5 vừa qua, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) và Tiểu ban Xây dựng thuộc Euro Cham đã cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn Toà nhà cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện được Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống Đô thị thành phố hỗ trợ, đã quy tụ đông đảo các bên liên quan từ ngành xây dựng đến các quan chức Chính phủ để thảo luận về những thách thức và cơ hội phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam.